Giáo án môn Vật lý - Bài 5: Ánh của một vật tạo bởi gương phẳng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.

2. Kĩ năng:

- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

3. Thái độ:

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được (Hiện tượng trừu tượng)

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Chuẩn bị Cho mỗi nhóm 1 gương phẳng, 1 kính trong có giá đỡ và 2 viên phấn.

2. HS:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Bài 5: Ánh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05 Ngày soạn : 17-09-2015 
Tiết : 05 Ngày dạy : -09-2015
B ài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
2. Kĩ năng: 
- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được (Hiện tượng trừu tượng) 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: 
- Chuẩn bị Cho mỗi nhóm 1 gương phẳng, 1 kính trong có giá đỡ và 2 viên phấn. 
2. HS: 
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
R
7a1.. 7a2.. 7a3 7a4.. 7a5... 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hs1 : Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng .Xác định tia tới SI 	
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới:
- Y/c 1 học sinh đọc câu chuyện kể của Lan ở phần mở đầu bài, gọi một số hs nêu ý kiến của mình => Dựa vào các ý kiến khác nhau của hs GV đặt vấn đề : Cái mà lan thấy là ảnh của tháp nước phẳng lặng như gương. Để giải đáp thắc mắc của bé Lan chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- HS làm theo yêu cầu của GV và dưa ra ý kiến của mình
Hoạt động 2 : Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Cho hs bố trí thí nghiệm như hình 5.2 SGK và quan sát trong gương ? 
- Cho hs dự đoán ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?
 - Làm thế nào để kiểm tra dự đoán trên ?
- Hướng dẫn hs tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng đựơc trên màn chắn không? Lấy một tấm bìa dùng để làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra
- Qua TN em có kết luận gì ? 
+ Hãy điền vào chổ trống trong kết luận ?
- Bố trí thí nghiệm và quan sát thấy ảnh 
- Dự đoán : Là ảnh ảo
- Lập phương án kiểm tra 
-Tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo 
I . Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng : 
1.Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ?
C1: Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh aỏ. 
Hoạt động 3 : Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Cho hs bố trí thí nghiệm như hinh 5.3 ? 
- Tại sao thí nghiệm 5.3 lại thay gương phẳng bằng tấm kính trong ?
- Ta nhìn thấy được ảnh của vật ở bên kia tấm kính nhưng làm thế nào để so sánh được kích thước của ảnh và kích thước của vật mà không cần dùng thước đo ? 
- Cho hs tiến hành làm thí nghiệm và hoàn thành C2 ?
- Các nhóm nghiên cứu tài liệu, nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm. 
- Muốn kiểm tra chiều cao của ảnh có bằng chiều cao của vật ,ta có thể dùng thước để đo ảnh của vật , nhưng không thể lấy thước đo ảnh ở trong gương được . Do đó có thể dùng tấm kính có thể nhìn thấy được ảnh ở bên kia tấm kính .
- Dùng viên phấn thứ 2 có hình dáng , kích thước bằng viên phấn thứ nhất đưa ra sau gương để so sánh với ảnh của viên phấn thứ nhất .
C2: Kết luận độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật .
2.Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không ?
C2: Kết luận :Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật 
Hoạt động 4 : So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh 
của điểm đó đến gương :
- Cho hs quan sát hình 5.3. Đọc thông tin ở mục 3. Sau đó thảo luận trả lời câu C3 
(ở phần này GV hướng dẫn hs dùng tờ giấy gấp đôi để Kiểm tra ) ?
- Đọc thông tin, tiến hành làm thí nghiệm và hoàn thành câu hỏi 
C3 : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau 
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và k/c từ ảnh của điểm đó đến gương :
C3 : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau 
Hoạt động 5 : Giải thích sự tạo ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:
- Y/c hs quan sát hình 5.4 và hoàn thành công việc sau : 
+ Vẽ tia phản xạ ứng với tia SI và SK ?
+ Kéo dài hai tia phản xạ này để tìm giao điểm của chúng ,đó chính là ảnh S’ của S ?
+ Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’ ?
+ Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được trên màn ?
- Trước khi hs thảo luân GV thông báo : Một điểm sáng S có thể xác định bằng hai tia giao nhau xuất phát từ S , ảnh của S là giao nhau của hai tia phản xạ tương ứng . Muốn vẽ được ảnh S’ ta phải áp dụng định luật phản xạ ánh sáng hặc tính chất ảnh tạo bởi GP .
- Trên cơ sở hs trả lời câu hỏi trên y/c hs hoàn thành C4 ?
 S
 I K 
 S’
C4 : d. Mắt ta nhìn thấy ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt .;ảnh không hứng được trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở điểm S’ chứ không có ánh sáng thật đến điểm S’ 
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng : 
 C4: d. Mắt ta nhìn thấy ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt. ảnh không hứng được trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở điểm S’ chứ không có ánh sáng thật đến điểm S’ 
* Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. 
 S
 I K 
 S’
Hoạt động 6 : Vận dụng :
- Y/c hs trả lời câu hỏi C5 , C6, giải thích tình huống ở đầu bài?
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
III. Vận dụng :
C5 C6: HS tự làm 
IV. Củng cố : - Gọi một đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK ? 
V. Hướng dẫn về nhà : - Y/c hs đọc phần ghi nhớ SGK , đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Làm bài tập 5.1 đến 5.2 SBT
 - Xem trước bài thực hành để chuẩn bị các dụng cụ cho tiết tới.
VI. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_5_li_7.doc