I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.
2. Kĩ năng
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3. Thái độ
- Nghiêm túc xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm
Tuần: 06 Ngày soạn: 27/09/2015 Tiết: 06 Ngày dạy: 02/10/2015 TIẾT 6-BÀI 6 LỰC MA SÁT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 2. Kĩ năng - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 3. Thái độ - Nghiêm túc xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV -1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN. - Tranh SGK. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước nội dung bài mới. III. Tổ chức các hoạt động dạy và học Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học. 8A1 Vắng:. 8A2Vắng:.. 8A3Vắng: P..KP. P..KP.. PKP.. 2. Kiểm tra bài cũ ? Quán tính là gì. Giải thích tại sao khi ô tô đột ngột rẽ trái, hành khách trên xe bị nghiêng về phía bên phải. 3. Tiến trình: Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt được Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - GV thông báo cho HS biết trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục bằng gỗ nên kéo xe bò rất nặng . Trong các ổ trục ,từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi ,dầu mỡ .Vậy ổ bi, dầu mỡ có tác dụng gì ?. Thì bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này. HS chú ý lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào có lực ma sát GV: cho HS đọc phần 1 SGK ? Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì. ? Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? ? Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống? GV: Khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì? ? Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống? - Yêu cầu HS trả lời câu C3 GV: Hãy so sánh cường độ lực ma sat lăn và lực ma sát trượt? GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK GV: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm như hình 6.1 ? Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên? GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kỉ thuật? HS: Thực hiện đọc. HS: Lực ma sát trượt. Khi vật này trượt lên vật kia. HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh. HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia. - Viên bi chuyển động trên sàn nhà, bánh xe đạp lăn trên mặt đường. HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn. HS: Độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn so với lực ma sát trượt. HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động. HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động. HS: - Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác. Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được I. Khi nào có lực ma sát 1.Lực ma sát trượt Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật. C1: Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe. Ma sát giữa trục quạt với ổ trục. 2.Lực ma sát lăn Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên bề mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy. C2 - Bánh xe và mặt đường. - Các viên bi với trục. C3: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn. Lực ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt. 3.Lực ma sát nghỉ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. C4 Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động. C5: Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng và không bị trượt xuống, khi đó tại mặt tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng nghiêng xuất hiện lực ma sát nghỉ giữ vật không bị trượt xuống. Hoạt động 3: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật ? Lực ma sát có lợi hay có hại. ? Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại? GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát? ? Hãy nêu một số lực ma sát có ích? HS: Có lợi và có hại. HS: Ma sát làm mòn giày ta đi, ma sát làm mòn líp của xe đạp HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ. HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật 1.Ma sát có thể có hại 2.Lực ma sát có thể ích Vậy đối với ma sát có lợi thì ta cần làm tăng ma sát. Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát. Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C8. ? Ổ bi có tác dụng gì? ? Tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ? HS: Tiến hành thảo luận nhóm. HS: Chống ma sát HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ họ III. Vận dụng C8: a,b,d Ma sát có ích (ma sát nghỉ) c,e. Ma sát có hại C9: Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát. Nhờ sử dụng ổ bi nên nó làm giảm được lực ma sát khiến cho các máy móc họat động dễ dàng. IV. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức chính của bài. Để nhận biết các loại ma sát cần dựa vào điều kiện nào? +Dựa vào điều kiện xuất hiện của ma sát cụ thể: -lực ma sát trượt xuất hiện khi có chuyển động trượt của vật này trên mặt vật khác. -Lực ma sát lăn xuất hiện khi có chuyển động lăn của vật này trên mặt vật khác. -Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng chuyển động( do có lực tác dụng) nhưng chưa chuyển động. Mở rộng: -lực ma sát luôn ngược hướng với hướng chuyển động của vật. -Lực ma sát lăn có giá trị nhỏ hơn ma sát trượt. -lực ma sát nghỉ luôn căn bằng với lực keo1theo phương song song với mặt tiếp xúc giữa 2 vật. V. Hướng dẫn về nhà Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Đọc phần “ Em có thể chưa biết”. VI. Rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: