Tiết 22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Năm học 2014-2015

 1. Kiến thức:

- HS nắm được : thể tích của một chất lỏng tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác học và chuẩn bị bài.

- Có thái độ hứng thú với bộ môn.

- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong công việc

* KT trọng tâm:

- Thể tích của chất lỏng tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạng đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2015
Ngày giảng: 19/01/2015
Tiết 22: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- HS nắm được : thể tích của một chất lỏng tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học và chuẩn bị bài.
- Có thái độ hứng thú với bộ môn.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong công việc 
* KT trọng tâm: 
- Thể tích của chất lỏng tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạng đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: mỗi nhóm 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh thẳng, 1 nút cao su đục lỗ, 1 chậu nhựa, nước có pha màu, 1 phích nước nóng.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
3. Ứng dụng CNTT: không
4. Nội dung ghi bảng: 
1. Làm thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên , nở ra..
C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại
3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau:
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác.
4) Rút ra kết luận
C4: a) Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
 b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
5. Vận dụng:
 C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
C6: Để tránh trường hợp khi nhiệt độ tăng nước ngọt trong chai nở ra làm bung nắp chai
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn, vì thể tích ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn
 Làm bài tập 18.4
Hoạt động 1: (2') Tổ chức tình huống học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
GV: Có thể tổ chức tình huống học tập một cách đơn giản bằng cách dựa vào mẫu đối thoại của An và Bình trong mở đầu SGK => Vào bài mới
Tình huống học tập
Hoạt động 2: (14') Làm thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HS: Làm việc theo nhóm:
- Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C1.
- Đọc câu hỏi C2, dự đoán, làm TN kiểm chứng và rút ra kết luận..
- Thảo luận nhóm và lớp về câu trả lời.
GV: HD và theo dõi HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Điều khiển lớp thảo luận.
Hoạt động 3: (5') So sánh sự nở vì nhiệt các chất lỏng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HS: Làm việc theo nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.Nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
GV: HD HS quan sát H19.3 SGK và có thể đưa ra các câu hỏi:
- Tại sao phải để 3 bình vào một chậu?
- Tại sao 3 bình phải giống nhau?
Làm th/ng với nước và rượu.
Hoạt động 4: (5') Rút ra kết luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
- HS đọc tìm hiểu nội dung câu C4
? Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống
- HS: Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
- GV: yêu cầu học sinh đọc nội dung câu C4
GV: Chốt lại phần kết luận
? Qua phần TN và các câu trả lời hãy cho biết các chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào
Hoạt động 5: (7') Vận dụng, củng cố.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của các câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu để trả lời các câu hỏi C5, C6, C7 (SGK)
GV: Cho HS thảo luận câu C7, thống nhất phương án trả lời
-> Chốt ý chính.
1 - 2 HS đọc phần nghi nhớ 
Hoạt động 6: (.....phút). Hướng dẫn về nhà
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
* Bài cũ: - Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập trong SBTVL6. (bài 19.1 -> 19.5)
- Tìm các ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong đời sống thực tế.
* Bài mới: Sự nở vì nhiệt của chất khí như thế nào?
IV. Rút kinh nghiệm:
	Nhận xét, đánh giá giờ học :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.doc