Giáo án môn Vật lý 6 - Trường THCS Bình Long

I. Mục tiêu:

 -Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.

-Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.

-Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.

-hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

II.Chuẩn bị: (Cho mỗi nhóm)

-Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.

-Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.

III.Nội dung các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Trường THCS Bình Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2015
Tiết số: 1
Bài 1: MỞ ĐẦU
(Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu:
	-Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.
-Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.
-Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.
-hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.
II.Chuẩn bị: (Cho mỗi nhóm)
-Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.
-Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.
III.Nội dung các hoạt động:
Tiết 1
A. Khởi động:
Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện
Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được
-YC: Xem hình 1.1 và quan sát những hoạt động của con người.
-Ghi lại ý kiến vào vở.
-GV: Thống nhất các câu trả lời của HS.
-GV: (Cá nhân) trình bày ý kiến của mình trước nhóm các câu hỏi sau:
+ Trong những hoạt động trên, hoạt động nào con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới?
+ Những hoạt động nào con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới gọi là những hoạt động gì?
+Muốn tìm tòi, khám phá ra cái mới, con người cần phải suy nghĩ và làm theo các bước nào?
-Giáo viên thống nhất lại các nội dung trả lời của học sinh.
-Nhóm: Trao đổi và ghi lại ý kiến vào vở sau khi xem hình 1.1.
a.Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm
b.Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên dòng kênh.
c.làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ
d.Lau sàn nhà.
đ.Đạp xe trên phố.
e.Điều khiển máy gặt lúa.
g. Hát mừng giáng sinh.
h. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.
-Cá nhân: Trả lời các câu hỏi trước nhóm.
+ Hoạt động: a, b, c, h.
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Làm theo quy trình nghiên cứu khoa học.
Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước sau:
(Vào phần hình thành kiến thức)
Tiết 2
B. Hình thành kiến thức:
Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện
Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được
-GV: Thông báo mục 1. như tài liệu HDH.
-GV: (nhóm) Yêu cầu học sinh xem hình 1.2 và trả lời câu hỏi a,b mục 2.
-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả tìm từ điền vào chỗ trống.
-GV: (Cá nhân) yêu cầu học sinh mô tả công việc (quy trình) vào bảng 1,1.
(6 bước)
-GV: Y/c học sinh quan sát biểu tượng ở hình 1.3 và đặt các bước tương ứng sao cho thích hợp.
-GV: Nhận xét, gợi ý.
-HS: (Nhóm) thảo thuận để trả lời câu hỏi a,b mục 2.
a.Nhiệt độ nước càng cao thì giọt nước mực hòa tan càng nhanh.
b.Nhiệt độ càng cao thì thể tích một lượng khí xác định càng tăng.
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hình 1.2.
-HS: Từ điền vào các chỗ trống:
+ nhanh
+ có nhiệt độ cao
+ càng cao.
+ càng lớn.
+ Nghiên cứu khoa học.
-HS: Ghi lại các bước thực hiện theo các bước vào bảng 1.1. (6 nội dung tương ứng)
-HS: Các bước tương ứng từ dấu “?” theo chiều kim đồng hồ).
-HS: Lắng nghe hoặc ghi chép những gợi ý.
Tiết 3
C. Luyện tập:
Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện
Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được
-GV: (Cặp đôi):
+Trả lời câu hỏi theo hình 1.4.
-GV: (Cá nhân)
Vẽ tóm tắc các bước quy trình nghiên cứu khoa học vào vở.
-HS: (Cặp đôi)
Xem hình 1.4 và trả lời:
c) Làm thí nghiệm.
d) Phân loại sản phẩm nghiên cứu.
-HS: (Cá nhân)
-Tiến hành vẽ tóm tắc sơ đồ NCKH vào vở.
(1)Xác định vấn đề nghiên cứuà(2)Đề xuất giả thiếtà (3)Tiến hành thí nghiệmà (4)Phân tích số liệuà(5)Rút ra kết luậnà(6)Báo cáo kết quả.
-GV: (Nhóm)
+ Thực hiện xây dựng phương án nghiên cứu khoa học để trả lời vấn đề câu hỏi đặt ra là loại giấy thấm nào hút được nước nhiều nhất?
-GV: Nhận xét, gợi ý.
-HS: (Nhóm)
+ Học sinh thực hiện xây dựng phương án nghiên cứu khoa học để trả lời vấn đề câu hỏi đặt ra là loại giấy thấm nào hút được nước nhiều nhất?
+ Thảo luận, trao đổi với bạn để thống nhất ý kiến trong nhóm.
-HS: Lắng nghe hoặc ghi chép những gợi ý.
D. Vận dụng:
Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện
Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được
-GV: (chia sẻ)
+ Hãy tự tìm kiếm trên mạng internet, trao đổi với người thân để kể cho bạn trong lớp biết về một thành tựu nghiên cứu khoa học mà em biết?
+ Viết tóm tắt nội dung trên ra giấy, chia sẻ với các bạn qua: “góc học tập” của lớp.
-HS: (Chia sẻ)
+ Thực hiện ở nhà với người thân.
+ Thực hiện qua: “góc học tập” của lớp.
(Có thể thành tựu trong y học, trong giao thông vận tải, trong nông nghiệp, công nghiệp )
E. Tìm tòi mở rộng:
Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện
Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được
-GV: (Chia sẻ)
+ Yêu cầu học sinh thưc hiện nội dung 1.
+ Thực hiện nội dung 2 để chia sẻ với các bạn bằng bài viết gửi vào góc học tập của lớp.
-HS: (Chia sẻ)
+ Nội dung 1: Như Bóng đèn điện, Quạt, Tủ lạnh 
+ Nội dung 2: Nước vôi trong hóa đục, Nước có vị cam, bông hồng bạch có màu của màu cốc nước.
IV. Hình thức, công cụ kiểm tra-đánh giá, phụ lục:
- Đánh giá trên lớp.
- Đánh giá bằng quan sát, nhận xét cá nhân và nhóm.
- Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập.
- Đánh giá thông qua sản phẩm cụ thể: (mô tả công việc học sinh làm theo các bước trong bảng 1.1)
V. Dặn dò:
	-Tìm hiểu nội dung bài 2: “Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm” để chuẩn bị cho tiết sau.
	-Thực hiện các yêu cầu mục vận dụng và tìm tòi mở rộng cuối bài 1 theo hướng dẫn.
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_vnen_lop_6_mon_KHTN.doc