Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 18 - Hai loại điện tích

Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

I - Mục tiêu :

 - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích và nêu được đó là 2 loại điện tích gì.

 - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện

 - Biết vật mang điện tích âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn.

 - Biết được trong thực tế người ta vận dụng được sự nhiễm điện của các vật để giữ môi trường trong sạch bảo vệ sức khỏe của con người.

II - Chuẩn bị :

 Đối với cả lớp : Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử (Hình 18.4 SGK trang 51).

 Đối với mỗi nhóm HS :

 - 2 mảnh nilông màu trắng đục cỡ 13cm  25cm.

 - 1 bút chì vỏ gỗ còn mới.

 - 1 kẹp giấy (hoặc kẹp nhựa).

 - 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20cm, tiết diện tròn, có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay.

 - 1 mảnh len cỡ 15cm  15cm.

 - 1 mảnh lụa cỡ 15cm  15cm.

 - 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ.

 - 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng.

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 18 - Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/______
Tuần 	
Tiết 21	
Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I - Mục tiêu :
 - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích và nêu được đó là 2 loại điện tích gì.
 - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện
 - Biết vật mang điện tích âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn.
 - Biết được trong thực tế người ta vận dụng được sự nhiễm điện của các vật để giữ môi trường trong sạch bảo vệ sức khỏe của con người.
II - Chuẩn bị :
 Đối với cả lớp : Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử (Hình 18.4 SGK trang 51).
 Đối với mỗi nhóm HS :
 - 2 mảnh nilông màu trắng đục cỡ 13cm Í 25cm.
 - 1 bút chì vỏ gỗ còn mới.
 - 1 kẹp giấy (hoặc kẹp nhựa).
 - 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20cm, tiết diện tròn, có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay.
 - 1 mảnh len cỡ 15cm Í 15cm.
 - 1 mảnh lụa cỡ 15cm Í 15cm.
 - 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ.
 - 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng.
III - Hoạt động dạy - học :
 1) Ổn định lớp : Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1. Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách nào?
2. Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Vật bị nhiễm điện còn gọi là gì?
3. Sửa bài tập 17.2,17.3, 17.4, 17.5, 17.7, 17.8, 17.9.
1. Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát.
2. + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
 + Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện tích.
3. 17.2. D.
 17.3. a) Khi chưa cọ xát thước nhựa, tia nước chảy thẳng.
 + Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).
17.4. Vì lớp áo khoác ngoài đã cọ xát với các lớp áo lót bên trong làm cho chúng bị nhiễm điện, nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô. Do đó khi cởi áo khoác ngoài, do hiện tượng phóng điện ta thường nghe những tiếng nổ lách tách nhỏ. Nếu trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti.
17.5. C 17.7. B. 
17.8. Sau khi bị cọ xát thước nhựa bị nhiễm điện nên nó có khả năng hút các vật nhẹ khác. Do đó, khi đưa đầu thước này lại gần 1 đầu thủy tinh thì nó sẽ hút thanh thủy tinh làm đầu thanh thủy tinh này quay lại gần thước nhựa.
17.9. Khi bị chải, các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát, nên khi các sợi vỉa hút lẫn nhau làm chúng dễ dính vào nhau và bị rối. Để khắc phục hiện tượng này, người ta dùng bộ phận chải được cấu tạo bằng chất liệu không làm các sợi vải bị nhiễm điện khi chạy qua nó.
 3) Giảng bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Nếu 2 vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
HĐ2: Làm TN1, tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng (10’)
Bây giờ, các nhóm sẽ tiến hành làm TN1 để tìm hiểu khi nào hai vật nhiễm điện hút nhau hay đẩy nhau.
 + Bước 1 trong TN1, các nhóm hãy kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên, quan sát hiện tượng xem chúng hút hay đẩy nhau.
 + Bước 2 trong TN1, các nhóm hãy trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn dùng miếng len cọ xát nhiều lần. Lưu ý: HS phài cọ xát 1 chiều với số lần như nhau, đóng bớt cửa để hạn chế ảnh hưởng của gió. Cọ xát xong, nhấc thân bút chì lên quan sát hiện tượng.
 + Bước 3 trong TN1, các nhóm hãy dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau, sau đó dặt một thanh lên trục quay tránh tay chạm vào chỗ đã cọ xát làm mất điện tích, rồi đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau và quan sát hiện tượng xảy ra
- Qua TN1 thấy được hai mảnh nilông hoặc hai thanh nhựa sẫm màu là hai vật như thế nào? Chất liệu làm những vật đó như thế nào? 
- Khi cọ xát, chúng có hiện tượng gì xảy ra?
- Thông báo: Hai vật làm cùng một chất bị cọ xát như nhau sẽ bị nhiễm điện giống nhau. Ta nói rằng chúng mang điện tích giống nhau cùng loại.
- Yêu cầu HS tìm từ thích hợp để điền vào nhận xét.
HĐ3: Làm TN2, phát hiện ra hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại (10 phút)
- Bây giờ, ta lấy hai vật làm bằng chất liệu khác nhau cọ xát bằng hai vật khác nhau để xem chúng hút hay đẩy nhau.
- Các nhóm hãy lấy thanh nhựa sẫm màu cọ xát bằng vải khô và đặt vào trục quay tránh tay chạm vào chỗ đã được cọ xát làm mất điện tích. Sau đó đưa đầu thanh thuỷ tinh đã được cọ xát bằng lụa lại gần thanh nhựa sẫm màu và quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh có cùng chất liệu không?
- Khi bị cọ xát, thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh có nhiễm điện giống nhau không? 
- Vậy chúng hút hay đẩy nhau?
- Yêu cầu HS tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn thành nhận xét.
- Thông báo: Nhiều TN khác đều chứng tỏ rằng hai vật mang điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau.
HĐ4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng (5’)
- Căn cứ vào những TN trên, ta có thể kết luận có bao nhiêu loại điện tích? Các vật mang điện tích như thế nào thì hút nhau, như thế nào thì đẩy nhau? 
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- Thông báo qui ước điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
Để phân biệt hai loại điện tích, người ta qui ước một loại điện tích gọi là điện tích dương, kí hiệu là dấu (+) và một loại điện tích gọi là điện tích âm, kí hiệu là dấu (-). Cụ thể là: điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). 
- Yêu cầu một HS nhắc lại điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích gì? Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào mảnh vai khô là điện tích gì?
Trong thực tế, ở các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. 
Làm thế nào để giảm tác hại này? 
Những vật tích điện đó là những tấm kim loại được treo trên cao.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.
HĐ5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (10’)
- Các vật nhiễm điện là các vật có mang điện tích, vậy các điện tích này từ đâu mà có? Các em hãy tự đọc phần II trong SGK trang 51 để tìm ra câu trả lời. 
- GV treo hình vẽ 18.4. Mọi vật xung quanh ta đều được cấu tạo từ các nguyên tử. 
+ Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử? 
+ Vì sao bình thường nguyên tử trung hoà về điện?
 + Êlectrôn có thể dịch chuyển như thế nào? 
- Vận dụng sự hiểu biết của mình về nguyên tử, HS đọc và trả lời C2.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
- HS làm bước 1 của TN1 dưới sự hướng dẫn của GV. Hiện tượng: Hai mảnh nilông không hút hay đẩy nhau.
- HS làm bước 2 của TN1 dưới sự hướng dẫn của GV. Hiện tượng: Hai mảnh nilông xoè ra.
- HS làm bước 3 của TN1 dưới sự hướng dẫn của GV. Hiện tượng: Hai thanh nhựa đẩy nhau.
- Hai vật đó giống nhau được làm cùng một chất liệu.
- Khi cọ xát, chúng đẩy nhau.
- HS hoàn thành nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được dặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- HS tiến hành làm TN2 theo sự hướng dẫn của GV. Hiện tượng: thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát thì hút nhau.
- Không cùng chất liệu.
- Không giống nhau.
- Chúng hút nhau vì hai thanh không mang điện tích cùng loại. Nếu hai thanh nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. 
- HS tìm từ thích hợp hoàn thành nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
- Có hai loại điện tích. Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
- HS hoàn thành kết luận: Có 2 loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- HS nhắc lại:
Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). 
Bố trí các vật tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và hút vào vật đó giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
- HS đọc và trả lời C1: Mảnh vải nhiễm điện dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải mang điện tích âm, còn mảnh vải mang điện tích dương.
- HS tự đọc phần II trong SGK trang 51.
- Mỗi nguyên tử bao gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hat nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện vì lúc này tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
- Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
- HS đọc và trả lời C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. 
- HS đọc và trả lời C3: Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, điện tích dương và điện tích âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn, mảnh vải mất bớt êlectrôn. Thước nhựa nhiễm điện âm, mảnh vải nhiễm điện dương. 
Tiết 21
Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I - Hai loại điện tích
Thí nghiệm 1
1. Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì nhấc lên : Không có hiện tượng gì xảy ra.
2. Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn dùng miếng len cọ xát nhiều lần. Cầm thân bút chì nhấc lên: Hai mảnh nilông xoè ra.
3. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một thanh lên trục quay, đưa đầu được cọ xát của thanh còn lại lại gần: hai thanh nhựa đẩy nhau.
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được dặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
Thí nghiệm 2
Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát thì hút nhau.
Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Kết luận: Có 2 loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Qui ước: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-). 
Quy ước:
Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). 
C1: Mảnh vải nhiễm điện dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải mang điện tích âm, còn mảnh vải mang điện tích dương.
II - Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Hình 18.4 : Mô hình đơn giản của nguyên tử.
- Mỗi nguyên tử bao gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hat nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện vì lúc này tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
- Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
III - Vận dụng
C2: Có . Các điện tích dương tồn tại trong ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. 
C3: Không vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, điện tích dương và điện tích âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn, mảnh vải mất bớt êlectrôn. Thước nhựa nhiễm điện âm, mảnh vải nhiễm điện dương.
 4) Củng cố : (1 phút)
	- Đọc ghi nhớ.
	- Đọc phần "có thể em chưa biết".
 5) Dặn dò : (1 phút)
	- Học ghi nhớ SGK trang 52.
	- Làm bài tập 18.1 đến 18.13 SBT trang 38, 39, 40.
	+ 18.3 cần nhớ qui ước có 2 loại điện tích và khi vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm.
	+ 18.4 cần nhớ lại kiến thức bài 17 và 18. Nếu hai vật cùng hút một vật thứ ba thì bạn Hải đúng. Nếu chỉ một trong hai vật này hút một vật thứ ba thì bạn Sơn đúng.
	+ 18.9. xem lại C4 để trả lời.
	+ 18.10. Nhớ lại qui ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa. Quả cầu bị hút về thanh thủy tinh có thể xảy ra mấy khả năng.
	+ 18.13. Thanh A bị nhiễm điện. Quả cầu chưa bị nhiễm điện đưa lại gần sẽ như thế nào nhớ lại kiến thức bài 17, 18.
	- Xem trước bài 19: Dòng điện - nguồn điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 18 (L7).doc