Giáo án Mỹ thuật lớp 2 - Học kì 1 - Ngô Thị Minh Hiền

CHỦ ĐỀ 1: Tìm hiểu tranh theo chủ đề

MÙA HÈ CỦA EM ( 3 TIẾT)

 I. MỤC TIÊU:

- Phân tích và đánh giá được sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu được nội dung chủ đề, hình ảnh, màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.

- Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Lựa chọn được hoạt động yêu thích và tạo hình được dáng người phù hợp với hoạt động đó.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp:

- Liên kết học sinh với tác phẩm

- Sử dụng quy trình: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn

2. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên

- Sách học mĩ thuật lớp 2.

- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:

+ Tranh thiếu nhi.

+ Cách kí họa dáng người.

2. Học sinh

- Sách học mĩ thuật 2.

- Giấy vẽ, bìa cứng, màu vẽ, hồ dán, bút chì, .

 

doc 18 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật lớp 2 - Học kì 1 - Ngô Thị Minh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà mình thực hiện về cả hình, màu và cảm nhận của cá nhân khi vẽ dáng người hoạt động.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá sau hoạt động : 
- Em hãy nêu cảm nhận của mình sau khi làm được sản phẩm ?
GV chốt ý
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Học sinh quan sát
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận trả lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS lắng nghe
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm theo các câu hỏi
- Các nhóm lên trả lời phần thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Hs thực hành cá nhân
- Hs trả lời
TIẾT 2
( 35’)
. Khởi động : ( 3’) Kiểm tra bài cũ.
B. Nội dung chính : Tạo hình 3D
1. Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu :
- Yêu cầu Hs quan sát hình 1.4, 1.5, 1.6 để tham khảo cách thực hiện bức tranh tập thể.
- Gợi ý Hs lựa chọn các hình ảnh bằng các câu hỏi mở :
+ Em sẽ lựa chọn những hình ảnh nào trong kho hình ảnh để thể hiện nội dung nhóm em lựa chọn ?
+ Em sẽ sắp xếp hình ảnh chính ở vị trí nào của tờ giấy?
+ Nhóm em sẽ vẽ thêm khung cảnh g
- Yêu cầu Hs thảo luậìcho bức tranh thêm sinh động ?
GV chốt ý
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện :
- Hướng dẫn Hs cách tạo bức tranh tập thể
- Gợi ý Hs hình thành ý tưởng bức tranh theo nhóm.
- Cho Hs xem thêm các sản phẩm khác.
GV chốt ý : 
3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành.
Yêu cầu Hs làm theo nhóm
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét : 
- Gợi ý Hs nhận xét tranh nhóm mình, nhóm bạn.
- GV chốt ý
- Hs quan sát
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs làm việc theo nhóm
- Hs nhận xét
Tiết 3
35’
Khởi động: ( có thểbằng cách cho HS hoàn thiện tiếp SP của HĐ trước)
HĐ 1:Tìm hiểu cách thực hiện bức tranh/sp tạo hình của nhóm
- Đặt câu hỏi gợi mở để Hs tìm hình thức trình bày sản phẩm dựa vào đó Hs có thể đóng vai, thuyết trình,
- Cho Hs thảo luận nhóm để hỗ trợ.
HĐ 2:Thực hành sản phẩm nhóm
- Yêu cầu học sinh tiếp tục thực hành nhóm theo chủ đề lựa chọn.
- Gv tiếp tục tư vấn cho các nhóm cách thể hiện câu chuyện trong quá trình hoàn thiện sản phẩm để trưng bày.
HĐ 3: Trưng bày/ giới thiệu SP sau hoạt động(hoặc SP hoàn thiện của cá nhân/ nhóm)
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì? Ở đâu? Và thời tiết trong bối cảnh (hoặc trong tranh) như thế nào?
+ Các nhận vật là những ai? Có mối quan hệ với nhau như thế nào? (Bạn học, gia đình, họ hàng,  sở thích, thói quen của các nhân vật)
+ Em có nhận xét gì về các hình vẽ và màu sắc trong sản phẩm của nhóm em, nhóm bạn?
+ Nội dung các câu chuyện trong sản phẩm đó giúp các em điều gì?
HĐ 4: Hướng dẫn nhận xét. Đánh giá sp sau HĐ 
- YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(Tr 9)
- Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. Gợi ý cho học sinh thực hiện phần: Vận dụng sáng tạo và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Vận dụng sáng tạo :
Gợi ý Hs viết đoạn văn nêu cảm nhận về một bức tranh với chủ đề : “ Mùa hè của em” mà em thích.
- Hs trả lời
- Hs thảo luận
- HS thực hành nhóm
- Phối hợp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để thuyết trình sản phẩm nhóm tốt.
- Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của Gv
- Lần lượt đại diện nhóm lên thuyết trình câu chuyện và thuyết trình về sản phẩm của nhóm theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm bạn.
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- Ghi nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo vào dòng tiếp theo trong Sách HMT 
- Lắng nghe.
Ngày soạn : 20/ 09/ 2017
Ngày dạy : 22– 29/09 / 2017
CHỦ ĐỀ 2: Những con vật sống dưới nước ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc ở dưới nước.
Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý thích.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Có thể vận dụng quy trình: Xây dựng cốt truyện.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề
- Một số bài vẽ các con vật sống dưới nước.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 2.
- Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, bút chì,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
( 35’)
- Kiểm tra đồ dùng
A. Khởi động Cho cả lớp hát bài “ Con cá vàng bơi”
- Em thấy trong bài hát có hình ảnh con vật gì? Nó sống ở đâu ?
GV giới thiệu vào bài : Có rất nhiều con vật sống dưới nước, mỗi con vật mang những đặc điểm và vẻ đẹp khác nhau. 
B. Nội dung chính : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 2.1, 2.2 để tìm hiểu đặc điểm về hình dáng, màu sắc, đường nét trên các bộ phận của con vật sống dưới nước.
- Đặt câu hỏi gợi mở cho Hs thảo luận :
+ Hãy kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết ?
+ Con vật đó có hình dáng, màu sắc như thế nào ? Gồm những bộ phận nào ?
+ Trên thân của các con vật có đường nét trang trí gì ?
+ Em có nhận ra con vật nào trong bức tranh không ?
+ Các con vật được trang trí bằng những nét nào ?
GV chốt ý :
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- Gv vẽ minh họa lên bảng để Hs quan sát từ đó nhận ra cách vẽ con vật.
- Cho Hs quan sát hình 2.3 để tham khảo cách vẽ.
GV chốt ý :
Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho Hs vẽ cá nhân và trang trí một con vật sống dưới nước theo ý thích
Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá sau hoạt động :
- Em hãy nêu cảm nhận của mình sau khi làm được sản phẩm ?
GV chốt ý
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
- Học sinh quan sát
- Hs quan sát
- Hs thảo luận và trả lời
- Lắng nghe
- Hs quan sát
- Lắng nghe
- Hs thực hành cá nhân
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS lắng nghe
TIẾT 2
( 35’)
A. Khởi động : ( 3’) Có thể cho Hs hoàn thành tiếp bài 
( nếu chưa xong ).
B. Nội dung chính : Tạo hình 3D
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu :
Đặt câu hỏi gợi mở để Hs cùng chia sẻ, trình bày :
+ Em đã vẽ con vật gì và trang trí nó như thế nào ?
+ Em sẽ sắp xếp vị trí các con vật và các hình ảnh khác như thế nào ?
+ Những con vật đó sống ở đâu ? Các con vật đó đang làm gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện :
- Gv hướng dẫn Hs :
+ Cắt rời hình ảnh con vật sau khi đã vẽ và hoàn thiện nó.
+ Vẽ hoặc cắt dán thêm các hình ảnh khác cho bức tranh sinh động hơn.
GV chốt ý :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành.
- Tổ chức cho Hs thực hành theo nhóm.
Hoạt động 4: Trưng bày/ giới thiệu SP sau hoạt động: 
- Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm 
- Hướng dẫn Hs thuyết trình về sản phẩm của mình. Gợi ý các Hs khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
Hướng dẫn nhận xét. Đánh giá sp sau HĐ
.- Gợi ý Hs nhận xét tranh nhóm mình, nhóm bạn.
- GV chốt ý
Vận dụng sáng tạo :
Gợi ý Hs sáng tạo sản phẩm về các con vật sống dước nước bằng các vật liệu khác nhau
- Hs quan sát
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs làm việc theo nhóm
- Hs trưng bày
Ngày soạn : 4/ 10/ 2017
Ngày dạy :6–13/ 10/ 2017
CHỦ ĐỀ 3: Đây là tôi ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.
Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ: 
HS: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, keo.
GV: Một số tranh chân dung HS năm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 
Giáo viên
Học sinh
TIẾT 1
35’
A. Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Mắt, mồm, tai”
Qua trò chơi, Hs nhận biết vị trí các bộ phận trên khuôn mặt người.sau đó Gv giới thiệu vào chủ đề.
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
Tổ chức hoạt động theonhóm
- Yêu cầu Hs quan sát hình 3.1. 
Đặt câu hỏi gợi ý :
+ Khuôn mặt của các bạn có giống nhau không ?
+ Các bạn đó đang cảm thấy như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát khuôn mặt của bạn hoặc khuôn mặt mình trong gương.
* Hướng dẫn HS quan sát tranh chân dung hình 3.2 và chỉ ra
- Tranh nào vẽ nhân vật già? Tranh nào vẽ nhân vật trẻ?
- Tranh nào vẽ nhân vật nam? Tranh nào vẽ nhân vật nữ?
- Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc chưa?
- Em nhận ra nhân vật trong tranh nhờ các đặc điểm nào?
Gv chốt ý : Trước khi vẽ cần quan sát và ghi nhớ :
- Hình dáng, đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt.
- Trạng thái cảm xúc của nhân vật.
- Kiểu dáng, màu sắc của trang phục
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện :
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện vẽ.
- Kết hợp đường nét màu sắc để diễn tả trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.
+ Vẽ khuôn mặt cân đối vào trong giấy
+ Vẽ các bộ phận trên khuôn mặt (mắt, mũi, miệng, tai)
+ Vẽ đặc điểm riêng (tóc dài, ngắn, đeo kính)
- GV hướng dẫn HS tham khảo tranh chân dung qua hình 3.4 để hình thành ý tưởng sáng tạo cho mình. 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành :
Hs hoạt động cá nhân
- Gợi ý cho hs vẽ chân dung cùng nhau. ( Sau khi vẽ cùng nhau có thể trao đổi tranh cho nhau )
4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét về nắm bắt cách vẽ tranh chân dung.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs hoạt động nhóm
- Quan sát và trả lời
- Quan sát khuôn mặt một vài bạn trong lớp, thảo luận để tìm hiểu.
- Tranh chính giữa vẽ nhân vật già.
- Tranh bên trái và bên phải vẽ nhân vật trẻ.
- Tranh giữa vẽ nam, bên trái và bên phải vẽ nữ.
- Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc (có độ đậm nhạt, sáng tối).
- Nhận ra các nhân vật trong tranh nhờ các đặc điểm các bộ phận trên khuôn mặt.
- Hs lắng nghe
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau vẽ thực hành.
- HS quan sát tranh chân dung hình 3.4
- Hs thực hành cá nhân
- Hs lắng nghe
Tiết 2
35’
A. Khởi động: Tiếp tục cho Hs hoàn tiếp sản phẩm
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
Đặt câu hỏi gợi ý :
- Em đã vẽ bộ phận nào trước ?
- Hình vẽ của em đã cân đối tờ giấy chưa ?
- Em có cần vẽ thêm gì nữa không ?
GV chốt ý:
2. Hoạt động 2: Thực hành 
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm khung tranh bằng các họa tiết khác nhau
- GV theo dõi quan sát nhắc nhở HS về đường nét, cách thể hiện khuôn mặt, màu sắc biểu hiện các bộ phận của khuôn mặt.
3. Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- GV hướng dẫn HS cách nhận xét thể hiện tranh chân dung về đường nét, màu sắc, tâm trạng các khuôn mặt.
- Vận dụng sáng tạo 
Dặn dò: (2’)
- Hs trảlời
- HS tiếp tục thực hiện vẽ trên giấy A4
- HS thực hành vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Đại diến nhóm giới thiệu chia sẻ sản phẩm cho nhóm mình.
- Nhận xét chéo các nhóm với nhau.
- HS thực hiện cá nhân ở nhà
- Em hãy vẽ chân dung những người thân hoặc tạo bức tranh về gia đình mình (có thể bằng các chất liệu khác nhau như đất nặn, giấy vẽ, xé dán) ví dụ hình 3.7
Ngày soạn : 17/ 10/ 2017
Ngày dạy : 20– 27/ 10 / 2017
CHỦ ĐỀ 4: Hộp màu của em ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra và kể được một số màu sắc.
Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu : da cam, xanh lục,tím.
Biết cách pha màu và vẽ được màu theo ý thíchvào tranh hoa quả, đồ vật.
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Vận dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh ba màu cơ bản : Đỏ, vàng, lam và hướng dẫn cách pha màu.
- Một số chất liệu màu quen thuộc.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 2.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
TIẾT 1
35’
A. Khởi động: Tổ chức trò chơi hoặc hát bài hát kể tên các đồ vật, sự vật có các màu dỏ, vàng, lam
Gv liên hệ giới thiệu chủ đề
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
- Yêu cầu Hs quan sát hình 4.1 để nêu được một số chất liệu quen thuộc và cảm nhận được vẻ đẹpcủa từng chất liệu. 
Đặt câu hỏi gợi ý :
+ Hộp màu của em loại gì ?
+ Em chỉ ra và nêu tên ba màu cơ bản trong hộp màu của em ?
+ Em hãy gọi tên những màu có trong hộp màu của em ?
- Yêu cầu Hs chọn ba màu : đỏ , vàng , lam để tô vào ô tròn trong hình 4.2.
Gv chốt ý : Có rất nhiều chất liệu để vẽ tranh. Mỗi chất liệu đều có sắc độ và vẻ đẹp riêng. Loại màu thông dụng mà Hs chúng ta thường dùng là màu chì, màu sáp, màu nước, màu dạ. Từ ba màu đỏ, vàng, lam ta có thể pha ra được thành nhiều màu khác.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 4.3 và thảo luận để chia sẻ về vẻ đẹp của màu sắc trong các bức tranh.
Câu hỏi gợi ý : 
+ Tranh vẽ hình ảnh gì ? Chất liệu của màu vẽ trong tranh là gì ?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh ?
+ Em thích vẽ chất liệu màu gì ? Vì sao ?
Gv chốt ý : Hoa quả, đồ vật trong cuộc sống đều có màu sắc. Khi vẽ những hình ảnh đố vào tranh bằng các chất liệu màu khác nhau, chúng sẽ tạo được vẻ đẹp riêng.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện :
Hướng dẫn pha trộn màu :
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện pha màu nước.
+ Chuẩn bị : Màu nước, bút long, bảng pha màu, nước.
+ Lấy hai màu chính ( lượng bằng nhau )
+ Pha trộn đều hai màu để được màu thứ ba.
- Yêu cầu Hs nêu tên ba màu vừa được pha và viết tên ba màu đó vào hình 4.4
Gv chốt ý
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành :
- Yêu cầu Hs vẽ theo trí nhớ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét về nắm bắt cách vẽ tranh chân dung.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và trả lời.
- Hs lắng nghe
Tiết 2
35’
A. Khởi động: Tiếp tục cho Hs hoàn tiếp sản phẩm
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
Đặt câu hỏi gợi ý:
- Em đã vẽ được hình gì ?
- Hình vẽ của em có cân đối chưa ?
- Em đã sử dụng màu gì để vẽ ?
GV chốt ý:
2. Hoạt động 2: Thực hành 
Hoạt động nhóm 
- Yêu cầu Hs lựa chọn, sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh tĩnh vật.
3. Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm .
- Gợi ý Hs tham gia đặt câu hỏi, chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi giúp Hs khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình.
- Vận dụng sáng tạo 
Gợi ý Hs thực hiện pha màu để vẽ tranh bằng các chất liệu màu khác như : màu nước, màu bột, phấn màu,..
Dặn dò: (2’)
- Hs trảlời
- HS thực hiện cùng nhau
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Đại diến nhóm giới thiệu chia sẻ sản phẩm cho nhóm mình.
- HS thực hiện cá nhân ở nhà
- Chuẩn bị giấy màu, keo dán, đĩa, giấy A4
Ngày soạn : 1/ 11/ 2017
Ngày dạy : 3/11 –10 - 17/ 11/ 2017
CHỦ ĐỀ 5 : Tưởng tượng với hình tròn, hình vuông,
 hình tam giác, hình chữ nhật ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra được một số sự vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình/ nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Sử dụng quy trình Tạo hình ba chiều.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh hoặc đồ vật có dạng HV, HT. HCN, HTG
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 2.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, giấy màu, keo dán, 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
TIẾT 1
35’
A. Khởi động: Tổ chức cho Hs cuộc thi vẽ nhanh các hình cơ bản.
Gv liên hệ giới thiệu chủ đề
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
- Yêu cầu Hs kể tên các dồ vật có các hình cơ bản trong tự nhiên và trong cuộc sống.
- Cho Hs quan sát hình 5.1 đặt câu hỏi gợi mở để Hs tìm hiểu, nhận biết và nêu được tên, hình dạng và màu sắc của các đồ vật, sự vật.
Câu hỏi gợi mở :
- Em thích đồ vật nào ? Đồ vật có dạng hình gì ? Màu sắc như thế nào ?
- Em thích hình ảnh nào trong tự nhiên ? Hình dạng và màu sắc của hình ảnh đó như thế nào ?
Gv chốt ý
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện :
- Nêu câu hỏi gợi mở để giúp Hs phát huy trí tưởng tượng.
Câu hỏi gợi mở :
+ Từ các hình cơ bản em có thể tưởng tượng ra được những hình ảnh nào ?
+ Em sẽ sáng tạo ra đồ vật, hình ảnh gì trong tự nhiên ?
+ Em sẽ thực hiện như thế nào ?
- Cho HS quan sát hình 5.3 để Hs hiểu rõ hơn cách thực hiện tạo hình đồ vật, sự vật.
- Cho Hs tham khảo htêm hình ảnh một số sản phẩm sáng tạo ở hình 5.4.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành :
- Cho Hs chọn vật liệu để làm.
- Gợi ý Hs sắp xếp hình ảnh phù hợp, hợp lí.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét về cách tạo hình.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hs thi.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và trả lời.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs thực hành.
Tiết 2
35’
A. Khởi động: Tiếp tục cho Hs hoàn tiếp sản phẩm
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
Đặt câu hỏi gợi ý:
- Em đã tạo được hình gì ?
- Em đã sử dụng vật liệu gì để làm ?
GV chốt ý:
- Hs trả lời
2. Hoạt động 2: Thực hành 
Gợi ý Hs tạo thêm các hình ảnh khác cho sinh động.
3. Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm .
- Gợi ý Hs tham gia đặt câu hỏi, chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi giúp Hs khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình,tự đánh giá.
Tồng kết chủ đề : 
Đánh giá giờ học, tuyên dương Hs tích cực, động viên, khuyến khích các Hs chưa hoàn thành bài.
- Vận dụng sáng tạo 
Gợi ý Hs sử dụng các sản phẩm vừa tạo được trang trí lớp học hoặc ngôi nhà của mình.
Dặn dò: (2’)
- HS thực hiện cùng nhau
- HS trưng bày sản phẩm 
- HS thực hiện cá nhân ở nhà
- Quan sát các loại hoa, lá cây thật.
Ngày soạn : 21/ 11/ 2017
Ngày dạy : 24/11 –1/ 12 - 8/ 12/ 2017
CHỦ ĐỀ 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU
( Thời lượng 3 tiết )
I. MỤC TIÊU: 
Nhận ra và nêu được vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá cây
Biết cách trang trí hoa, lá.
Biết sắp xếp các hình hoa, lá đã trang trí để tạo được bức tranh khu vườn.
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Tranh ảnh về hoa, lá
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 2.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, giấy màu, keo dán, 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
TIẾT 1
35’
A. Khởi động: Tổ chức cho Hs vẽ một bông hoa hoặc chiếc lá theo trí nhớ, sau đó cho Hs giới thiệu tên lá vừa vẽ được. Gv dẫn dắt vào chủ đề: Em sẽ vẽ được những chiếc lá có hình dáng phong phú hơn, màu sắc đẹp hơn và cùng nhau tạo nên một khu vườn kì diệu.
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
- Yêu cầu Hs kể tên một số loại lá cây, loài hoa mà em biết.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 6.1. Gv nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt Hs tìm hiểu về hoa, lá trong tự nhiên.
+ Lá cây thường có hình gì ? Màu sắc như thế nào ? Gồm những bộ phận nào ?
+ Hoa thường có màu gì ? Gồm những bộ phận nào ?
+ Em có thấy những nét trang trí không ? Trang trí bằng những nét gì ?
- Yêu cầu Hs quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về cách trang trí hoa, lá. Nêu câu hỏi gợi mở :
+ Em thấy hoa, lá được trang trí bằng những nét gì ? Màu sắc như thế nào ?
+ Em hãy chỉ ra những nét màu đậm và nét màu nhạt, những nét to, nét nhỏ được vẽ trên hoa, lá.
Gv chốt ý
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện :
- Yêu cầu Hs quan sát hình 6.3 và 6.4 để tìm hiểu cách vẽ và trang trí hoa, lá.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành :
Hs vẽ cá nhân.
- Yêu cầu Hs vẽ và trang trí hoa, lá theo ý thích vào giấy vẽ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét về cách tạo hình.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hs thi vẽ.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và trả lời.
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát.
- Hs thực hành cá nhân
- Hs nhận xét và lắng nghe
Tiết 2
35’
A. Khởi động: Tiếp tục cho Hs hoàn tiếp sản phẩm
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu :
Đặt câu hỏi gợi ý:
- Em có nhận xét gì về hình ảnh, màu sắc, đường nét trang trí hoa, lá?
- Em đã vẽ chúng như thế nào ?
GV chốt ý:
- Hs trả lời
2. Hoạt động 2: Thực hành 
Hoạt động nhóm
Hướng dẫn Hs :
- Cắt rời hình hoa, lá đã vẽ, sắp xếp vào tờ giấy khổ lớn.
- Dán hình hoa, lá và thêm các chi tiết phù hợp để tạo thành bức tranh chung của nhóm.
- Vẽ hoặc xé dán thêm hình trang trí để bức tranh thêm sinh động.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá sau hoạt động :
- Gợi ý Hs nhận xét bài của nhóm bạn
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện cùng nhau
- Hs nhận xét và lắng nghe
Tiết 3
35’
A. Khởi động: Tiếp tục cho Hs hoàn tiếp sản phẩm ( nếu chưa xong )
B. Nội dung chính :
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs cách thực hiện
Gv treo bài lên bảng và hướng dẫn cách dán hình vào tranh. Gv minh họa trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs thực hành
Gv đến từng bàn gợi ý, hỗ trợ.
3. Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm .
- Gợi ý Hs tham gia đặt câu hỏi, chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi giúp Hs khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình.
4. Hoạt động 4: Đánh giá cuối chủ đề
- Đánh giá giờ học, tuyên dương Hs tích cực chủ động, khuyến khích Hs chưa hoàn thành.
Vận dụng sáng tạo 
Khuyến khích Hs thực hiện :
- Cắt dán hình ảnh hoa, lá để trang trí khung tranh, bưu thiếp.
- Làm cành hoa bằng giấy màu.
- Vẽ hoặc xé/ cắt dán vườn cây vào khung trống khi có thời gian.
Dặn dò:
Về nhà quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng, màu sắc.
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs thực hành nhóm
- HS trưng bày sản phẩm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12202071.doc