Tiết 23-Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Mục tiêu, yêu cầu
a. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nêu được nhiệt độ của 1 vật càng cao khi nhiệt năng của vật đó càng lớn.
- Nêu được tên 2 cách làm biến đổi nhiệt năng.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng.
b. Kĩ năng
- Học sinh tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Biết giải chính xác các bài toán về nhiệt năng và nhiệt lượng.
c.Thái độ
- Hưởng ứng bài học, chấp nhận những kết luận mà giáo viên đưa ra.
Người soạn : Phạm Thị Bích Trâm Giáo viên hướng dẫn:Châu Thị Thanh Hoài Ngày soạn: 19-02-1017 Ngày dạy:23-2-2017 Tiết 23-Bài 21: NHIỆT NĂNG I. Mục tiêu, yêu cầu a. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nêu được nhiệt độ của 1 vật càng cao khi nhiệt năng của vật đó càng lớn. - Nêu được tên 2 cách làm biến đổi nhiệt năng. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng. b. Kĩ năng - Học sinh tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. - Biết giải chính xác các bài toán về nhiệt năng và nhiệt lượng. c.Thái độ - Hưởng ứng bài học, chấp nhận những kết luận mà giáo viên đưa ra. II. Phương pháp lên lớp - Đặt vấn đề. - Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. - Đưa tình huống bế tắc. III. Chuẩn bị a. Giáo viên - Hệ thống kiến thức (câu hỏi vận dụng, củng cố,). - Giáo án b.Học sinh - Chuẩn bị bài cũ để kiểm tra miệng. IV. Lên lớp Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (2’) Nguyên tử, phân tử chuyển động như thế nào ? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ điều đó ? Bài học Giáo viên Học Sinh Ghi bảng HĐ1: Đặt vấn đề (1’) - Vào mùa đông để làm ấm đôi tay nhiều người hay xoa hai bàn tay vào nhau. Vậy tại sao việc xoa hai tay vào nhau thì có thể lại ấm lên được. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta sẽ cùng đi vào bài hôm nay. NHIỆT NĂNG. -Ghi bảng HĐ2: Nhiệt năng (10’) HỎI: áp dụng kiến thức cũ nhắc lại khái niệm động năng - Các vật được cấu tạo như thế nào? - Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên ? -Theo em thì nguyên tử, phân tử chuyển động thì sẽ có dạng năng lượng gì? -Có nhiều nguyên tử, phân tử cấu tạo nên 1 chất mà mỗi 1 nguyên tử phân tử có 1 động năng. Vậy cộng tổng các động năng của mỗi nguyên tử, phân tử lại được gọi là gì? - KL : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Vậy theo các em một vật đang đứng yên liệu có nhiệt năng hay không ?vì sao -Ở bài trước các em đã học chuyển động của nguyên tử, phân tử liên quan như thế nào đến nhiệt độ? -Ghi nháp trên bảng:Nhiệt độ cao->nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh->động năng lớn->nhiệt năng lớn (vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn) HỎI: vậy nhiệt độ với nhiệt năng có mối quan hệ như thế nào? - HỎI:Nếu đun nóng 1 cốc nước thì nhiệt năng của nước có thay đổi không ? Tại sao ? -Như vậy ta có thể rút ra kết luận : Nhiệt độ của vật càng cao chứng tỏ các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. -Vậy muốn thay đổi nhiệt năng thì phải thay đổi đại lượng nào? -Vậy có các cách thay đổi nhiệt năng nào ta cùng tìm hiểu phần II -Động năng là cơ năng của vật do chuyển động mà có. - Các vật được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. -Động năng -Nhiệt năng -Có nhiệt năng.vì các chất được từ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng->động năng->nhiệt năng. -Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh -Nhiệt độ càng cao -> nhiệt năng càng lớn. - Nhiệt năng của cốc nước thay đổi vì chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng dẫn tới động năng tăng và dẫn tới nhiệt năng của vật tăng. Bài 21 : NHIỆT NĂNG I. Nhiệt năng - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao chứng tỏ các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. - Mọi vật luôn có nhiệt năng. HĐ3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (10’) Ví dụ có 1 miếng đồng thì em hãy suy nghĩ các cách làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng( cụ thể) -Cho hoạt động nhóm Các em nên lưu ý rằng làm thay đổi nhiệt năng tương đương với việc làm thay đổi nhiệt độ của miếng đồng. ( Phát bảng phụ chia 4 nhóm. Các nhóm sẽ viết những cách mà các em nghĩ có thể làm thay đổi nhiệt năng miếng đồng). Các em có rất nhiều cách hay để làm thay đổi nhiệt năng miếng đồng. nhưng cô có một số cách điển hình sau đây. Cô chia các cách đó ra làm hai cột. Các em hãy nhận xét sự giống và khác nhau của các của hai cột này. Nói chung có 2 cách chính để làm thay đổi nhiệt năng đó là : Thực hiện công và truyền nhiệt - Dựa trên các phương án mà các em vừa đề xuất. Chúng ta sẽ chọn hai cách đại diện cho việc thực hiện công và truyền nhiệt làm TN để làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng. Yêu cầu HS trả lời C1,C2 - Chia lớp thành các nhóm. - Hoạt động nhóm. Đề xuất phương án để làm Thí nghiệm. + Cọ xát miếng đồng + Dùng búa đập nhiều lần vào miếng đồng. + Hơ nóng miếng đồng dưới đèn cồn hoặc dưới ánh đèn. + Phơi miếng đồng ngoài ánh nắng + Bỏ miếng đồng vào cốc nước nóng, nước lạnh. - Giống nhau : Đều làm thay đổi nhiệt năng của chiếc chìa khóa. - Khác nhau : Cột 1 : Chà xát miếng đồng, lấy búa đập => ta phải tác dụng công => thực hiện công. Thực hiện công có quá trình chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại. Cột 2 : Thả vào nước nóng, hơ nóng => miếng đồng tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn => miếng đồng nóng lên => nhiệt độ tăng => nhiệt năng tăng => cách truyền nhiệt. . II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng. - Việc thay đổi nhiệt năng tương ứng với việc thay đổi nhiệt độ của vật. Thực hiện công - Thực hiên công là ta phải tác dụng vào vật một công nào đó làm cho vật tăng hoặc giảm nhiệt độ và nhiệt năng. -VD: mài 1 thanh sắt xuống đất, kéo 1 thanh gỗ lên đỉnh dốc,... 2. Truyền nhiệt Khi vật tiếp xúc những vật có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nó khiến cho vật tăng hoặc giảm nhiệt độ và nhiệt năng là hình thức truyền nhiệt. -VD: Đun nóng 1 xông nước, hòa 1 cốc nước lạnh với 1 cốc nước nóng,... HĐ4: Nhiệt lượng (10’) - Cũng với miếng đồng nếu cho vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của chiếc khóa có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? - Như vậy thì nhiệt năng mất đi của miếng đồng đã biến đi đâu? Phần nhiệt năng của miếng đồng truyền vào cốc nước và không khí chính là nhiệt lượng. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.Đơn vị là jun. - Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm. - Nhiệt năng mất đi đã truyền vào cốc nước và không khí. III.Nhiệt lượng Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt Kí hiệu là Q Đơn vị là jun ( J ) HĐ 5: Tổng kết (3’) Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách : thực hiện công hoặc truyền nhiệt Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun ( J ) Lắng nghe IV.Tổng kết HĐ 6 : Vận dụng (4’) Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa +C3 +C4. Bổ sung thêm: xoa hai tay vào nhau là sự thực hiện công vậy theo con ta sẽ làm tăng nhiệt năng hai tay bằng hình thức truyền nhiệt như thế nào? +C5 C3:Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt C4:Chuyển từ cơ năng sang nhiệt năng.Đây là sự thực hiện công Chạm tay vào chén trà nóng. C5 Cơ năng biến đổi thành nhiệt năng của không khí, của quả bóng, mặt sàn. IV. Vận dụng 4.Giao nhiệm vụ về nhà (1’) - Học bài cũ. - Làm bài tập trong sách giáo khoa. - Tìm 2 ví dụ về cách thay đổi nhiệt năng bằng thực hiện công, 2 ví dụ về cách truyền nhiệt. -Chuẩn bị bài 22 Dẫn nhiệt
Tài liệu đính kèm: