Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích “số đỏ”) Vũ Trọng Phụng

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

I. Về kiến thức:

- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

II. Về kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.

III. Về thái độ:

- Phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất giả dối, đồi bại và nỗi xót xa trước sự băng hoại đạo đức của con người.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực:

- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)

- Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề

 

docx 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5145Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích “số đỏ”) Vũ Trọng Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích “Số đỏ”)
 Vũ Trọng Phụng
Tiết: 45, 46
Ngày soạn: 28/10/2017 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Về kiến thức:
-	Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
-	Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
 Về kỹ năng:
-	Đọc - hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.
Về thái độ:
-	Phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất giả dối, đồi bại và nỗi xót xa trước sự băng hoại đạo đức của con người.
Định hướng góp phần hình thành năng lực:
Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
Năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tự học
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, thiết kế bài học
Các phiếu học tập bao gồm: hồ sơ để học sinh điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong mục hướng dẫn bài học của sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 – khởi động
GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tâm đầu ý hợp
Nội dung: GV cung cấp mỗi nhóm 5 từ khóa liên quan đến bài học
Cách chơi: Mỗi nhóm cử 1 bạn trưởng nhóm hoạt ngôn tốt lên nhận từ khóa và diễn đạt bằng hành động và từ ngữ không trùng với từ khóa. Nhóm nào đúng nhiều từ khóa nhất nhóm đó thắng. Thời gian 1p/ nhóm
Học sinh tiến hành giải mã từ khóa.
- Nhóm 1: Số đỏ, Cụ Cố Hồng, thượng lưu, anh hùng cứu quốc
- Nhóm 2: Xuân tóc đỏ, đám ma, hạnh phúc, cải cách xã hội, 
- Nhóm 3: Bậc vĩ nhân, tang gia, hiệu may Âu hóa, thành thị 
- Nhóm 4: mọc sừng, sinh viên trường thuốc, mồ côi, đồi bại 
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Hạnh phúc của một tang gia”)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Tác giả 
GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK và điền các thông tin cơ bản vào sơ đồ trống
GV chốt lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Vũ Trọng Phụng
Tác phẩm Số đỏ
HS tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
Đoạn trích thuộc chương nào của tiểu thuyết? 
Nội dung của đoạn trích?
GV cho HS đọc văn bản và phân chia bố cục
Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
Tác phẩm Số đỏ
Tóm tắt: 
Xuân tóc đỏ
Nhặt ban quần
Tiến sĩ quần vợt
Ma cà bông
Nhà cải cách, Âu hóa
Bán thuốc dạo
Đốc tờ Xuân
Dâm đãng
Cố vấn báo Gõ mõ
Thua trận quần vợt
Anh hùng cứu quốc
à Là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ Trọng Phụng và được đánh giá vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam, kể từ khi có chữ quốc ngữ. Qua tác phẩm “nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời”. (Nguyễn Hoành Khung)
1.3. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
- Đoạn trích là toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ. Trước đó cuối chương XIV, vô tình Xuân gây ra cái chết của cụ tổ.
- Bố cục: Chia làm 3 đoạn
+ Đoạn một từ đầu đến “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng giới thiệu cái chết của cụ tổ.
+ Đoạn hai tiếp đó đến “Chia buồn tấp nập”. Nội dung: trước tang gia là niềm vui và hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu.
+ Đoạn ba còn lại: Miêu tả cảnh đưa đám và cảnh hạ huyệt.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
Nghệ thuật trào phúng của đoạn trích được thể hiện ở những yếu tố nào?
Đoạn trích đã đặt ra tình huống trào phúng gì để từ đó các nhân vật được bộc lộ bản chất của mình?
GV chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1, 2 tìm hiểu về niềm vui của từng thành viên trong gia đình
Nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm còn lại bổ sung
GV nhận xét chốt ý và kết luận lại vấn đề
Nhóm 3, 4 tìm hiểu về niềm vui của các thành viên ngoài gia đình
Nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm còn lại bổ sung
GV nhận xét chốt ý và kết luận lại vấn đề
Tiết 2
GV chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1, 2 tìm hiểu về cảnh đưa đám:
Trong cảnh đưa đám, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả đám tang ấy to và huyên náo như thế nào?
Những người đi đưa đã bộc lộ bản chất của mình ra sao?
Nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm còn lại bổ sung
GV nhận xét chốt ý và kết luận lại vấn đề
Nhóm 3, 4 tìm hiểu về cảnh hạ huyệt
Trong cảnh hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả 2 chi tiết hài hước mỉa mai, đó là chi tiết gì? 
Nhóm cử đại diện trình bày. Nhóm còn lại bổ sung
GV nhận xét chốt ý và kết luận lại vấn đề
Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trào phúng trong đoạn trích. 
2. Đọc - hiểu văn bản:
2.1. Tình huống trào phúng
- Được thể hiện ở nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
+ Lẽ thông thường, tang gia là bối rối, buồn bã đau đớn vì phải chia tay mãi mãi với những người thân yêu thế mà ở đoạn trích này, cái chết của cụ tổ đã làm cho cả gia đình hạnh phúc, đám con cháu và cả phố phường đều huyên náo, vui vẻ. Nỗi đau đã biến thành niềm hạnh phúc, cái lẽ thông thường đã biến thành dị thường, giọt nước mắt hóa thành tiếng cười.
+ Cụ cố tổ có 1 gia tài kếch xù nhưng hứa chỉ chia cho con cháu khi nào cụ chết đi. Cụ tổ chết là dịp để đám con cháu được hưởng, được chia chác những số tiền khổng lồ. Tang gia còn là dịp để mỗi thành viên trong gia đình tùy vào điều kiện đặc điểm để thể hiện mình.
- Không chỉ dừng lại ở nhan đề, tình huống trào phúng xuyên suốt cả chương truyện với nhiều nghịch lí những chi tiết hài hước theo đó niềm hạnh phúc của tang gia được lan ra được nhân lên. Nhớ có tình huống trào phúng đó nhà văn đã phác họa đúng bản chất của các nhân vật và thể hiện dụng ý của mình.
2.2. Các nhân vật trào phúng
2.2.1. Từng thành viên trong gia đình
- Không khí bận rộn, lo lắng nhưng là để tổ chức sao cho linh đình như một đám rước, một đám cưới. Những thành viên trong gia đình không thể hiện một chút buồn đau nào, không chút thương tiếc nào mà tất cả đều vui vẻ hạnh phúc. “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả”, “người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”. Máy ảnh chụp lia lịa như trong hội chợ
- Cụ cố Hồng: Tuy mới 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa. Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”. Có lúc cụ còn “ngây ngất vì được thiên hạ khen già”.
àNgười ta thích trẻ, khỏe còn cụ thích già thích lụ khụ, đó là sở thích của 1 kẻ háo danh, ngu dốt lố lăng đến nực cười.
Trong lúc tang gia bối rối người ta chẳng thấy cụ làm gì chỉ biết gắt đúng 1872 lần câu “biết rồi khổ lắm nói mãi”
àChi tiết này đã biến chân dung của cụ cố Hồng trở thành 1 bức tranh biếm họa độc đáo.
- Ông Văn Minh – cháu đích tôn của cụ tổ thì phân vân, đăm đăm chiêu chiêu, vò đầu rứt tóc nhưng không phải vì thương xót người thân mà lo lắng sao cho cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành lo chia chác gia sản của cụ cố tổ để lại
Ông còn lo lắng không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao vì hắn đã gây ra 2 tội nhỏ 1 cái ơn to. Có lẽ ông đã coi kẻ làm cho người thân của mình phải chết là 1 đại ân nhân.
à Chi tiết đó đã làm lộ diện bộ mặt giả dối vô đạo đức của 1 kẻ được coi là Văn Minh – sản phẩm của xã hội Âu hóa đương thời
- Bà Văn Minh: sốt ruột vì mãi mà chưa được mặc những đồ xô gai tân thời của tiệm may Âu hóa – thứ trang phục mà một khi đã lăng xê thì cũng có thể khiến những người đương là tang gia bối rối cũng được hưởng 1 chút hạnh phúc trên đời
à Với bà Văn Minh cái chết của cụ cố Tổ là 1 dịp làm ăn, tang gia trở thành sàn diễn thời trang.
- Cô Tuyết: là cô gái mới lớn nhưng hư hỏng, đám tang của cụ cố Tổ đối với cô chỉ là dịp để chứng minh cho thiên hạ thấy mình vẫn còn trong trắng lắm.
- Cậu Tú Tân: đám tang là dịp để cậu trổ tài chụp ảnh như ở hội chợ. 
- Ông Phán mọc sừng – chồng cô Hoàng Hôn: Không hề cảm thấy nhục nhã hay tỏ ra đau đớn mà còn sung sướng và vênh váo vì đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình vì nó mà ông cảm thấy oai hơn và được chia thêm vài nghìn đồng nữa.
à Đây đều là những người thân yêu nhất của cụ cố Tổ khi cụ tổ ra đi và mọi người có bối rối nhưng không phải vì thương xót người quá cố mà vì mãi vẫn chưa được phát phục. Khi mọi chuyện của cô Tuyết được giải quyết cả gia đình ấy xôn xao hẳn lên. Nỗi buồn là giả dối chỉ có niềm vui, niềm hạnh phúc là sự thật.
2.2.3. Niềm vui của những người ngoài gia đình
- Min Đơ, Min Toa tức số lính (1002 - 1003)
“Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt đương buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng”. 
- Những ông bạn thân của cụ cố Hồng thì sung sướng được khoe râu khoe ria, khoe huân chương.
- Đám trai thanh gái lịch thì có dịp hẹn hò gặp nhau, cười tình, chê bai nhau.
-Đặc biệt phải chú ý tới Xuân Tóc Đỏ. Cụ tổ chết, danh dự của Xuân càng được đề cao.
Kết luận: Có thể nói bằng ấy gương mặt đã đủ sức khái quát lên chân dung của cả 1 xã hội. Đó là 1 xã hội khốn nạn và chó đểu được che đậy bởi vỏ văn minh âu hóa. Trong xã hội ấy có gia đình như đình cụ cố Hồng đại bất hiếu vô đạo đức.
(Hết tiết 1)
2.3. Cảnh tượng và chi tiết trào phúng
2.3.1 Cảnh đưa đám
- Là cảnh tượng rất nhốn nháo và ô hợp với đủ mọi thứ:
+ Có kiệu bát cống (loại kiệu sang trọng có 8 đòn 16 người khiêng)
+ Lợn quay đi lọng 
+ Kèn ta, Kèn tây, Kèn tàu thay nhau rộn lên
Đó là một đám ma kết hợp ba hình thức Tây, Tàu, Ta
+ Có tới 300 câu đối, vài trăm người đi đưa
àThật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.
Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo tới đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Đám cứ đi...., như cuộc diễu hành, tự nó phơi bày tất cả cái xấu xa kệch cỡm của xã hội thị dân. 
- Những người đi đưa đều bộc lộ bản chất giả dối, bịp bợm của họ:
+ Họ nói chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may... Tất cả những chuyện ấy được che đậy bằng “vẻ mặt buồn rầu của những người đưa ma”
+ Tiếng khóc lóc mỉa mai của những người trong tang gia.
àNhà văn đã tạo cho đám tang một không khí tưng bừng vui vẻ huyên náo chưa từng thấy. Đó là đám tang rất to rất đầy đủ nhưng lại thiếu một thứ đó là sự tiếc thương là tình người bởi điều đó không có trong xã hội thực dân đương thời.
2.3.2 Cảnh hạ huyệt
- Cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một để cậu chụp ảnh kỉ niệm. Con cháu của cụ tổ đang diễn một vở hài kịch trên miệng huyệt. Vở kịch đạo lí mà cậu Tú Tân là một đạo diễn tài ba.
- Ông Phán mọc sừng khóc mãi không thôi với những tiếng khóc rất đặc biệt Hứt! Hứt! Hứt!... Âm thanh được phát ra một cách khó khăn khô khốc và giả dối. Tiếng khóc của ông Phán đã lừa được đến ngay cả 1 kẻ lưu manh như Xuân tóc đỏ. 
Thế nhưng đúng vào cái giờ phút tử biệt sinh li ấy thì Phán mọc sừng đã dúi vào tay Xuân Tóc đỏ một tờ giấy bạc năm đồng gấp tư trả công cho việc hắn đã tố cáo tội mọc sừng của vợ ông
àMiệng huyệt đã trở thành điều kiện tốt để những kẻ như Phán mọc sừng trao đổi mua bán thanh toán nợ nần. Đó là lúc hạ màn của 1 vở bi hài kịch vói đầy đủ những chi tiết hài hước, đắt giá.
2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trào phúng
- Cách đặt tên các nhân vật rất lạ có khả năng làm bật lên tiếng cười: Ông Văn Minh, Ông TYPN, Xuân tóc đỏ, ông Phán mọc sừng, Min đơ, Min Toa. Những cái tên này đã gợi lên phần nào bản chất của nhân vật như 1 sự mỉa mai châm biếm.
- Sử dụng thủ pháp phóng đại để tô thật đậm rõ nét bản chất của xã hội đương thời. Thằng bồi tiêm đếm được đúng 1872 câu gắt của cụ cố Hồng, sự to tát của đám ma, trang phục dị hợp của những người trong gia đình, câu chuyện những người đi đưa....
- Sử dụng ngôn ngữ phong cách sinh hoạt đúng cách đúng chỗ để tạo nên hiệu quả bất ngờ.
Hướng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập
- Thông qua tác phẩm này nhà văn muốn nói lên điều gì ? 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm?
Tổng kết
3.1. Nội dung 
Phản ánh và phơi bày sự lố lăng vô đạo đức của lớp người trong xã hội- một xã hội đồng tiền với uy quyền của nó đã làm băng hoại đạo đức lương tri của con người.
3.2. Nghệ thuật 
Sử dụng thành công thủ pháp phóng đại. Nghĩa là nhân vật dù được phóng đại thế nào đi chăng nữa người đọc vẫn thấy chân thật. Sau trận cười dài, người đọc nhận thấy : té ra tất cả là sự thật, tất cả đều có hạt nhân khách quan hợp lí.
Hướng dẫn HS tự học.
GV yêu cầu học sinh giải bài tập.
4. Hướng dẫn tự học:
BT1. Hãy nối cột A với cột B sao cho lời miêu tả phù hợp với vẻ ngoài của nhân vật trong tang lễ:
A
B
1. Cụ cố Hồng
a. Ho khạc, mếu máo, ngất đi
2. Văn Minh
b. Khóc to “hứt... hứt... hứt”
3. Cô Tuyết
c. Đăm đăm, chiêu chiêu
4. Phán mọc sừng
d. Vẻ buồn lãng mạn
BaT2. Mâu thuẫn chủ yếu được triển khai trong cảnh đám tang là mâu thuẫn gì?
 Mâu thuẫn giữa cái hình thức bên ngoài và nội dung bên trong.
 Mâu thuẫn giữa đám con cháu và những người đến đưa tang
 Mâu thuẫn giữa lợi ích vật chất và nỗi đau tinh thần của đám con cháu
 Mâu thuẫn giữa gia đình cụ cố Hồng và Xuân Tóc Đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 12 Hanh phuc cua mot tang gia_12210454.docx