Giáo án môn Vật lý 6 - Lực _ hai lực cân bằng

1/.MỤC TIÊU:

1.1.Về kiến thức:

- Nêu được các thí dụ về lực đẩy , lực kéo .và chỉ ra được phướng và chiều của các lực đó.

- Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng.

1.2.Về kĩ năng:

Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .

- Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy , lực kéo , phương ,chiều , lực cân bằng.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Lực _ hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:5 - Tiết 5 :
Ngày dạy:30/9/2015 LỰC _ HAI LỰC CÂN BẰNG
1/.MỤC TIÊU:
1.1.Về kiến thức:
- Nêu được các thí dụ về lực đẩy , lực kéo ..và chỉ ra được phướng và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng.
1.2.Về kĩ năng: 
Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm .
- Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy , lực kéo , phương ,chiều , lực cân bằng.
1.3.Về thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- HS nắm kiến thức và tìm được thí dụ về sự tồn tại của lực , 2 lực cân bằng.
3 /.CHUẨN BỊ :
 3.1.Gv:
1 Chiếc xe lăn.
1 Lò xo lá tròn.
1 Lò xo mềm , dài khoảng 10 cm.
1 Thanh nam châm thẳng .
1 Quả gia trọng bằng sắt , có móc treo
Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo và để treo quả gia trọng .
 3.2.Hs:xem trước bài,soạn bài và làm bài tập
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1/.Ổn định tổ chức và kiểm diện.1’
6A1:
6A2:
6A3:
6A4:
6A5:
4.2/.Kiểm tra miệng :5’
Hs 1:Người ta dùng gì để đo khối lượng?
Đơn vị của khối lượng là gì?
Trên vỏ bánh trung thu cĩ ghi 250g con số cĩ ý nghĩa gì?
Kể tên 1 số loại cân mà em biết?(10đ)
Hs 2: (câu hỏi dành cho hs giỏi)(10đ)
Người ta dùng cân
Là kilogam
259g chỉ lương chất tạo thành vật đĩ (bánh trung thu)
Mọi vật đều cĩ khối lượng.
Bt 1:cho 1 cân Robecvan trên 1 đĩa cân cĩ 1 quả cân 500g, 1 quả cân 200g, đĩa cân cịn lại cĩ con cá và 1 quả cân 50g.Hỏi khối lượng con cá là bao nhiêu?
BT 2:Cĩ 5kg đường, 1 cân Robecvan, 1 quả cân 100g. làm sao cĩ được 250g đường?
BT 1:Khối lượng con cá là: (500 + 200) -50 =650g
BT 2:Đặt quả cân 100g lên 1 đĩa cân,đĩa cịn lại đổ đương vào cho đến khi kim chi số 0 ta cĩ 100g đường,làm 
2 lần như thế ta được 200g đường. tiếp tục cân lần thứ ba được 100g đường, lấy 100g dường này đổ vào 2 đĩa sao cho địn cân thăng bằng,vậy mỗi đĩa là 500g. đổ chung 2 lần đường cân trước với 50g đường ta được 250g đường.
4.3/.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập :2’
GV Treo hình ở đầu bài để giới thiệu trong 2 người , ai tác dụng lực đẩy , ai tác dụng lực kéo lên cái tủ.Để trả lơiø câu hỏi trên , hôm nay chúng ta đi vào học bài mới đó là :
” LỰC _ HAI LỰC CÂN BẰNG “
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm lực:13’
Gv:Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng .Chú ý làm sao cho HS thấy được sự kéo , đẩy , hút ..của lực .
Hs:a/.Bố trí thí nghiệm như ở hình 6.1
Trong thí nghiệm 1 : về tác dụng giữa lò xo lá tròn và xe lăn Qua quan sát thí nghiệm 1, rút ra nhận xét :
 GV hướng dẫn HS cảm nhận bằng tay của mình sự đẩy của lò xo ean xe lăn, đồng thời quan sát sự méo dần của lò xo khi xe lăn ép mạnh dần vào lò xo .
Hs:b/.Bố trí thí nghiệm như ở hình 6.2
HS quan sát và trả lời câu C2 Qua quan sát thí nghiệm 2, rút ra nhận xét :
Hs:c/.Đưa từ từ 1 cực của thanh nam châm lại gần 1 quả nặng bằng sắt .(Hình 6.3 )
C3 : Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng 
C4 : Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Gv:Gọi 2,3 HS đọc kết luận 
Hoạt động 3 :nhận xét về phương và chiều của lực: 7’ 
Gv:Làm lại thí nghiệm như ở hình 6.1 và 6.2 
? Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều như thế nào ?
Hs: Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến cái cộc .
Gv: Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều như thế nào ? 
Hs: Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra .
Gv:Vậy mỗi lực có phương và chiều xác định 
C5 : Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3 .
Hoạt động 4 : nghiên cứu hai lực cân bằng: 15’
Gv:Cho hs Quan sát hình 6.4 .Đoán xem : sợi dây sẽ chuyển động như thế nào , nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn , yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau 
GV ví dụ : đội A ở bên trái
	 đội B ở bên phải
 GV đọc câu C6: và gọi HS trả lời 
Hs: Nếu đội A thắng thì dây sẽ chuyển động về phía bên trái.
- Nếu đội B thắng thì dây sẽ chuyển động về phía bên phải .
- Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì dây sẽ đứng yên ở giữa.
Gv: Nêu nhận xét về phương và chiều của 2 lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây .
Gv: Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Hoạt động 5 : vận dụng 5’
Gv: Hỏi HS và uốn nắn câu trả lời của các em 
C9:Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Hs: a): lực đẩy
	(b): lực kéo
I/.LỰC 
1/.Thí nghiệm:
C1: - Lò xo lá tròn tác dụng 1 lực đẩy lên xe lăn ( vì lò xò lá tròn bị ép lại , bị biến dạng thì có khuynh hướng dãn ra , đẩy ra )
-Xe lăn tác dụng vào lò xo lá tròn 1 lực ép (hay lực nén) làm lò xo bị biến dạng.
C2 : - Lò xo tác dụng lực kéo lên xe lăn (vì lò xo bị kéo ra nên có khuynh hướng co lại )
- Xe lăn tác dụng lực kéo lên lò xo làm cho lò xo bị biến dạng
C3 : Thanh nam châm đã tác dụng 1 lực hút lên quả nặng 
C4 : a	(1): Lực đẩy 
	(2) : Lực ép
 b	(3) : Lực kéo
	(4): Lực kéo 
 c	(5): Lực hút 
2/.Kết luận : SGK 	
II/.PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC:
Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến cái cộc .
Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra .
C5 : Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương xiên và có chiều ttừ trái sang phải (theo chiều làm TN)
III/HAI LỰC CÂN BẰNG :
C6 : 
- Nếu đội A thắng thì dây sẽ chuyển động về phía bên trái.
- Nếu đội B thắng thì dây sẽ chuyển động về phía bên phải .
- Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì dây sẽ đứng yên ở giữa.
C7: Phương của 2 lực mà 2 đội tác dụng vào sợi dây là phương ngang
Chiều của 2 lực 
+ Đội A: Chiều từ phải sang trái.
+ Đội B: Chiều từ trái sang phải 
C8 :	(1):cân bằng
	(2): đứng yên 
	(3) : chiều 
	(4) : phương 
	(5) : chiều
IV/.VẬN DỤNG
C9: 	(a): lực đẩy
	(b): lực kéo 
C10 : HS tự làm 
* Kết luận: SGK
4.4/.Tổng kết: 3’
Gv:Qua quan sát các thí nghiệm .
GV gọi 1 vài HS nhắc lại kết luận cuối bài .
GV giới thiệu phần có thể em chưa biết cho HS
Câu hỏi dành cho hs giỏi:
Một sợi dây buộc vào 2 dầu cây cung :
Cây cung đã tác dụng vào sợi dây những lực nào?phương và chiều của lực mà cây cung tác dụng vào sợi dây?
Đây cĩ phải là 2 lực cân bằng khơng?Tại sao?
Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
Nếu chỉ cĩ 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật đĩ vẫn đúng yên, thi 2 lục đĩ là 2 lục cân bằng,hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau cĩ cùng phương nhưng ngược chiều 
Cây cung đã tác dụng vào dây 2 lực kéo, lực kéo của cánh cung bên phải cĩ chiều từ trái sang phải. Cánh cung bên trái cĩ chiểu từ phải sang trái, cĩ phương nằng ngang.Hai lực này cùng tác dụng vào dây và dây nằm yên nên là hai lực cân bằng.
4.5/.Hướng dẫn hs học tập :2’
Đối với tiết học này:học thuộc ghi nhớ
- Về nhà làm bài tập : từ 6.1 đến 6.5 ở sách bài tập
 Đối với tiết tiếp theo: Chuẩn bị : xem trước bài “TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC “
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Khoi_luong_Do_khoi_luong.doc