I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Nêu được các dòng vận chuyển vật chất trong cây
- Trình bày được cấu tạo của cơ quan vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng :
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Quan sát, phân tích hình vẽ.
- Hoạt động hợp tác trong nhóm và làm việc độc lập với SGK.
Ngày soạn: 24/8/2015 BÀI 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Nêu được các dòng vận chuyển vật chất trong cây - Trình bày được cấu tạo của cơ quan vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng : - Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. - Quan sát, phân tích hình vẽ. - Hoạt động hợp tác trong nhóm và làm việc độc lập với SGK. 3. Thái độ - Có ý thức học tập, tìm tòi nghiên cứu. II. Phương tiện dạy học - Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK. - Phiếu học tập. III. Phương pháp dạy học - Phương pháp quan sát tranh - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp làm việc độc lập với sách giáo khoa - Phương pháp hoạt động nhóm IV. Nội dung trọng tâm Cấu tạo của cơ quan vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển và động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. V. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây. Gỉai thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết. 2. Bài mới Nước và các ion khoáng được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ sau đó đc vận chuyển đến đến thân lên lá để thực hiện quá trình thoát hơi nước, quang hợp và tổng hợp các chất. Vậy thì quá trình vận chuyển các chất trong cây diễn ra như thế nào? * Giáo viên giới thiệu trong cây có 2 dòng vận chuyển: + Dòng mạch gỗ + Dòng mạch rây 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng mạch gỗ 2.1.1. Mục tiêu HS trình bày được: - Cấu tạo của mạch gỗ - Thành phần của dịch mạch gỗ - Động lực đẩy dòng mạch gỗ 2.1.2. Cách tiến hành 2.1.2.1. Tìm hiểu cấu tạo của mạch gỗ - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi: + Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây? + Hãy cho biết quản bào và mạch ống khác nhau ở điểm nào? Bằng cách điền vào PHT số 1: Tiêu chí so sánh Quản bào Mạch ống Đường kính Chiều dài Cách nối + Cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng như thế nào? - Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức và rút ra kết luận về cấu tạo của mạch gỗ. 2.1.2.2. Tìm hiểu thành phần của dịch mạch gỗ - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trả lời câu hỏi: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ? - GV nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. 2.1.2.3. Tìm hiểu động lực đẩy dòng mạch gỗ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào? - GV cho HS quan sát hình 2.3 và yêu cầu HS mô tả thí nghiệm. Thí nghiệm này chững minh điều gì? + Yêu cầu HS trả lời câu lệnh trang 11 SGK. - GV nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. I. Dòng mạch gỗ 1. Cấu tạo của mạch gỗ Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá. 2. Thành phần của dịch mạch gỗ Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 3. Động lực đẩy dong mạch gỗ - Áp suất rễ. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá. 2.2. Hoạt động 2:Tìm hiểu dòng mạch rây 2.2.1. Mục tiêu HS trình bày được: - Cấu tạo của mạch rây - Thành phần của dịch mạch rây - Động lực đẩy dòng mạch rây 2.2.2. Cách tiến hành Giáo viên : Cho HS quan sát hình 2.2 và nghiên cứu mục II và trả lời câu hỏi : + Cấu tạo của mạch rây? + Thành phần của dịch mạch rây? + Động lực vận chuyển ? + Từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây bằng cách điền vào PHT số 2 : Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực + GV cho HS quan sát hình 2.6 và trả lời câu hỏi: Vì sao mạch rây gồm các TB sống mà không phải các TB chết như ở mạch gỗ? Nêu mối liên hệ giữa dòng mạch rây và mạch gỗ? - GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. II. Dòng mạch rây 1. Cấu tạo của mạch rây Gồm các tế bào sống là ống dây (tế bào hình dây) và tế bào kèm. 2. Thành phần của dịch mạch rây Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật 3. Động lực của dòng mạch rây Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp. 3. Củng cố Câu 1. Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ bị bóc phình to ra? Câu 2. Sự hút nước, muối khoáng ở rễ khác sự hút nước, muối khoáng ở cây như thế nào? 4. Hướng dẫn về nhà - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài mới. Đáp án PHT số 1 Tiêu chí so sánh Quản bào Mạch ống Đường kính Nhỏ Lớn Chiều dài Dài Ngắn Cách nối Gối đầu lên nhau Đầu kế đầu Đáp án PHT số 2 Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo - Là những tế bào chết. - Thành tế bào có chứa linhin. - Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá. - Là những tế bào sống. - Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Thành phần dịch - Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. - Là các sản phẩm đổng hóa ở lá: + Saccarozo, aa, vitamin, + Một số ion khoáng được sử dụng lại. Động lực - Là sự phối hợp của 3 lực : + Áp suất rễ. + Lực hút do thoát hơi nước ở lá. + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Tài liệu đính kèm: