Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn học: “Truyện kiều” của Nguyễn Du

I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu ND cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.

2. Kĩ năng: Tóm tắt 1 VB ở thể loại truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát.

3. Thái độ: Tự hào, yêu quý, trân trọng tác phẩm nổi tiếng của dân tộc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK.

2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới: Truyện Kiều là một niềm say mê lớn trong hàng trăm năm đối với hàng triệu người. Nhắc đến Truyện Kiều không ai là không biết đến tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du - người đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc trên nhiều phương diện cả nội dung và nghệ thuật. Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, như một nén tâm hương, một lời tri âm sâu sắc của hậu thế dành cho Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn học: “Truyện kiều” của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 26
VĂN HỌC:
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu ND cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng: Tóm tắt 1 VB ở thể loại truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát.
3. Thái độ: Tự hào, yêu quý, trân trọng tác phẩm nổi tiếng của dân tộc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới:	Truyện Kiều là một niềm say mê lớn trong hàng trăm năm đối với hàng triệu người. Nhắc đến Truyện Kiều không ai là không biết đến tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du - người đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc trên nhiều phương diện cả nội dung và nghệ thuật. Nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, như một nén tâm hương, một lời tri âm sâu sắc của hậu thế dành cho Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị danh nhân này, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác gia văn học Nguyễn Du.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu tác giả.
– GV gọi 2 HS đọc phần I (1 HS đọc mục 1, 1 HS đọc mục 2 và 3) và yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu vài nét chính về cuộc đời và gia đình Đại thi hào Nguyễn Du?
+ Với điều kiện đất nước như thế, ông đã bị tác động những gì?
+ Việc trải qua những thăng trầm trong cuộc sống đã làm cho tâm hồn của ông ntn?
– GV yêu cầu HS chú ý mục 2 và 3.
+ Nguyễn Du chủ yếu sáng tác nhiều tác phẩm bằng loại chữ viết nào?
+ Với những sáng tác của mình, Nguyễn Du đã có những đóng góp gì?
Hđ1: Tìm hiểu tác giả.
– 2 HS đọc. Yêu cầu:
à HS dọc sách, trả lời.
à HS đọc đầu đoạn SGK/78 để trả lời.
à HS đọc đoạn tiếp theo và trả lời.
– HS chú ý lắng nghe.
à HS đọc mục 2, 3 và trả lời.
à HS đọc sách kết hợp với suy nghĩ rồi trả lời.
I. Tác giả Nguyễn Du.
1. Cuộc đời.
– Nguyễn Du (1765-1820) quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử phong kiến VN. Điều này đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức, ngòi bút sáng tác của Nguyễn Du.
– Việc trải qua những thăng trầm trong cuộc sống làm cho tâm hồn ông tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
2. Sự nghiệp sáng tác.
– Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, kiệt tác là Truyện Kiều.
– Với những sáng tác của mình, Nguyễn Du đã đóng góp lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ, đặc biệt là thể thơ lục bát.
Hđ2: Tìm hiểu tác phẩm.
– GV gọi HS đọc mở đầu II và hỏi HS: 
+ Truyện Kiều ở thể loại nào?
+ Cốt truyện dựa trên tác phẩm nào?
+ GV gọi HS đọc các mục 1. Hỏi: kết cấu của tác phẩm gồm mấy phần?
– GV gọi HS đọc mục 2 và hỏi:
+ Nêu các giá trị về mặt ND của tác phẩm Truyện Kiều?
*GV chú ý HS: Ở đây giá trị ND có thể phân tích thành giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
+ Về mặt nghệ thuật, tác phẩm Truyện Kiều có những nét nghệ thuật gì đặc sắc?
– GV đọc cho HS ghi bài.
Hđ2: Tìm hiểu tác phẩm.
– HS đọc:
à HS đọc sách, trà lời.
à HS trả lời.
à HS đọc, trả lời.
– HS đọc.
à HS đọc và trả lời.
à HS đọc, trả lời.
– HS lắng nghe và ghi bài.
II. Tác phẩm Truyện Kiều.
1. Khái quát.
a. Thể loại: là truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát.
b. Nguồn gốc cốt truyện: dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.
c. Kết cấu: theo mô-típ 3 phần:
– Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
– Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
– Phần thứ ba: Đoàn tụ.
2. Giá trị của Truyện Kiều.
a. Về nội dung:
– Giá trị hiện thực: phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội PK đương thời với:
+ Bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến (thế lực quan lại, bọn buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền).
+ Số phận của những con người bị áp bức (người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ).
– Giá trị nhân đạo:
+ Niềm cảm thông trước những đau khổ của những người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ.
+ Lên án, tố cáo những thê lực tàn bạo gây khô dân lành.
+ Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất tốt đẹp.
+ Ước mơ công lí; khát vọng về quyền sống, tự do, tình yêu và hạnh phúc.
b. Về nghệ thuật.
– Nghệ thuật: có bước phát triển vượt bậc so với trước đó.
– Ngôn ngữ: trong sáng, lời văn đẹp, hay.
– Miêu tả sinh động, chân thực, đặc biệt là tả cảnh.
– Khắc họa thành công hình tượng, tính cách nhân vật.
Hđ3: Tổng kết.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (SGK/80)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Tóm tắt Truyện Kiều theo mô-típ ba phần của tác phẩm.
2. Dặn dò: 
	– Học kĩ bài.
	– Soạn bài: “Chị em Thúy Kiều” .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Truyen_Kieu_cua_Nguyen_Du.doc