Giáo án môn Vật lý 7 - Trường THCS Phong Hoá

I – Mục tiêu:

 - Biết được mắt ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

 - Biết được ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đi vào mắt.

 - Phân biệt và so sánh được: Nguồn sáng và vật sáng.

II – Chuẩn bị:

- Một hộp kín như mô tả của SGK.

- Bóng đèn dây tóc, nguồn, dây nối.

III – Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1 phút)

 - Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

2. Tổ chức tình huống học tập: (5 phút)

- GV yêu cầu HS xem trang ở đầu chương, tìm chữ viết trên tờ giấy.

- HS có thể trả lời là MÍT hoặc TÌM. GV khẳng định chữ đúng là TÌM.

- Những HS trả lời sai sẽ thắc mắc. GV dẫn vào chương và bài.

3. Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng: (12 phút)

 

doc 75 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 - Trường THCS Phong Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bảng 2, yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi:
? Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB?
? Độ to của âm có thể làm điếc tai là bao nhiêu dB?
- Lắng nghe, ghi chép.
-> 40 dB.
-> 130dB.
II – Độ to của một số âm:
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu dB).
* Độ to của một số âm:
	(SGK)
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (8 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C4, 5, 6, 7. Nhận xét bổ sung các câu trả lời.
* Củng cố bài học:
- Yêu cầu HS tự đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Thế nào là biên độ dao động? Đơn vị đo độ to của âm?
? Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
* Nhiệm vụ về nhà:
Tất cả các BT trong SBT.
 Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
III – Vận dụng:
C4: Khi gảy mạnh tiếng đàn sẽ kêu to, vì biên độ dao động của dây đàn lớn.
C5: Sợi dây đàn ở hình trên có biên độ dao động lớn hơn sợi dây đàn hình dưới.
C6: Khi phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn.
Khi phát ra âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa nhỏ.
C7: Khoảng từ 50dB đến 70dB.
Bài 13
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I – Mục tiêu:
	- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
	- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
II – Chuẩn bị:
Mỗi nhóm HS:
- 2 trống có giá đỡ và 1 dùi.
- 1 bình đựng nước.
- 1 nguồn phát âm vi mạch.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Thế nào là biên độ dao động?
	- Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu?
	- Khi nào vật phát âm to, khi nào vật phát âm nhỏ?
2. Tổ chức tình huống học tập: (3 phút)
GV nêu vấn đề: Ngày xưa các hiệp khách thường áp tay xuống đất để nghe thấy tiếng vó ngựa đuổi theo. Trong chiến tranh, các chú bộ đội cũng đã đặt tay xuống đất để nghe tiếng chân của địch. Vậy tại sao khi đứng ta không nghe được mà cần phải áp tay xuống đất? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
3. Nghiên cứu môi trường truyền được âm: (27 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của SGK.
? Hiện tượng gì xảy ra khi gõ mạnh một tiếng vào một mặt trống?
— Yêu cầu HS trả lời C1, C2.
— Gọi đại diện vài nhóm đọc trả lời, học sinh khác bổ sung.
— Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như hình 13.2.
? Bạn B hay bạn C nghe thấy tiếng gõ của bạn A?
? Tại sao bạn B nghe không rõ (có khi không nghe) như bạn C?
? Nhận xét gì về 2 môi trường truyền âm trong trường hợp này?
— Yêu cầu HS đọc SGK và làm thí nghiệm như hình 13.3.
— Yêu cầu học sinh lắng nghe âm phát ra.
— Cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời C4.
@ Mô tả thí nhiệm như hình 13.4 SGK, hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời C5.
— Yêu cầu học sinh tự hoàn thành kết luận.
— Gọi một vài học sinh phát biểu kết luận, các học sinh khác lắng nghe và nhận xét.
— Yêu cầu học sinh tự đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời C6.
@ Đọc SGK và tìm hiểu cách thực hiện thí nghiệm.
à Quả cầu bấc 2 bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
à Dựa vào hiện tượng quan sát được để trả lời.
à Đọc SGK và tìm hiểu cách thực hiện thí nghiệm.
à Bạn C, bạn B nếu có thì chỉ nghe nhỏ.
à Bạn B ở xa, bạn C có môi trường rắn truyền âm.
à Môi trường rắn truyền âm tốt hơn không khí
à Đọc SGK, thực hiện thí nghiệm như yêu cầu SGK.
- Lắng nghe âm thanh phát ra từ vi mạch.
D Thảo luận nhóm.
à Lắng nghe mô tả thí nghiệm của GV, thảo luận trả lời câu hỏi.
à Tìm từ thích hợp điền vào.
à Phát biểu kết luận, HS khác lắng nghe và nhận xét.
à Thảo luận nhóm để trả lời.
I – Môi trường truyền âm:
* Thí nghiệm:
1. Sự truyền âm trong chất khí:
C1:
- Quả cầu bấc treo gần trống 2 bị rung động và lệch khỏi vị trí ban đầu hiện tượng đó chứng tỏ âm thanh được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2.
C2: Biên độ dao động của quả cầu bấc 2 nhỏ hơn quả cầu bấc 1.
Vậy độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm.
2. Sự truyền âm trong chất rắn:
C3: Âm truyền đến tay bạn C qua môi trường rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng:
C4: Âm truyền đến tay qua những môi trường lỏng, rắn, khí.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
C5: Thí nghiệm chứng tỏ âm không truyền qua chân không.
* Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như: rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
5. Vận tốc truyền âm:
C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
4. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (10 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS thảo luận và trả lời trả lời C7, C8, C9, C10.
? Giải thích tại sao khi bơi lặn dưới nước, người ta vẫn có thể nghe tiếng động dưới nước hoặc tiếng người nói to trên bờ.
? Môi trường truyền âm nào là nhanh nhất.
— Gọi vài học sinh đọc phần ghi nhớ.
& Củng cố bằng các câu hỏi.
+ Môi trường nào truyền được âm, không truyền được âm?
+ So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
H Bài tập 13.1, 13.2, 13.3 SGK.
à Thảo luận nhóm.
à Âm truyền qua nước đến tay người thợ lặn dưới nước.
à Môi trường rắn.
à Đọc ghi nhớ SGK.
II – Vận dụng:
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tay ta nhờ môi trường không khí.
C8:
- Khi bơi dưới nước chúng ta nghe thấy tiếng máy nổ trong nước.
- Người đi câu cá không thể câu được cá khi có người đến gần bờ.
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10: Họ không thể nói chuyện bình thường vì bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ đồ bảo vệ.
Bài 14
PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I – Mục tiêu:
	- Mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
	- Nhận biết được 1 số vật phản xạ âm tốt và 1 số vật phản xạ âm kém.
	- Kể tên 1 số ứng dụng phản xạ âm.
II – Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình 14.1, 14.2 và 14.4.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Môi trường nào tryền được âm, môi trường nào không truyền được âm?
	- Môi trường nào truyền âm tốt?
	- Giải bài tập 13.1, 13.2, 13.3.
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
GV nêu vấn đề: Khi trời đổ mưa có kèm theo sấm chớp, ta thường nghe thấy có tiếng sấm rền. Tại sao lại có hiện tượng này, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
3. Nghiên cứu âm phản xạ và tiếng vang: (17 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS tự đọc mục I, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
? Em đã nghe thấy tiếng vang của mình ở những đâu?
? Khi nào thì ta mới nghe được tiếng vang?
à Thông báo kh.niệm âm phản xạ.
— Yêu cầu HS trả lời C1, C2.
- Theo dõi câu trả lời, chọn những câu trả lời đúng.
? Tại sao ở phòng to thì nghe được tiếng vang, ở phòng nhỏ thì không nghe?
— Yêu cầu HS đọc kết luận với những từ đã chọn. GV sửa chữa những sai sót.
D Đọc SGK và thảo luận nhóm.
à Mỗi HS sẽ đưa ra một phương án của riêng mình.
à Khi âm truyền đến gặp một mặt chắn rồi bị dội lại.
D Thảo luận nhóm để trả lời.
à Các phương án có thể có: nghe tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, cái lu, phòng rộng.
à Phòng to: âm phản xạ đến tai ta sau âm phát ra -> nghe thấy tiếng vang.
 Phòng nhỏ: âm phản xạ hòa cùng âm phát ra -> không nghe thấy tiếng vang.
I – Âm phản xạ - Tiếng vang:
 Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ
C1: 
- Ở vùng núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
- Trong phòng rộng. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội trở lại đến tai ta.
- Giếng nước sâu. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước giếng rồi dội trở lại đến tai ta.
C2: Ở ngoài trời, ta chỉ nghe được âm phát ra. Trong phòng kín, ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng 1 lúc nên nghe rõ hơn.
C3: a) Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.
b) Ta có: S=v.t
Quãng đường âm đi được từ khi phát ra đến khi vào tai ta để ta nghe được tiếng vang:
S = v.t = 340.1/15 = 22,6m
Vậy, khoảng cách giữa người và bức tường để nghe được tiếng vang là:
d = S/2 = 22,6/2 = 11,3m
*Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
4. Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: (7 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Cho HS quan sát hình vẽ và mô tả, thông báo kết quả thí nghiệm.
? Âm từ nguồn âm đã truyền đến tai như thế nào?
? Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
— Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C4.
à Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai.
à Những vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. Những vật mềm, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
D Thảo luận nhóm chọn đáp án đúng.
II – Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém:
 - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
 - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
C4:
 Vật phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
 Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (15 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.
& Củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Tiếng vang là gì? Các vật phản xạ âm kém và phản xạ âm tốt có đặc điểm gì? 
D Thảo luận nhóm.
H Làm tất cả BT trong SBT.
III – Vận dụng:
C5: Giúp hấp thụ âm tốt hơn để giảm tiếng vang, âm nghe rõ hơn.
C6: Hướng âm phản xạ từ tay vào tai để nghe rõ hơn.
C7: Âm từ tàu -> đáy biển: 1/2s.
Độ sâu của biển: 1500.1/2=750m.
C8: a, b, d.
Bài 15
CHỐNG Ô NHIỂM TIẾNG ỒN
I – Mục tiêu:
	- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
	- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
	- Kể tên được 1 số vật liệu cách âm.
II – Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình 15.1, 15.2 và 15.3.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Tiếng vang là gì?
	- Các vật phản xạ âm kém và phản xạ âm tốt có đặc điểm gì?
	- Giải bài tập 14.1, 14.2.
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống của chúng ta, âm thanh cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng có một số trường hợp, ta phải nghe thấy những âm thanh gây phiền hà, không mong muốn và cảm thấy khó chịu. Và chúng ta nói những âm thanh đó là tiếng ồn. Tiếng ồn lớn và kéo dài sẽ gây ra những tác hại rất xấu đối với con người. Cách nào để hạn chế bớt những tiếng ồn? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này.
3. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn: (8 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C1.
? Hình nào thể hiện tiếng ồn làm ảnh hưởng sức khoẻ và sinh hoạt của con người? Vì sao?
— Gọi đại diện vài nhóm trả lời và nhóm khác cho nhận xét.
— Yêu cầu HS tự kết luận và gọi HS đọc câu kết luận của mình. Các HS khác bổ sung nếu cần.
D Quan sát hình vẽ và thảo luận nhóm.
à Hình 15.2 và 15.3.
à Cử đại diện trả lời.
à Hoàn thành kết luận. Nhận xét kết luận của HS khác để thống nhất kết luận.
I – Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
C1: 
- Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
- Hình 15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
* Kết luận:
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.
C2: Trường hợp b và d.
4. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: (22 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS đọc những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và hoàn thành C3:
? Tác động vào nguồn âm bằng biện pháp nào để giảm tiếng ồn?
? Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm?
? Làm thế nào để ngăn chặn không cho âm truyền đến tai?
— Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C4..
D Đọc SGk và thảo luận nhóm, rút ra câu trả lời vào bảng C3.
à Cấm bóp còi inh ỏi.
à Trồng cây xanh quanh nơi sống và sinh hoạt.
à Xây tường chắn, đóng cửa, làm cửa cách âm
D Thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời.
II – Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
C3:
1) Cấm bóp còi
2) Trồng cây xanh
3) Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa
C4:
a) Vật liệu dùng để ngăn chặn âm: gạch, bêtông, gỗ
b) Vật liệu dùng để cách âm: kính, lá cây
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (9 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.
& Tổng kết và củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Khi nào xảy ra ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu những biện pháp chính để chống ô nhiễm tiếng ồn? 
H Làm tất cả BT trong SBT, xem lại kiến thức cả chương để ôn tập tổng kết chương.
D Thảo luận nhóm.
à Chọn câu d.
à Trả lời các câu hỏi.
III – Vận dụng:
C5: Những biện pháp:
- H15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc, tiếng ồn máy phát ra không quá 80db. Người thợ cần bịt tai lúc làm việc
- H15.3: Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường, trồng cây xung quanh
C6: Tuỳ theo HS.
Có hai cách chống ô nhiễm tiếng ồn : 
1- Cách thụ động : dùng các vật liệu hấp thụ âm để ngăn cản âm thanh như vải, nhựa xốp 
2- Cách tích cực : tạo ra các sóng âm để triệt tiêu âm thanh truyền đến. Mũ cách âm hiện đại dùng phương pháp này. 
Em có chiếc chuông, nhưng kêu lớn quá, gây khó chịu cho hàng xóm. Sau đây là một số giải pháp giảm bớt âm thanh của chiếc chuông đó. 
1- Bấm vào nút chuông thật nhẹ.
2- Dùng vải quấn quanh chuông. 
3- Thay bằng một chuông khác. 
Em hãy nêu ý kiến của mình về các biện pháp trên?
Bài 17
SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I – Mục tiêu:
	- Mô tả được hiện tượng hoặc thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
II – Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm:
	+ 1 thước nhựa dẹt và 1 thanh thủy tinh hữu cơ.
	+ 1 mảnh nilông.
	+ 1 mảnh vải khô.
	+ 1 mảnh kim loại.
	+ 1 bút thông mạch.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1 phút)
	- Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
GV nêu vấn đề: Hằng ngày, chúng ra sử dụng điện trong sinh hoạt, thường nghe nói về điện: điện giúp đèn sáng, quạt máy có thể quay làm mát... Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của điện là gì? Do đâu mà có điện? Điện có tác dụng gì? Sử dụng điện thế nào cho an toàn?
3. Nhận biết vật bị cọ xát có tính chất hút các vật khác: (8 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu các nhóm trình bày các dụng cụ mà nhóm mình đang có.
— Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện thí nghiệm như yêu cầu H17.1a và H17.1b SGK.
— Gọi HS các nhóm nêu hiện tượng quan sát được qua thí nghiệm.
— Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
à Giới thiệu đồ dùng của nhóm mình đang có.
@ Tổ chức thí nghiệm như yêu cầu của SGK, quan sát và ghi nhận hiện tượng xáy ra.
à Nêu hiện tượng quan sát được,
D Thảo luận nhóm.
I – Vật nhiễm điện:
˜ Thí nghiệm 1:
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
4. Nhận biết vật bị cọ xát sẽ bị nhiễm điện: (15 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H17.2 SGK, gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
— Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra kết luận 2.
@ Các nhóm tổ chức thí nghiệm, quan sát hiện tượng, cử đại diện trình bày kết quả.
D Thảo luận nhóm.
˜ Thí nghiệm 2:
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Kết luận: Các vật sau khi bị cọ xát hút được các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. Ta nói các vật đã bị nhiễm điện hay mang điện tích.
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (9 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.
& Tổng kết và củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có tính chất gì? 
H Làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học sau.
D Thảo luận nhóm.
à Trả lời các câu hỏi.
II – Vận dụng:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát nhau à Chúng bị nhiễm điện à Tóc bị lược hút kéo thẳng ra.
C2: Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất.
C3: Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất.
Bài 18
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I – Mục tiêu:
	- Biết chỉ có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.
	- Biết được 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
	- Nêu được cấu tạ nguyên tử.
	- Biết vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron.
II – Chuẩn bị:
- Tranh vẽ mô hình đơn giản cấu tạo nguyên tử 18.4.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 bút chì vỏ gỗ.
+ 2 mảnh nilông
+ 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau có lỗ tròn để đặt vào trục quay.
+ 1 mảnh len và mảnh vải khô.
+ 1 thanh thủy tinh hữu cơ.
+ 1 trục quay.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
	- Vật bị nhiễm điện còn gọi là gì?
	- Vật bị nhiễm điện có tính chất gì?
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
GV nêu vấn đề: Ở bài học trước, ta đã biết có thể làm vật nhiễm đện bằng cách cọ xát và các vật nhiễm điện có thể hút các vật khác. Vậy trong trường hợp 2 vật cùng nhiễm điện đặt gần nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra giữa chúng? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này.
3. Nhận biết hai loại điện tích: (18 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm 1, hướng dẫn các nhóm khi khó khăn.
— Gọi 1 đại diện của nhóm nhận xét điều rút ra được từ thí nghiệm.
— Yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 2.
— Gọi 1 đại diện của nhóm nhận xét điều rút ra được từ thí nghiệm.
? Từ 2 thí nghiệm trên, ta rút ra được điều gì?
— GV thông báo quy ước, yêu cầu HS trả lời C1.
D Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
à Đại diện nhóm phát biểu nhận xét của nhóm.
D Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Cử đại điện trả lời nhận xét.
à Phát biểu kết luận.
D Các nhóm thảo luận trả lời C1.
I – Hai loại điện tích:
˜ Thí nghiệm 1:
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
˜ Thí nghiệm 2:
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
˜ Kết luận:
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
˜ Quy ước:
+ Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).
+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
4. Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử: (15 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
? Điện tích từ đâu mà có?
— GV thông báo về cấu tạo nguyên tử. Giải thích dựa trên hình vẽ.
à HS trả lời.
à Quan sát hình vẽ và chú ý lời giảng của GV.
II- Sơ lược về cấu tạo ng.tử:
1. Hạt nhân mang điện tích dương.
2. Hạt êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
3. Nguyên tử trung hòa về điện. Tổng điện tích âm của các êlectrôn trong nguyên tử có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử đó.
4. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (6 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.
& Tổng kết và củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Có mất loại điện tích? Cấu tạo nguyên tử? Vật nhiễm điện âm khi nào, nhiễm điện dương khi nào?
H Làm tất cả BT trong SBT
D Thảo luận nhóm.
à Trả lời các câu hỏi.
III – Vận dụng:
C2: Có. (+) ở hạt nhân, (-) ở e-.
C3: Vì các vật trung hòa về điện.
C4: Nhận: thước nhựa (-).
 Mất: mảnh vải (+).
Bài 19
DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I – Mục tiêu:
	- Biết được dòng điện là gì.
	- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện.
	- Nhận biết được các nguồn điện thường dùng với hai cực của nó.
	- Mắc được một mạch điện kín đơn giản.
II – Chuẩn bị:
- Một số nguồn điện thường dùng.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 nguồn điện (2 pin).
+ 1 bóng đèn pin.
+ 1 công tắc (khóa K).
+ Dây nối có vỏ các điện.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các điện tích.
	- Nêu cấu tạo nguyên tử?
	- Thế nào là vật mang điện âm, vật mang điện dương?
	- Giải BT 18.2.
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
GV nêu vấn đề: Có điện thật là có ích và thuận tiện. Các thiết bị trong nhà hiện nay dùng điện rất nhiều: đèn, quạt, nồi cơm điện, tivi Tất cả các thiết bị này chỉ hoạt động được khi có dòng điện chạy quay chúng. Vậy, dòng điện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
3. Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước: (12 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 19.1, đối chiếu một bên là dòng điện, một bên là dòng nước để xem các bộ phận có vai trò tương tự như nhau.
— Yêu cầu HS trả lời C1 và C2.
— Thông báo kết luận.
à Mảnh phim nhựa tương tự như bình đựng nước.
à Điện tích trên mảnh phim giống như nước trong bình.
à Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như ống thoát nước.
à Dòng điện tích chuyển qua bóng đèn tương tự như nước chảy qua ống.
à Cọ xát lần nữa để tăng thêm điện tích tương tự như đổ thêm nước vào bình.
D Thảo luận nhóm rút ra nhận xét. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
I – Dòng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_21_So_do_mach_dien_Chieu_dong_dien.doc