Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn

miêu tả.

 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh

nói, viết.

 3. Thái độ : Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong giao tiếp một cách có hiệu quả.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12765Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 12
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
	- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn 
miêu tả.
	- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh 
nói, viết.
	3. Thái độ : Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong giao tiếp một cách có hiệu quả.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
	- HS : 
	+ Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
	+ Bảng con : 1 bảng/nhóm.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp + phân tích tình huống mẫu + động não + thực hành có hướng dẫn.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Trường từ vựng là gì ? Cho ví dụ.
	HS : Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD : Tác phẩm, tác giả, nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, câu văn, câu thơ (trường từ vựng văn học).	
	- Trong các nhóm từ sau đây, nhóm nào cùng một trường từ vựng ?
	A. Đi, chạy, phi, phóng
	B. Cây, đẹp, bơi, nếu
	C. Ái quốc, bảo tồn, phụng dưỡng, hải đăng
	D. Sẽ, mây, xanh, ghét
	- Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng, có nghĩa hẹp ?
	HS : 	
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	- Từ nào dưới đây có nghĩa bao hàm của các từ ngữ : chạy, nhảy, bơi, lăn, 
lê ?
	A. Hoạt động.	C. Giải trí.
	B. Vui chơi.	D. Biểu diễn.
	- Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ sau : bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ, 
rụt rè ?
	A. Tính chất.	C. Hình dáng.
	B. Đặc điểm.	D. Cảm giác.
	- Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây : học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ ?
	A. Con người.	C. Nghề nghiệp.
	B. Tài năng.	D. Tính cách.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trong việc tạo lập văn bản, mỗi loại từ, lớp từ đều có đặc điểm và công dụng riêng. Qua bài học Từ tượng hình, từ tượng thanh sẽ giúp các em nắm được đặc điểm và công dụng của hai loại từ này.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- Yêu cầu 1HS đọc các đoạn văn trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (bảng phụ).
- Đọc các đoạn văn.
I. Đặc điểm, công dụng :
	VD : Đoạn trích I Sgk/49.
- Trong các từ ngữ in đậm : “móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc, 
vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc”, những từ nào gợi tả dáng vẻ, hành động, hình ảnh, hoạt động, trạng thái của sự vật ?
- Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?
- Từ tượng hình, từ tượng thanh có đặc điểm gì ?
- Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự ? 
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc : gợi tả dáng vẻ, hành động, hình ảnh, hoạt động, trạng thái của sự vật. 
- Hu hu, ư ử.
- Dựa vào ghi nhớ 
(ý 1) Sgk/49 để trả lời. 
- HS khác nhắc lại nội dung ghi nhớ (ý 1) Sgk/49.
- HS dựa vào ghi nhớ ý 2 Sgk/49 để trả lời.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (ý 2) Sgk/49.
	- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc ® Từ tượng hình.
	- Hu hu, ư ử ® Từ tượng thanh.
* Ghi nhớ : Sgk/49.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- GV treo bảng phụ.
- GV nêu thêm yêu cầu : Tìm từ tượng hình và cho biết tác dụng.
- Đọc yêu cầu BT1 Sgk/49, 50.
- Thực hiện yêu cầu BT1.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu BT2 Sgk/50.
- HS tìm và nêu :	
+ Khật khưỡng.
+ Lom khom.
+ Chầm chậm.
+ Thoăn thoắt.
+ Thướt tha.
- Nhận xét. 
II. Luyện tập : 
1. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo (Tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của nhân vật chị Dậu và nhân vật cai lệ, người nhà lý trưởng một cách cụ thể, sinh động).
- Từ tượng thanh : soàn soạt, bịch, bốp.
	2. Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
- Lò dò.
- Dò dẫm.
- Liêu xiêu.
- Ngất ngưởng.
- Khập khiễng.
- Nêu yêu cầu BT3 Sgk/50.
- HS thảo luận nhóm 4HS 1’, đại diện nhóm 
phát biểu.
- HS nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
3. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười.
- Ha hả : từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì : mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú bất ngờ, có vẻ hiền lành.
- Hô hố : từ mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người khác. 
- Hơ hớ : từ mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, giữ gìn.
- Thoăn thoắt : đi lẹ làng.
- Lẫm đẫm : mới biết đi, bước chân chậm, không vững vàng.
- GV nêu thêm yêu cầu : Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng hình gợi tả dáng đi của người “thoăn thoắt, lẫm đẫm”. (Động não)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV sửa chữa, có thể chốt lại bằng bảng phụ.
 - GV nêu yêu cầu BT4 Sgk/50. (GV chỉ yêu cầu HS đặt câu với các từ 
sau : lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, ào ào, tích tắc).
- GV gợi ý khi cần thiết :
	+ Lã chã : nước mắt, mồ hôi rơi, chảy thành giọt nhiều và không dứt.
	+ Lấm tấm : ở trạng thái có nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều.
	+ Khúc khuỷu : có nhiều đoạn gấp khúc ngắn nối nhau liên tiếp.
	+ Lập lòe : có ánh sáng phát ra từ điểm nhỏ, khi lóe lên, khi mờ đi, lúc ẩn, lúc hiện liên tiếp.
	+ Ào ào : từ mô phỏng tiếng gió thổi mạnh, tiếng nước chảy xiết hay tiếng ồn ở chỗ đông người.
	+ Tích tắc : từ mô phỏng tiếng kêu đều đặn của máy đồng hồ.
- GV sửa các câu của các nhóm đã đặt.
- HS các nhóm đặt câu vào bảng con (đã chuẩn bị ở nhà).
- HS nhóm 1, 2, 3, 4 trình bày bảng con của nhóm.
- HS 4 nhóm nhận xét lẫn nhau.
4. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh.
- Nước mắt rơi lã chã.
- Mặt lấm tấm mồ hôi.
- Con đường lên núi khúc khuỷu.
- Đom đóm lập lòe trong đêm.
- Ào ào như ong vỡ tổ.
- Tiếng tích tắc đều đều của chiếc đồng hồ.
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì ?
- HS nêu lại khái niệm.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh.
	- Chuẩn bị bài mới : “Viết bài Tập làm văn số 1 – Văn tự sự” Sgk/37.
	+ Ôn lại kiến thức đã học phân môn Tập làm văn tiết 4, 8, 10.
	+ Tiết 11, 12, tuần 3 viết bài Tập làm văn số 1 tại lớp.
	+ HS tham khảo 2 đề Tập làm văn cho sẵn trong Sgk/37 (đề 1, 2).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12 Tu tuong hinh....doc