Giáo án môn Vật lý 6 - Lực kế - Phép đo lực. trọng lượng và khối lượng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế. Sử dụng lực kế để đo lực.

- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó, hoặc ngược lại.

2. Kỹ năng:

- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.

- Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.

3. Thái độ:

- Giáo dục sự tỉ mỉ, rèn tính sáng tạo và cẩn thận cho học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Lực kế - Phép đo lực. trọng lượng và khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 10/ 2014
Ngày giảng: 28-31/ 10/ 2014
TIẾT 10
LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế. Sử dụng lực kế để đo lực.
Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó, hoặc ngược lại.
Kỹ năng:
Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.
Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
Thái độ:
Giáo dục sự tỉ mỉ, rèn tính sáng tạo và cẩn thận cho học sinh.
CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án.
2.Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:
1 một lực kế lò xo.
Một sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vài cuốn sách giáo khoa với nhau.
1 xe lăn, 1 cung tên, 1 vài quả nặng.
3. Nội dung ghi bảng:
Tìm hiểu lực kế.
Lực kế là gì?
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Có nhiều loại lực kế. Lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
Có lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy.
 Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị (3) bảng chia độ
C2:
Đo một lực bằng lực kế.
Cách đo lực.
C3: (1) vạch đo (2) lực cần đo (3) phương 
Thực hành đo lực.
C4:
C5: Khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
III.Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
C6: 
m = 100g → P = 1N
m = 200g → P = 2N
m = 1kg → P = 10N
Công thức chỉ mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m.
Trong đó: P là trọng lượng của vật (N).
 m là khối lượng của vật (kg)
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp học : Kiểm tra sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5ph):
Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào?
Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào, chứng minh?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: (5 ph) Tổ chức tình huống học tập.
Đặt vấn đề : Nhìn vào 2 hình vẽ trong SGK: Làm thế nào để đo được lực mà dây cung đã tác dụng lên mũi tên? Hay: Tại sao đi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân.
-HS quan sát và dự đoán.
HOẠT ĐỘNG 2:(10ph): Tìm hiểu một lực kế.
Tìm hiểu lực kế.
Lực kế là gì?
GV yêu cầu HS đọc SGK và thông báo: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Có nhiều loại lực kế, trong bài này chúng ta nghiên cứu loại lực kế lò xo là loại lực kế hay sử dụng.
GV đưa lực kế cho HS xem.
GV thông báo: Có lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy.
Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
GV chia nhóm và phát lực kế lò xo cho các nhóm. Sau đó thống nhất câu trả lời C1.
GV gọi 1 HS đại diện của từng nhóm hoàn thành C1. HS nhóm khác, lắng nghe, nhận xét.
GV yêu cầu HS tìm hiểu lực kế, tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em (C2).
HS: nghe phần giới thiệu của GV, chú ý ghi vào vở.
HS quan sát cụ thể hình dáng chiếc lực kế của nhóm mình.
HS hoạt động theo nhóm: Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo. Điền vào chỗ trống trong câu C1.
1 HS đại diện cho 1 nhóm trả lời câu C1. Các HS còn lại lắng nghe để nhận xét.
HS các nhóm tìm hiểu GHĐ và ĐCNN lực kế của nhóm mình.
HOẠT ĐỘNG 3:(10ph): Đo một lực bằng lực kế.
Đo một lực bằng lực kế
Cách đo lực.
GV thông báo: Muốn biết cách dùng lực kế để đo lực. HS hoạt động nhóm hoàn thành phần điền từ vào chỗ trống C3.
Sau đó, GV gọi 1HS đại diện của 1 nhóm đứng dậy trả lời. Yêu cầu các HS nhóm còn lại, lắng nghe để nhận xét.
Thực hành đo lực.
 Trước khi đo, GV yêu cầu HS nêu quy tắc đo và sau đó tiến hành đo: 
+ Xem GHĐ và ĐCNN của lực kế.
+ Điều chỉnh kim về vị trí số 0.
GV yêu cầu HS tiến hành đo trọng lượng của tập SGK Vật lí lớp 6 của nhóm mình. Sau đó so sánh giữa các nhóm (C4).
GV yêu cầu HS trả lời C5: 
Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế?
HS hoạt động nhóm hoàn thành câu hỏi C3.
1HS đại diện của nhóm hoàn thành phần điền từ. Số HS còn lại, lắng nghe, nhận xét.
HS lắng nghe
HS tiến hành thực hành đo lực theo yêu cầu của C4.
Sau khi thực hiện xong, suy nghĩ trả lời C5.
HOẠT ĐỘNG 4: (5 ph): Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
GV yêu cầu HS trả lời câu C6.
GV thông báo cho HS công thức chỉ mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m.
 P là trọng lượng của vật (N).
 m là khối lượng của vật (kg)
HS hoàn thành C6:
m = 100g → P = 1N
m = 200g → P = 2N
m = 1kg → P = 10N
HOẠT ĐỘNG 5:(5ph): Vận dụng
GV yêu cầu HS hoàn thành C7, C9 và kiểm tra câu trả lời của HS.
HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
C7: Vì trọng lượng của một vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất, “cân bỏ túi” chính là một lực kế lò xo.
C9: m = 3,2 tấn = 3200kg
P =10.m =10.3200 = 32 000 N
4. Củng cố và dặn dò (5ph):
- Nhắc lại kiến thức: phần ghi nhớ SGK/35.
- Đọc phần: Có thể em chưa biết.
- Làm bài tập trong SBT bài 10.1 đến 10.4 .
- Đọc qua bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.
5. Rút kinh nghiệm bài dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 27 tháng 10 năm 2014
 BGH, kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Luc_ke_Phep_do_luc_Trong_luong_va_khoi_luong.doc