Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Dấu ngoặc kép

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức : Công dụng của dấu ngoặc kép.

 2. Kỹ năng :

 - Sử dụng dấu ngoặc kép.

 - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

 - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác trong khi viết, nói.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + thực hành viết tích cực.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11715Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 52
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
DẤU NGOẶC KÉP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : Công dụng của dấu ngoặc kép.
	2. Kỹ năng : 
	- Sử dụng dấu ngoặc kép.
	- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
	- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
	3. Thái độ : Có ý thức sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác trong khi viết, nói. 
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + thực hành viết tích cực.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ?
	HS : Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung).
	- Tác dụng của dấu hai chấm là gì ?
	HS : 
	+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần 
trước đó.
	+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
	- Dấu ngoặc đơn trong câu sau có tác dụng gì ?
Không có gì quí hơn độc lập tự do.
 (Hồ Chí Minh)
	HS : Đánh dấu phần thuyết minh.
	- Cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau :
	Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết : “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy ?”.
	HS : Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (giải thích).
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	- GV nêu ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép.
	VD : Vừa nêu ở câu hỏi kiểm tra bài cũ.
	- GV yêu cầu HS cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ.
	- GV dẫn vào bài mới : Dấu ngoặc kép trong ví dụ vừa nêu có tác dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đó là một trong những công dụng của dấu ngoặc kép. Ngoài ra, dấu ngoặc kép còn nhiều công dụng khác nữa. Để nắm được các công dụng đó, các em hãy tìm hiểu bài Dấu ngoặc kép.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu) 
- Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
- Gọi 4 HS thực hiện yêu cầu của câu hỏi.
- Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy nêu các công dụng của dấu ngoặc kép. 
- GV chốt lại.
- 1HS đọc các đoạn trích a, b, c, d/I Sgk/141, 142.
- 4HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
	+ Câu a : Đánh dấu câu nói của Găng - đi.
	+ Câu b : Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
	+ Câu c : Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mĩa mai.
	+ Câu d : Đánh dâu tên của 3 vở kịch.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ Sgk/142.
I. Công dụng của dấu ngoặc kép :
	VD : a, b, c, d/I Sgk/141, 142.
	a. Đánh dấu lời dẫn 
trực tiếp.
	b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
	c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
	d. Đánh dâu tên tác phẩm.
	* Ghi nhớ : Sgk/142.
 Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- GV nói thêm : Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép.
- 1HS đọc yêu cầu BT1 Sgk/142.
- 5HS thực hiện yêu cầu của BT1.
a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
	Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói vói Lão.
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai :
	Một anh chàng được coi là hầu cận ông Lý mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lăng ngã nhào ra thềm.
c. Từ ngữ được dẫn 
trực tiếp, dẫn lại lời của người cô.
d. Từ ngữ được dẫn 
trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp : “mặt sắt”, “ngây 
vì tình” được dẫn 
lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du. 
II. Luyện tập :
	1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
	a. Đánh dấu lời dẫn 
trực tiếp.
	b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
	c. Đánh dấu lời dẫn 
trực tiếp.
	d. - Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
	 	- Có hàm ý mỉa mai.
	e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
- 1HS đọc yêu cầu BT2.
- 3HS thực hiện yêu cầu BT2.
	2. Đặt câu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lý do.
	a. - Đặt dấu hai chấm sau cười bảo :
	- Đặt dấu ngoặc kép đánh dấu “cá tươi” 
và “tươi”.
	b.	- Đặt dấu hai chấm sau chú Tiến Lê :
	- Đặt dấu ngoặc kép đánh dấu “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất 
với cháu .”.
	c. - Đặt dấu hai chấm sau bảo hắn :
	- Đặt dấu ngoặc kép đánh dấu “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại 
cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.
- Đối với các BT 1, 2 sau mỗi phần trình bày của HS, GV cho HS nhận xét và GV sửa.
- GV nhắc lại yêu cầu BT4. (Thực hành viết tích cực)
- GV sửa.
- Nếu HS không viết được đoạn văn thì GV có thể đọc đoạn văn tham khảo, yêu cầu HS nêu công dụng của các dấn câu.
- GV hướng dẫn cách làm, yêu cầu HS tiếp tục làm ở nhà.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT4.
- 1-2 HS đại diện nhóm trình bày bài làm (bảng phụ nhóm đã chuẩn bị sẵn ở nhà) trước lớp.
- HS khác nhận xét.
	4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.
Đoạn văn tham khảo
	Trước mặt các bạn là hồ Hoàn Kiếm, một danh thắng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, nơi khơi nguồn cho truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Hồ Hoàn Kiếm đẹp không chỉ vì có Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn ; mà còn đẹp bởi những hàng cây. Với một không gian có đủ cả trời xanh, nước xanh, cây xanh ; lại nằm ở giữa một thành phố lớn như thế này thì hồ Hoàn Kiếm quả là quý hiếm. Rất nhiều du khách khi đứng ngắm hồ Hoàn Kiếm đều phải trầm trồ : “Tuyệt vời!”. Giáo sư Hà Đình Đức (người chuyên nghiên cứu về loại rùa lớn ở hồ Hoàn Kiếm) bảo : Du khách nào có dịp may mắn được nhìn thấy rùa nổi lên là vừa xuýt xoa tỏ ý thú vị, vừa vội vàng giơ máy ảnh lên chụp lia lịa !
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép.
- HS nhắc lại các công dụng của dấu ngoặc kép.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ HS tiếp tục làm BT4 Sgk/144 thêm lần nữa. 
	+ HS học thuộc ghi nhớ Sgk/142.
	- Chuẩn bị bài mới : “Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng” Sgk/144145.
	+ HS dựa vào phần gợi ý mục 1, 2/I Sgk/144 để lập dàn ý.
	+ Luyện nói theo dàn ý (Chuẩn bị theo nhóm).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52 Dau ngoac kep.doc