I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau đó.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.
2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ.
- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu thiên nhiên.
Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày soạn: 05/08/14 Ngày dạy: 12/08/14 Chương I.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể: 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau đó. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. Kỹ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích tranh vẽ. - Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường. - Yêu thiên nhiên. Phương pháp Vấn đáp. Diễn giảng. Trực quan. - Hoạt động nhóm. Phương tiện - Giáo viên: Phóng to hình 1.1,1.2,1.3 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp(5’) - Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu về chương trình môn học - Phương pháp học tập bộ môn. - Yêu cầu của bộ môn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3.Vào bài mới: *Mở bài(2’): Đặt vấn đề: ? Khi trồng cây muốn chúng sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì? Vậy sự hấp thụ nước và muối khoáng ở cây diễn ra như thế nào? *Tiến trình bài học F Hoạt động 1: (12’) I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây ( thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chat diễn ra bình thường,), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. I. Rễ la cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng Rễ thực vật trên cạn ăn sâu, lan rộng hướng tới nguồn nước, đặc biệt hình thành với số lượng khổng lồ các lông hút tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. - ? Nếu bón phân mà không tưới nước thì cây có hấp thụ được phân bón không? (Y) Tại sao khi khô hạn tốc độ lớn của cây lại chậm? (G) - ? Buổi trưa náng gắt tại sao cây không bị chết bởi nhiệt độ cao? (G) - ? Nước có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? (TB) - ? Thường tưới nước và bón phân vào cơ quan nào của cây? (Y) - ? Đâu là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng của cây? (Y) - Không. Vì thiếu nước nên khi khô hạn tốc độ lớn của cây lại chậm. - Nhờ vào quá trình thoát hơi nước của cây. - Trả lời. - Rễ cây. - Rễ cây. F Hoạt động 2: (15’) II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút: - Hấp thụ nước: Nước xâm nhập từ đất vào rễ theo cơ chế thụ động( cơ chế khuếch tán) nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất của cây. - Hấp thụ ion khoáng: Theo 2 cơ chế: + Thụ động: đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp + Chủ động: đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: Qua 2 con đường: - Con đường tế bào chất: các chất đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào - Con đường gian bào: các chất đi theo không gian giữa các TB và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành TB→ đến đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất - Giới thiệu: Sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ cũng tương tự như sự hấp thụ nước và ion khoáng qua màng tế bào. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin II.1SGK, trao đổi nhóm(4HS) trong 2phút: tìm điểm khác nhau giữa cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng. - Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày - Nhận xét. - ? Cơ chế thẩm thấu là như thế nào? (K) Thế nào là môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương? (K) - ? Điều kiện cho cơ chế vận chuyển nước xảy ra là gì? (K) - ? Cơ chế thụ động khác chủ động ở điểm nào? (K) - Nhận xét và khái quát - Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 SGK: + ? Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo mấy con đường? Kể tên các con đường vận chuyển đó? (TB) + Phân biệt hai con đường vận chuyển trên. (K) + ? Vận chuyển theo con đường nào nhanh hơn? Con đường nào sẽ có sự chọn lọc các chất? (G) + ? Đai Caspari có vai trò gì?(TB) - Nhận xét và khái quát kiến thức - Lắng nghe - Trao đổi - Trình bày - Lắng nghe - Liên hệ kiến thức cũ trả lời - Phải có sự chênh lệch thế nước giữa bên trong và bên ngoài môi trường. - Trả lời - Quan sát và trả lời: + 2 con đường: Con đường tế bào chất, Con đường gian bào. + Dựa vào thông tin SGK trả lời + Con đường gian bào nhanh hơn. Con đường tế bào chất có sự chọn lọc + Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển các chất vào trung trụ. F Hoạt động 3: (5’)III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất - Độ pH, độ thoáng của đất - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực hịên lệnh III.1SGK:? Kể ra nhữn yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.? (G) - ? Biện pháp được sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong việc chăm sóc cây cảnh để tạo điều kiện cho cây hút nước và ion khoáng? (K) - Giáo dục: Bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình, - Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu, đô PH, - Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước, chăm sóc, bón phân và tưới tiêu hợp lí. - Chú ý 4. Củng cố( 5’): Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm: Câu 1: Rễ cây hấp thụ những chất nào? (TB) A. Nước và các chất khí B. Nước và các chất dinh dưỡng C. Nước và các ion khoáng D. Oxi và các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước Câu 2:Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ cơ chế nào? (K) A. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Đi ngược chiều građien nồng độ C. Thẩm thấu qua màng tế bào D. Cơ chế thụ động và chủ động Câu 3: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? (K) A. Thẩm thấu B. Thẩm tách C. Chủ động D. Nhập bào Câu 4: Rễ cây trên cạn khi bị ngập úng lâu sẽ (K) A. mọc nhanh hơn B. chết C. mọc chậm hơn D. không mọc 5.Dặn dò: (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục em có biết. - Chuẩn bị bài 2: Hoàn thành PHT: So sánh cấu tạo, thành phần, động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Đặc điểm so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch mạch Động lực đẩy dòng mạch
Tài liệu đính kèm: