A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng :
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn
kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3. Thái độ : Có ý thức trong việc kết hợp 3 yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong văn kể chuyện một cách hợp lý.
Tuần 7 Tiết 27 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Tập làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng : - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện. - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ. 3. Thái độ : Có ý thức trong việc kết hợp 3 yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong văn kể chuyện một cách hợp lý. B/ CHUẨN BỊ : - GV : + Sgk + giáo án + bảng phụ. + 3 sự việc a, b, c/I Sgk/83. + 5 bước khi xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk. + Chọn 1 trong 3 sự việc a, b, c/I Sgk/83 và tập xây dựng đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. + Đóng vai ông giáo viết đoạn văn (BT1/II Sgk/84). + Thực hiện các yêu cầu của BT2/II Sgk/84. C/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận + thực hành viết tích cực. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ? HS : Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. - Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn. “Chà ! Giá quẹt một một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.”. HS : Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói. 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Trong tiết học trước, các em đã biết tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự (làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn). Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. - Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì ? - Sự việc trong văn tự sự được kể như thế nào ? - Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ? - GV giải thích thêm, chốt lại. - Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự ? - Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước ? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì ? - GV lưu ý HS bám sát các bước xây dựng đoạn văn, thực hiện một trong ba yêu cầu a, b, c/I Sgk/83. - GV yêu cầu 1-2 HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. Ù Hoạt động 2 : Luyện tập. (Thảo luận nhóm 4HS 2’ + Thực hành viết tích cực) - GV nhận xét, đánh giá. - Hai yếu tố sự việc và nhân vật. - Gồm một hoặc nhiều hành vi, hành động đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc phù hợp với chủ đề để người khác được biết. - Là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra, đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. - Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Trình bày quy trình. + Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính : a. Sự việc có đối tượng và đồ vật. b. Sự việc có đối tượng là con người. c. Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận. + Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể. Ngôi thứ mấy ? Xưng là gì ? + Bước 3 : Xác định thứ tự kể. Câu chuyện bắt đầu từ đâu ? Diễn biến ra sao ? Kết thúc như thế nào ? + Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng trong đoạn văn tự sự. + Bước 5 : Viết đoạn văn tự sự. - Bám sát các bước xây dựng đoạn văn và thực hiện 1 trong 3 yêu cầu a, b, c/I Sgk/83. - HS đối chiếu với yêu cầu của năm bước xây dựng đoạn văn để nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Thảo luận nhóm, trao đổi, thống nhất nội dung bài làm của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày đoạn văn của nhóm trước lớp. - Các nhóm nhận xét đoạn văn của nhau. - Nêu yêu cầu BT2. - Phát hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn của Nam Cao. I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm : - Sự việc : Do ai làm ? Xảy ra ở đâu ? Nguyên nhân ? Diễn biến ? Kết quả ? - Nhân vật : Là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra, đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. - Yếu tố miêu tả, biểu cảm : Làm cho văn bản trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và sinh động. - Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm : gồm 5 bước. + Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính (1 trong 3 sự việc a, b, c,) I Sgk/83. + Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể. + Bước 3 : Xác định thứ tự kể. + Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng trong đoạn văn tự sự. + Bước 5 : Viết thành đoạn văn tự sự (kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lý). II. Luyện tập : 1. Viết đoạn văn : Đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Đoạn văn gợi ý Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi, lão báo ngay rằng : - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! Tôi ngạc nhiên hỏi lại : - Cụ yêu quí cậu Vàng lắm kia mà ? - Thì vẫn yêu nhưng phải bán ! Cái số kiếp của nó và cả tôi nữa có gì khác nhau đâu, hả ông giáo ? - Tôi lẩm bẩm. - Không thể nào tin được ! - Bán thật rồi. Họ vừa bắt nó và mang đi Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười gượng, nước mắt lưng tròng Tôi nghẹn ngào và muốn ôm chầm lấy lão để khóc òa lên cho vơi bớt nỗi buồn day dứt trong lòng. Tôi chợt nghĩ, cái việc tôi phải bán năm quyển sách thật là vô nghĩa nếu so sánh nó với nỗi đau của lão Hạc. Tôi chỉ mất năm đồ vật, còn lão Hạc thì bị mất đi một người bạn tình nghĩa biết chừng nào ! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày tháng cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt ? Tôi thương lão quá nhưng chẳng biết an ủi, động viên lão thế nào, bèn hỏi một câu vu vơ cho có chuyện. - Thế nó cho bắt à ? Nghe tôi hỏi, đột nhiên mặt lão tái nhợt, co rúm lại đầy vẻ đau đớn, đôi mắt dường như thất thần, lão ngoẹo đầu về một bên và ôm mặt bật khóc hu hu. 2. Tìm đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Yếu tố miêu tả và biểu cảm : “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ lão hu hu khóc” Sgk/41, 42. - Sau khi phát hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm, HS nêu tác dụng của các yếu tố đó đối với đoạn văn. - Tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm : Khắc sâu vào lòng người đọc một lão nông dân khốn khổ trong giây phút ân hận, xót xa. - GV cho HS so sánh, đoạn văn của HS viết với đoạn văn của Nam Cao và rút ra nhận xét về việc kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - GV chốt. Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố kể, tả, biểu cảm : đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện. + Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Chuẩn bị bài mới : “CTĐP : Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương”. + Đọc tài liệu trước ở nhà. + Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi đã nêu trong tài liệu. + Thực hiện yêu cầu của các bài tập trong tài liệu. µ * Rút KN : .............. ................................. ................................. .................................
Tài liệu đính kèm: