Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Cô bé bán diêm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 - Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 44391Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Cô bé bán diêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 19, 20
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Văn bản
 CÔ BÉ BÁN DIÊM
(Trích Cô bé bán diêm)
 An-đéc-xen
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
	- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
	- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
	- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
	- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
	3. Thái độ : Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + ảnh An-đéc-xen + truyện cổ tích An-đéc-xen (nếu có).
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp + động não + thảo luận nhóm + viết sáng tạo.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cho biết đề tài của văn bản Lão Hạc.
	- Tâm trạng của lão Hạc như thế nào khi bán cậu Vàng ? Tại sao ?
	- Nguyên nhân sâu xa nào khiến lão Hạc tìm đến cái chết ?
	A. Vì lão ăn phải bả chó. 
	B. Do lão ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
	C. Do tình cảnh đói khổ, túng quẫn đến cùng cực.
	D. Vì lão rất thương yêu con và lòng tự trọng.	
	- Hãy cho biết ý nghĩa cái chết của lão Hạc.
	HS : 
	+ Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
	+ Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.
	+ Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
	- Qua nhân vật lão Hạc, điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến Nam Cao bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc ?
	A. Tình cảnh của họ.
	B. Lòng yêu thương con đối với con và với cả con vật nuôi.
	C. Ý thức tự trọng.
	D. Nhân cách cao đẹp.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trên thế giới không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch (Bắc Âu) An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Không những trẻ em khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng rất thích đọc.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Trình bày hiểu biết của em về An-đéc-xen.
- Giới thiệu sơ lược về tác giả.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch, “người kể chuyện cổ tích” nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người.
- Giới thiệu về tác phẩm 
Cô bé bán diêm của 
An-đéc-xen. 
- Giới thiệu về tác phẩm.
	2. Tác phẩm : Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An-đéc-xen.
- GV giới thiệu thêm về đất nước Đan Mạch và nhà văn An-đéc-xen : 
	+ Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích nước Việt Nam, thủ đô là Cô-pen-ha-ghen.
	+ An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như : Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế.
- GV giới thiệu ảnh, truyện cổ tích của An-đéc-xen (nếu có).
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- GV hướng dẫn đọc : đọc chậm, giọng cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm. 
- Gọi 1HS đọc từ “Cửa sổ cứng đờ ra”.
- Gọi 5HS đọc tiếp cho đến hết văn bản.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
- Đọc theo yêu cầu.
II. Đọc – hiểu văn bản :
- Hãy xác định ba phần của văn bản này. Nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ ?
- GV nêu : Phần 2 là phần trọng tâm có thể chia làm 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm.
- Bố cục : 3 phần.
	+ P1. Từ đầu đến “cứng đờ ra” : Hoàn cảnh của em bé bán diêm.
	+ P2. “Chà ! chầu Thượng đế” : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng.
	+ P3. Phần còn lại : Cái chết thương tâm của 
em bé. 
- Hướng dẫn HS tóm tắt đôi dòng về phần bị lược bỏ của câu chuyện và trình bày cốt truyện Cô bé bán diêm.
- HS trình bày :
	+ Tóm tắt phần bị lược bỏ của câu chuyện : Đêm giao thừa, trời đã tối, rét dữ dội, tuyết rơi, một em gái nhỏ đầu trần chân đất đi trong bóng tối. Giầy của em đã bị mất, chân em tím bầm vì rét. Em mang chiếc tạp dề đựng đầy diêm. Nhưng suốt ngày chẳng ai mua diêm của em. Bụng đói, em vẫn lang thang dưới trời rét mướt.
	+ Đêm giao thừa, thời tiết giá buốt, em bé bán diêm không có mẹ, ở với bố, đầu trần, chân đất đi trong đêm tối. Em không dám về nhà, sợ bố mắng vì cả ngày không bán được que diêm nào. Các ngôi nhà đều sáng đèn và sực nức mùi ngỗng quay. Em ngồi nép trong góc tường lạnh lẽo. Ý tưởng chợt đến với em : quẹt một que diêm để sưởi cho đở rét. Que diêm được quẹt lên, em tưởng như mình đang ngồi trước lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, bàn ăn có ngỗng quay hiện lên. Cây thông Nô-en xuất hiện sau ngọn lửa của que diêm thứ ba. Bà em đã chết hiện lên sau khi em quẹt que diêm thứ tư. Rồi em quẹt hết tất cả các que diêm trong bao để giữ bà lại. Cuối cùng, linh hồn của em theo bà bay về trời. Hôm mùng một Tết, người ta phát hiện ra xác chết của em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười giữa trời tuyết lạnh.
- Hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống của em bé được tác giả kể lại như thế nào ? Tâm trạng của em bé ra 
sao ? Em đi bán diêm trong hoàn cảnh nào ? Từ đó, nêu nhận xét khái quát về thân phận của em bé bán diêm.
- Theo dõi phần đầu của
văn bản.
- Tình cảnh : Nhà nghèo phải đi bán diêm vào đêm giao thừa giữa trời giá rét. Những người yêu thương em thì đều đã qua đời (bà và mẹ). Em bé ở với bố. Không bán được diêm không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em lang thang trong tiết trời khắc nghiệt. Em bé khổ sở ngay trong chính gia đình và cả ngoài xã hội. Mọi người chẳng ai đoái hoài gì đến em.
	1. Em bé trong đêm giao thừa :
	- Hoàn cảnh : Nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống với bố, phải đi bán diêm. 
	- Thân phận : hết sức khổ cực (đói, rét, cô độc).
- Trong phần này, để làm nổi bật hoàn cảnh của em bé bán diêm, tác giả đã sử các hình ảnh tương phản giữa hiện tại và quá khứ. Hãy chỉ ra hình ảnh đó và nêu tác dụng của chúng trong việc làm nổi bật nỗi khổ cực của em bé bán diêm.
- Nghệ thuật tương 
phản :
	+ Em bé đi bán diêm trong đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón giao thừa.
	+ Trời đông giá rét, tuyết rơi >< em bé đầu trần, chân đất.
	+ Ngoài trời lạnh buốt, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà sáng rực đèn.
	+ Em bé bụng đói >< sực nức mùi ngỗng quay.
	+ Cái xó tối tăm >< ngôi nhà xinh xắn.
	® Gợi niềm thương cảm trong lòng người đọc đối với những người nghèo khổ (đặc biệt là trẻ em).
- Thời điểm “đêm giao thừa” trong truyện có ý nghĩa gì ? (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- HS trả lời :
	+ Chọn thời điểm “đêm giao thừa”, An-đéc-xen tạo ra sự tương phản để nói lên nỗi khổ cực của em bé và sự thờ ơ, không cảm thông với người nghèo của xã hội.
	+ Đêm giao thừa mọi người xum vầy hạnh phúc trong nhà còn em bé phải lang thang cô độc ngoài đường. Vì thế, nỗi khổ cực của em bé tăng gấp bội phần.
- Tính cách của em bé được miêu tả như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV giảng : 
	+ Ngoan, biết chịu đựng hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
	+ Có tâm hồn, giàu trí tưởng tượng. Nhờ trí tưởng tượng em bé mới sống được những phúc giây hạnh phúc trước khi giã từ cuộc đời.
	+ Em bé ý thức được nỗi thống khổ mà bản thân em đang gánh chịu. Thể hiện qua việc hồi tưởng lại những ngày hạnh phúc năm xưa.
v TIẾT 2 : 
- GV nêu vấn đề : Nội dung chính của câu chuyện được xây dựng theo một trình tự rất hợp lý. Hãy chứng minh mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm. (Động não)
- Vì sao em bé phải quẹt diêm ?
- GV giảng : 
	+ Quẹt diêm để sưởi ấm, để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra. (thực + ảo đan xen ® thế giới 
cổ tích).
	+ Khi ánh lửa lóe lên cũng là lúc thế giới mơ ước tưởng tượng xuất hiện, lúc diêm tắt thì em bé lại trở về với cảnh thực. 5 lần bật diêm là 5 lần bộc lộ ước mơ cháy bỏng của em bé.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng để ghi các chi tiết 5 lần quẹt diêm.
- Theo dõi phần 2 của văn bản.
- Quẹt diêm để sưởi ấm, để được đắm chìm trong thế giới mộng tưởng (thực chất là để giúp em bé thoát khỏi thực tế khắc nghiệt). 
- HS kẻ bảng vào tập 
(3 cột : lần, mộng tưởng, thực tế).
	2. Thực tế và mộng tưởng : (HS kẻ bảng vào tập)
- Trong lần quẹt diêm thứ nhất, em bé thấy những gì ? Đó là một cảnh tượng như thế nào ?
- Điều đó cho thấy mong ước gì của em bé ?
- Lần 1 : Lò sưởi ® mong ước được sưởi ấm trong ngôi nhà thân thuộc (khi diêm tắt : lò sưởi biến mất).
	- Lần 1 : Lò sưởi ® sợ về nhà bị bố đánh.
- Ở lần quẹt que diêm thứ hai, qua ánh lửa của diêm quẹt, em bé đã thấy những gì ? Cảnh tượng đó như thế nào ?
- Điều đó thể hiện mong ước gì của em bé ?
- Lần 2 : Bàn ăn thịnh soạn ® mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc (khi diêm tắt : trước mặt là bức tường dày đặc, lạnh lẽo).
	- Lần 2 : Bàn ăn thịnh soạn ® chỉ còn những bức tường dày đặc, lạnh lẽo, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả.
- GV : Sau 2 lần quẹt diêm đó, thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào ?
- Trao đổi nhóm 2HS và trả lời.
- GV giảng : Em bé bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em.
- Sự sắp đặt song song cảnh thực tế và cảnh mộng tưởng đó có ý nghĩa gì ?
- HS trả lời :
	+ Làm rõ nỗi mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em bé.
	+ Sự thờ ơ vô nhân đạo của xã hội đối với người nghèo.
- Trong lần quẹt diêm thứ ba, em bé thấy gì ? Từ cảnh tượng ấy, em bé mong ước điều gì ?
- Lần 3 : Cây thông 
Nô-en ® mong ước được vui đón Nô-en (khi diêm tắt : tất cả những ngọn nến bay lên).
	- Lần 3 : Cây thông 
Nô-en ® tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
- GV giải thích phong tục đón Nô-en ở các nước Châu Âu.
- Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư ?
- Em bé đã mong ước điều gì và vì sao như vậy ?
- Lần 4 : Bà mỉm cười với em ® mong được che chở, yêu thương (khi diêm tắt : bà biến mất).
	- Lần 4 : Bà mỉm cười với em ® bà biến mất.
- Lần quẹt diêm thứ năm 
có gì khác so với bốn 
lần trước ? Em bé đã nhìn thấy những gì ? Em bé mong ước điều gì ?
- Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc em bé thấy mình được bay lên cùng bà chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nữa. Điều đó có ý nghĩa gì ? (Thảo luận nhóm 4HS 1’)
- Lần 5 : Hai bà cháu bay lên cao ® mong được hạnh phúc (khi diêm tắt : em bé đi cùng bà).
- Thảo luận và trả lời :
	+ Cuộc sống chỉ là đau buồn, đói rét.
	+ Chỉ có cái chết mới giải thoát họ.
	+ Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở Thượng đế chí nhân.
	- Lần 5 : Hai bà cháu bay lên cao ® Em bé chết.
- Tất cả những điều kể trên đã nói với chúng ta về em bé như thế nào ?
- Tình cảm của tác giả đối với em bé ? 
	® Cô bé bán diêm là một cô bé bị bỏ rơi, đói rét, cô độc ; luôn khao khát được ấm no, yêu thương, yên vui và hạnh phúc.
	Þ Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, yêu thương sâu nặng của mình đối với em bé đáng thương, bất hạnh.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện của tác giả ở phần 2 ?
- GV tóm lại : Hiện thực, mộng tưởng đan xen, sắp xếp hợp lý, khéo léo tác giả đã gợi lên vẻ đẹp hồn nhiên, tươi tắn của em bé đáng thương.
- Phần cuối của văn bản cho ta thấy cảnh tượng gì ?
- Ý nghĩa từ cái chết của em bé ?
- Theo dõi phần cuối của văn bản.
- HS nêu : 
	+ Cái chết là sự giải thoát cho em bé khỏi cảnh đói, rét, cô độc. 
	+ Cái chết tố cáo sự ác độc của người cha.
	+ Cái chết lên án sự thờ ơ, vô nhân đạo của người đời trước một em bé khốn khổ.
	3. Cái chết thương tâm của em bé :
	- Em bé chết vì đói và rét trong đêm giao thừa.
	- Mọi người thờ ơ lạnh lùng.
- Khi miêu tả thi thể của em bé, tác giả viết : “em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chi tiết này có ý nghĩa gì ?
- Cho người đọc hình dung ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu bay 
lên trời đón những niềm vui đầu năm, em bé 
được mãn nguyện vì hạnh phúc. Điều đó thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với em bé bán diêm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh thể hiện ở những chi tiết nào trong văn bản ?
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé 
bất hạnh :
	® Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé 
bất hạnh.
	+ Đồng cảm với khao khát hạnh phúc của em bé (qua những mộng tưởng của em bé về chiếc lò sưởi ấm áp, bữa ăn ngon, cảnh đầm ấm với người bà đã khuất).
	+ Cách kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
- Để miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
- Nghệ thuật đối lập.
	4. Nghệ thuật :
	- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Em nêu nhận xét về cách sắp xếp sự việc trong văn bản của tác giả.
- Trình sự việc hợp lý nhằm khắc họa tâm lý của em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
	- Sắp xếp trình tự sự 
việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Khi kể chuyện, tính sáng tạo của tác giả được thể hiện ở chỗ nào ?
- Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
	- Sáng tạo trong cách 
kể chuyện.
- Từ nội dung bài học, hãy phát biểu ý nghĩa văn bản.
- Nêu ý nghĩa văn bản.
	5. Ý nghĩa văn bản :
	Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/68.
- Văn bản Cô bé bán diêm sử dụng những nghệ thuật chủ yếu nào ?
- HS nêu.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Nội dung chính của văn bản Cô bé bán diêm là gì ?
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Đọc diễn cảm đoạn trích.
	+ Ghi lại cảm nhận của em về một (hoặc một vài) chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích. (Viết sáng tạo)
	- Chuẩn bị bài mới : “Trợ từ, thán từ” Sgk/6972.
	+ Đọc, thực hiện các nhiệm vụ I, II Sgk/69,70. 
	+ Chuẩn bị trước nội dung các BT 2, 4, 5 và 6 Sgk/71, 72.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19,20 Co be ban diem.doc