Giáo án môn Vật lý 6 - Đỗ Hải Dương

1. Kiến thức:

Biết một số dụng cụ đo độ dài với giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo đó.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện được các kỹ năng xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng. Xác định được độ dài trong các tình huống thường gặp.

3. Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

B. Phương pháp- phương tiện:

1. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề; gợi mở; nhóm nhỏ

2. Phương tiện:

a. GV:

- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 2mm, tranh vẽ to bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.

b. HS:

 Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

 Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.

 

doc 70 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1622Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Đỗ Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm cho các nhóm. Hướng dẫn cách sử dụng lực kế để làm TN và yêu cầu HS điền vào bảng 13.1 và trả lời câu C1
Các nhóm thảo luận nhóm làm thí nghiệm và trả lời C1
HS: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét sửa sai
GV: Từ kết quả câu C1, GV yêu cầu học sinh làm câu C2 và C3
HS trả lời cá nhân câu C2 và C3
GV: Trong thực tế để khắc phục các khó khăn trên người ta thường làm gì?
Những dụng cụ như thế có tên gọi chung là gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các máy cơ đơn giản
GV cho HS xem các hình 13.4, 13.5 , 13.6 và giới thiệu các loại máy cơ đơn giản 
HS: Tham gia thảo luận nhóm + trả lời
Hoạt động 4: Vận dụng và ghi nhớ
GV:Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ
Yêu cầu HS đọc và làm câu C4
HS: Làm câu C4
GV: Yêu cầu HS đọc và làm câu C5, C6
HS: Cá nhân HS trả lời C5, C6
è Giáo dục hướng nghiệp: Các máy cơ đơn giản có ứng dụng rộng và làm công cụ lao động trong nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ bốc vác, thợ lái cần cẩu, tác dụng là làm giảm hao phí sức lao động và tăng năng suất.
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng:
1. Đặt vấn đề:
2. Thí nghiệm:
- Đo trọng lượng vật (P)
- Đo lực kéo (F)
C1:
Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật
3. Rút ra kết luận:
C2: ít nhất bằng..
C3:
Khó khăn: Trọng lượng vật lớn nên phải tập trung nhiều người, tư thế đứng kéo không thuận lợi (dễ ngã)
II. Các máy cơ đơn giản:
- Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
III. Vận dụng:
C4:
a).dễ dàng
b).máy cơ đơn giản
C5: Lực kéo cũa cả 4 người:
F = 4000 x 4 = 1600(N)
Trọng lượng của ống bê tông:
P =10.m = 10. 200 = 2000(N)
Lực kéo F < P vậy 4 người này không thể kéo được ống bê tông lên
C6: Ròng rọc trên đỉnh cột cờ, cái mở nút chai
IV. Củng cố: GV cho HS làm bài kiểm tra 15 phút
A. ĐỀ BÀI:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo lực là:
 A. Cân B. Bình chia độ C. Lực kế D. Thước dây 
Câu 2. Kéo trực tiếp vật có trọng lượng 10N lên cao theo phương thẳng đứng phải dùng lực như 
thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 10N 	B. Lực ít nhất bằng 11N
C. Lực ít nhất bằng 9N	 	D. Lực ít nhất bằng 100N
Câu 3. Nhóm máy móc nào sau đây là các máy cơ đơn giản:
A. Xe cần cẩu; mặt phẳng nghiêng; đòn bẩy	B. Đòn bẩy; máy cày; ròng rọc
C. Mặt phẳng nghiêng; ròng rọc; xe máy	D. Ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng 
Câu 4. Máy cơ đơn giản được chia làm mấy loại:
A. 2 loại 	B. 3 loại	C. 4 loại	D. 5 loại
Câu 5. Đâu là công thức tính trọng lượng riêng:
A. D = 	B. P= 10.m	C. D= 	D. d = 
II. TỰ LUẬN ( 5 điểm). 
Câu 6. Em hãy mô tả các cách đưa ống bê tông rơi ở dưới cống ( hình vẽ ở đầu bài)
-------------------------- Hết---------------------------
B. ĐÁP ÁN 
I. Trắc nghiệm(Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
A
D
B
D
Điểm
1
1
1
1
1
II. Tự luận:(5 điểm)
Câu 6: Mỗi cách được điểm:
- Cách 1: Bạt bớt bờ mương; dùng ván kê dưới và luồn dây vào ống bê tông để kéo( mặt phẳng nghiêng)	(2 điểm)
- Cách 2: Làm cần vọt ( như bập bênh): một đầu buộc vật; đầu còn lại kéo	( 2 điểm)
- Cách 3: Dùng ròng rọc ( như ròng rọc múc nước)	( 1điểm)
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
Đối với bài học hôm nay:
- Về nhà tìm; sưu tầm các máy cơ đơn giản trong cuộc sống và xếp chúng vào nhóm máy cơ đơn giản nào ( đòn bẩy; MPN; ròng rọc).
- Tìm đặc điểm chung của MCĐG đòn bẩy; MPN; ròng rọc
- Học ghi nhớ và làm tất cả các bài tập trong SBT/18
Đối với bài học tiếp theo: “Mặt phẳng nghiêng”
— Mặt phẳng nghiêng thường được dùng ở đâu?
— Tại sao lên dốc càng thoai thoải càng dễ lên hơn?
............................................................................
............................................................................
Bồ Lý, ngày tháng 12 năm 2014
Ký duyệt của Tổ KHTN
------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 06/ 12/ 2014
Ngày dạy: / 12/ 2014
	TIẾT 15
BÀI 14. MẶT PHẲNG NGHIÊNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tên các vật dụng thông thường có mặt phẳng nghiêng. 
- Nêu được tác dụng chung của mặt phẳng nghiêng là làm giảm lực kéo của lực. Nêu được tác dụng này trong thực tế.
2. Kỹ năng: 
Kỹ năng sử dụng mặt phẳng nghiêng phù hợp trong các trường hợp cụ thể và nêu được lợi ích của nó.
3. Thái độ: 
Biết ứng dụng những mặt phẳng nghiêng vào cuộc sống.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề; gợi mở; nhóm nhỏ; thực hành
2. Phương tiện: 
a. GV: 1 lực kế; 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa; 1 mặt phẳng nghiêng
b. HS: Dụng cụ học tập 
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra bài cũ: 
GV hỏi: Hãy kể tên của 1 số máy cơ đơn giản; tác dụng chung của chúng là gì?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng:
GV: Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không? Muốn làm giảm lực kéo vật phải làm tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván?
HS: Dự đóan+ tìm phương án kiểm tra
HĐ2: Học sinh làm thí nghiệm
GV giới thiệu dụng cụ và cách lắp dụng cụ thí nghiệm theo hình 14.2
Lưu ý cách cầm lực kế phải song song với mặt phẳng nghiêng, cách đọc số chỉ của lực kế. Chú ý ĐCNN.
HS: Trả lời câu hỏi – làm thí nghiệm theo nhóm.
GV:Để làm giảm độ nghiêng ta phải làm sao? 
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm điền vào bảng 14.1 và trả lời câu C2
HS làm thí nghiệm theo nhóm , điền kết quả vào bảng 14.1 và trả lời câu C2
HĐ3: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm
è Giáo dục hướng nghiệp: các máy cơ đơn giản có ứng dụng rộng và làm công cụ lao động trong nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ bốc vác, thợ lái cần cẩu, tác dụng là làm giảm hao phí sức lao động và tăng năng suất.
1. Đặt vấn đề: Như SGK
HS dự đoán
2. Thí nghiệm:
C2:Cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng:
+Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
+ Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng
+Vừa giảm chiều cao, vừa tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng
3. Rút ra kết luận:
- Dùng mặt phẳng nghiêng cóthể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
- Mặt phẳng càng nghiêng ít , thì lực kéo càng nhỏ
4. Vận dụng:
C3: Thềm nhà cao dùng mặt phẳng nghiêng dễ dắt xe lên hơn, tấm ván bắt lên xe tải dễ vận chuyển hàng lên hơn
C4:Dốc thoai thoải có độ nghiêng ít.
IV. Củng cố:
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5
C5: C F<500N. Vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiên của tấm ván sẽ giảm.
GV: Củng cố nội dung bài học: MPN giúp đưa vật nặng lên cao 1 cách dễ dàng nhưng phải đi q.đường dài hơn.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
* Đối với bài học hôm nay:
Về nhà học ghi nhớ và học bài; về đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
Về làm bài tập 14.1-> 14.4 SBT
* Đối với bài học hôm sau:
	- Đọc và chuẩn bị bài mới; có thể làm TN trước ở nhà để kiểm tra
............................................................................
............................................................................
Bồ Lý, ngày tháng 12 năm 2014
Ký duyệt của Tổ KHTN
Ngày soạn: 14/ 12/ 2014
Ngày dạy: / 12/ 2014
TIẾT 16
BÀI 15. ĐÒN BẨY
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được tên các vật dụng thông thường có đòn bẩy. Nêu được tác dụng chung của đòn bẩy là làm giảm lực kéo của lực. Nêu được tác dụng này trong thực tế.
2. Kỹ năng: Kỹ năng sử dụng đòn bẩy trong các trường hợp cụ thể và ghi rõ lợi ích của nó.
3. Thái dộ: Biết ứng dụng những đòn bẩy vào cuộc sống.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Gợi mở; nêu vấn đề; nhóm nhỏ
2. Phương tiện:
a. GV: 1 lực kế; 1 khối trụ kim loại có móc; 1 giá đỡ có thanh ngang chia độ dài; giá TN
b. HS: Dụng cụ học tập
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 	6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra bài cũ: 
GV hỏi: Nêu ví dụ về MPN; công dụng của nó
 So sánh độ nghiêng của MPN và trọng lượng kéo vật lên?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Cho HS xem hình 15.1. Nhắc lại tình huống thực tế giới thiệu cách giải quyết 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
GV: Cho HS quan sát hình 15.2,15.3
- Yêu cầu HS đọc phần I và cho biết:” Các vật được gọi là đòn bẩy đều có 3 yếu tố đó là những yếu tố nào?”
GV? Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó có được không ?
GV: Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời
GV cho HS xem hình 15.2 và 15.3 
 Yêu cầu học sinh trả lời Câu C1
HS: Trả lời cá nhân câu C1
GV: Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy và chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy trên dụng cụ đó
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS nắm vấn đề . Cho HS xem tranh hình 15.4 
Dùng lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
Để hiểu sâu vấn đề trên ta thí nghiệm để kiểm tra lại
GV: Phát dụng cụ cho học sinh, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, cách cầm lực kế để có kết quả chính xác
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm , điền kết quả vào bảng15.1
GV: Muốn F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
GV: Dưa vào kết quả thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu C3
HS trả lời cá nhân câu C3 
è Giáo dục hướng nghiệp: các máy cơ đơn giản có ứng dụng rộng và làm công cụ lao động trong nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ bốc vác, thợ lái cần cẩu, tác dụng là làm giảm hao phí sức lao động và tăng năng suất.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
- Mỗi đòn bẩy đều có:
Điểm tựa O
Điểm tác dụng của lực F1 là O1
Điểm tác dụng của lực F2 là O2
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề(SGK)
2. Thí nghiệm:
Chuẩn bị: SGK/48
Tiến hành:
- Đo trọng lượng của vật
- Đo lực kéo vật
3. Rút ra kết luận:
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
C3)Muốn lực nâng vật (1)..trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2)..khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật
IV. Củng cố:
GV yêu cầu hs đọc và tìm hiểu C4.C5.C6 SGK trả lời?
HS: C4 Kìm , kéo, xe đẩy.
C6) Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn buộc dây kéo xa điểm tựa hơn buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng vào cuối đòn bẩy.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
Về nhà học bài và học ghi nhớ; về làm các bài tập 15.1-> 15.4 SBT
Ôn tập chương I ( trừ bài Ròng rọc): làm đề cương ôn tập giờ sau ôn tập chuẩn bị KTHKI
............................................................................
............................................................................
Bồ Lý, ngày tháng 12 năm 2014
Ký duyệt của Tổ KHTN
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/ 12/ 2014
Ngày dạy: / 12/ 2014
TIẾT 17
ÔN TẬP 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn lại các kiến thức cơ bản về cơ học đã học từ đầu chương( từ bài 1 đến hết bài 15)
 - Biết áp dụng công thức giải bài tập. Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
2. Kỹ năng:
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng giải bài tập của học sinh. Biết áp dụng công thức giải bài tập. Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc và chuyên cần trong ôn tập.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Nêu giải quyết vđề; gợi mở; nhóm nhỏ
2. Phương tiện: SGK; SBT; tài tiệu tham khảo
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 	6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị đề cương ôn tập HS: Bảng phụ ghi bài tập của HS( phần I- Ôn tập/ Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học)
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) GHĐ của thước là độ dài 
b).của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
c) Khi dùng thước đo cần phải biết và...của thước. 
2. a) Mọi vật đều có
b) Khối lượng 1 chất chỉ ...chất chứa trong vật
c) ...là khối lượng của quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế ở Pháp
d) Người ta dùng để đo khối lượng
3.a) Gió tác dụng vào cánh buồm 1 lực
b) Con trâu tác dụng vào cái cày 1 lực ...
c) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu 1 lực 
4. Đổi đơn vị:
a) 0,05m3 = dm3= cm3
b) 2,5dm3=l = ml
5. a)Viết công thức tính khối lượng riêng? Giải thích các đại lượng, đơn vị đo trong công thức? 
 b) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 điều đó có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2:Giải bài tập
BT1. Một quả cầu bằng nhôm có thể tích 2500 dm3. Tính khối lượng quả cầu đó?
BT2. Một vật bằng sắt có m= 78kg; hãy tính thể tích của nó; biết rằng KLR của sắt là D= 7800kg/m3.
I. Lí thuyết:
1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
lớn nhất ghi trên thước
ĐCNN
GHĐ; ĐCNN
2. a) Khối lượng; b) lượng
 c) kilôgam; d) cân
3. a) đẩy; b) kéo; c) kéo
4. a)=50 dm3 = 50000cm3
 b)= 2,5 l = 2500 ml
5. a) Công thức: D = 
Trong đó: V: thể tích ( m3)
 m: Khối lượng (kg)
 D: Khối lượng riêng (kg/m3)
 b) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 điều đó có ý nghĩa là 1 mét khối nhôm nguyên chất có khối lượng là 2700kg
II. Bài tập:
BT1: Tóm tắt:
V = 2500dm3 = 0,0025m3
D= 2700 kg/m3
---------------------
m= ?(kg)
Giải:
Khối lượng của thỏi đồng:
m = D x V = 2700 x 0,0025= 6,75 (kg)
Đáp số: 6,75 (kg)
BT2. Thể tích của khối sắt:
 V= m/D = 78: 7800= 0,01 (m3)= 10dm3
IV. Củng cố:
- Ôn lại các kiến thức trọng tâm đã học từ tiết1- tiết 17( ôn thêm ở bài ôn tập chương I)
- Làm lại các dạng bài tập ( trong SGK- SBT)
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học lại phần đã học chuẩn bị thi học kì I
- Chuẩn bị dụng cụ học tập tốt để thi học kỳ I
............................................................................
............................................................................
Bồ Lý, ngày tháng 12 năm 2014
Ký duyệt của Tổ KHTN
------HỌC KỲ II------
Ngày soạn: 04/ 01/ 2015
Ngày dạy: / 01/ 2015
TIẾT 19
BÀI 16. RÒNG RỌC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nêu được tên các vật dụng thông thường có ròng rọc. Nêu được tác dụng chung của ròng rọc là làm giảm lực kéo của lực và đổi phương chuyển động. Nêu được tác dụng này trong thực tế.
2. Kỹ năng: 
Kỹ năng sử dụng ròng rọc phù hợp trong các trường hợp cụ thể và ghi rõ lợi ích của nó.
3. Thái dộ: 
Biết ứng dụng những ròng rọc vào cuộc sống.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Gợi mở; nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm
2. Phương tiện:
1 lực kế có GHĐ 5N; 1 khối trụ kim loại có móc nặng 2N; 1 ròng rọc cố định; 1 ròng rọc động 1 giá thí nghiệm
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 	6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra bài cũ: 
1/Kể tên các máy cơ đơn giản ?
2/Mô tả các đặc điểm của đòn bẩy. 
3/Khi sử dụng đòn bẩy, muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật phải đảm bảo điều đk?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
GV: Vẫn câu chuyện ở các bài học trước là ống bên tông nặng bị rơi xuống mương sâu. Một nhóm HS muốn đưa ống bê tông này lên bờ.
Để đưa ống bê tông lên ngoài các cách đưa: trực tiếp, dùng mặt phẳng nghiêng hoặc đòn bẩy ta có còn cách đưa nào khác không?
HS: Dự đoán
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc
GV: Giới thiệu chung về ròng rọc
GV cho hoc sinh xem ròng rọc và giới thiệu ròng rọc động, ròng rọc cố định. Cách phân biệt 2 loại ròng rọc này
GV: Ròng rọc có cấu tạo như thế nào?
GV: Thế nào là ròng rọc cố định? Thế nào gọi là ròng rọc động
HS: Trao đổi để trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách lắp thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm
Chia nhóm làm thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời câu C3
HS: Làm thí nghiệm nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả, điền vào bảng 16.1 và trả lời câu C3
HS: Các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai
Cho HS điền vào chỗ trống câu C4
GV: Cần lưu ý chỉ rõ ràng về lợi ích của từng ròng rọc như:
+ RR cố định: Có tác dụng làm đổi hướng lực kéo ( theo hướng có lợi từ trên xuống dưới để lợi dụng trọng lượng của người kéo- đu dây); độ lớn của lực kéo so với trọng lượng của vật là không đổi
+ RR động thì giúp ta lợi về lực so với khi kéo vật trực tiếp ( Fkéo < Pvật )
à Như vậy cả 2 ròng rọc đều có tác dụng giúp con người làm việc 1 cách dễ dàng hơn
Hoạt động 4: Vận dụng
Cho học sinh trả lời C5, C6, C7
Hs trả lời cá nhân câu C5,C6, C7
è Giáo dục hướng nghiệp: Các máy cơ đơn giản có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản suất và làm công cụ lao động trong nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ bốc vác, thợ lái cần cẩu, tác dụng là làm giảm hao phí sức lao động và tăng năng suất.
I. Tìm hiểu về cấu tạo của ròng rọc:
- Ròng rọc là 1 bánh xe quay được quay quanh 1 trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo
- Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm:
2. Nhận xét:
C3:
- Dùng ròng rọc cố định: Lực kéo vật có hướng từ trên xuống dưới. Trong khi đó vật lại chuyển động lên cao ( tức có lợi về hướng kéo vật), độ lớn của 2 lực như nhau
- Dùng ròng rọc động:Chiều của lực kéo so với hướng chuyển động của vật là không thay đổi, độ lớn của lực kéonhỏ hơn trọng lượng của vật ( được lợi về lực).
3. Kết luận:
C4:
(1) cố định
(2) động
4. Vận dụng:
C5:
Thí dụ: Ròng rọc trên đỉnh cột cờ, ròng rọc ở cần cẩu; ròng rọc múc nước ở giếng
C6: 
Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo( được lợi về hướng); dùng ròng rọc động được lợi về lực còn hướng không thay đổi
C7:
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động và ròng rọc động(hình b) có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn vừa được lợi về hường của lực kéo
IV. Củng cố:
GV: Ròng rọc có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại ròng rọc?
HS: Ròng rọc là 1 bánh xe quay được quay quanh 1 trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo
Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động
GV: Dùng ròng rọc có lợi như thế nào? 
HS: Dùng ròng rọc cố định: Chiều ngược nhau (đổi chiều) , độ lớn của 2 lực như nhau
 Dùng ròng rọc động:Chiều không thay đổi, độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Học bài; hoàn chỉnh các bài tập trong VBT
- Đọc có thể em chưa biết; làm bài tập 16.1- 16.4/SBT
- Đọc trước bài mới: Chương II: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
............................................................................
............................................................................
Bồ Lý, ngày tháng 01 năm 2015
Ký duyệt của Tổ KHTN
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Ngày soạn: 10/ 01/ 2015
Ngày dạy: / 01/ 2015
TIẾT 20
BÀI 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Mô tả được hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất rắn. Nhận biết được các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng: 
Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của chất rắn giải thích các hiện tượng có liên quan.
3. Thái dộ: 
Có ý thức nghiêm túc và đam mê học tập bộ môn 
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Gợi mở; nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm
2. Phương tiện:
Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại; một đèn cồn; một chậu nước; khăn lau khô, sạch.
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 	6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ vào nội dung bài học
III. Bài mới:
GV:
+ Giới thiệu chương II: NHIỆT HỌC.
+ Hướng dẫn học sinh xem hình ảnh tháp Epphen ở Pari và giới thiệu đôi điều về tháp này.( Epphen là tháp bằng thép cao 320m do kĩ sư người Pháp Epphen ( Eiffel, 1832 – 1923) thiết kế. Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại quãng trường Mars, nhân dịp Hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được dùng làm Trung tâm Phát thanh - Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp ).
- Quan sát tranh, đọc tài liệu phần mở đầu trong SGK.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
GV: Giới thiệu dụng cụ- Tiến hành thí nghiệm.
HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng .
+ Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không?( quả cầu lọt qua vòng kim loại )
+ Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu một hồi lâu thì quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại nữa không?( quả cầu không lọt qua vòng kim loại )
+ Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không?( quả cầu lọt qua vòng kim loại )
HS: Nhận xét hiện tượng theo gợi ý của GV
GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi. 
+ Câu C1: Tại sao sau khi bị hơ nóng , quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu nở ra khi nóng lên ).
+ C2. Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu co lại khi lạnh đi ).
* Hoạt động 2: Rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kết luận. 
HS khác nhận xét
GV: Chốt lại kết luận. 
+ C3. a/ Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
 b/ Thể tích quả cầu giãm khi quả cầu lạnh đi.
GV?Vậy chất rắn nở ra khi nào? và co lại khi nào? 
HS: Ghi kết luận vào vở.
* Hoạt động 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn. Vận dụng
GV: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không?
HS: Dự đoán
GV: Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100 cm.
HS: Đọc bảng và trả lời câu hỏi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
GV? C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôn nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt.
Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nêu thí dụ thực tế.
è GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP: sự nở vì nhiệt của chất rắn là nền tảng của những người chế tạo chi tiết máy móc, thiết kế cầu, đường ray xe lửa trong giao thông.
I. Thí nghiệm:
 Hình18.1 SGK / 58.
C1) Vì quả cầu nở ra khi nóng lênà thể tích của quả cầu tăng lên ( to hơn) nên không lọt quả vòng kim loại nữa.
C2) Vì quả cầu co lại khi lạnh đi à thể tích của quả cầu giảm đi ( nhỏ đi) nên nó lọt qua vòng kim loại
II. Kết luận.
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C3) (1) tăng 
 (2) lạnh đi
C4) Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôn nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
III. Vận dụng.
IV. Củng cố:
Chất rắn nở ra khi nào? Co lại khi nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_VL6_hai_cot.doc