I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức
Đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng .
II. Phương pháp
- Vấn đáp - Diễn giảng - Hoạt động nhóm.
BÀI 21. THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể: Kiến thức Đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành. 3. Thái độ - Có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng . Phương pháp Vấn đáp - Diễn giảng - Hoạt động nhóm. Phương tiện - Giáo viên: - Huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế. - Nhiệt kế để đo thân nhiệt - Đồng hồ bấm giây - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp(1’) - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3.Vào bài mới: *Mở bài(3’): - Giới thiệu cho HS nội dung bài thực hành. - Dụng cụ thực hành. *Tiến trình bài thực hành(32’): Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Cách đếm nhịp tim + Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút. + Cách 2 : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút. 2. Cách đo huyết áp - Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng cánh tay lên bàn. - Kéo tay áo lên gần nách, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay (hình 21.1 SGK ). - Vặn chặt núm xoay và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ 160 - 180 mm Hg thì dừng lại - Vặn ngược từ từ để xả hơi, đồng thời nghe tim mạch để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu 3. Cách đo nhiệt độ cơ thể - Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng 2 phút, lấy ra đọc kết quả - Chia nhóm, phân công vị trí tiến hành thí nghiệm cho mỗi nhóm. - Các trị số nhịp tim, huyết áp tối đa và tối thiểu, thân nhiệt đo được ở mỗi người được ghi vào bảng kẻ sẵn. Mỗi HS có kết quả đo và ghi vào bảng ở 3 thời điểm: + Trước khi chạy nhanh tại chổ. + Ngay sau khi chạy nhanh 2 phút tại chổ. + Sau khi nghỉ chạy được 5 phút. - Yêu cầu HS giải thích huyết áp ứng với tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối đa, huyết áp ứng với thời điểm bắt đầu không nghe thấy tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu. - Nhận xét kết quả và giải thích: - Khi bơm khí vào làm tăng áp lực trong bao cao su và nén chặt động mạch cánh tay lại nên máu không đi qua động mạch được , ta không nghe thấy tiếng đập của động mạch . Khi ta xả khí cảu bao cao su ra , áp lực ép lên động mạch giảm dần cho đeesn khi bằng áp lực của động mạch khi tim co,lúc náy máu mới có thể chui qua động mạch và làm rung thành mạch , trong ôsng nghe có thể nghe những tiếng đập đầu tiên . Huyết áp lúc đó là huyết áp tối đa. - Khi áp lực trong bao cao su bằng áp lực trung bình cảu huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểuthì thành động mạch có nhiều thời gian tự do rung động nên ta nghe được tiếng đập rõ nhất. - Khi áp lực trong bao cao su bắt đầu thấp hơn huyết áp tối đa thì huyết áp đẩy căng thành động mạch ra , vì vậy ta không nghe tiếng đập nữa. Huyết áp lúc đó chính là huyết áp tối thiểu. - HS chia nhóm và bắt đầu đo huyết áp của từng người. - Hs ghi kết quả vào bảng tường trình đã có sẵn. Giải thích sai số ( nêu có) - Giải thích tại sao các trị số huyết áp và mạch đập, nhiệt độ thay đổi ngay sau khi chạy nhanh 2 phút. - Chú ý lắng nghe. 4. Thu hoạch( 8’): - Mỗi học sinh làm một bảng tường trình, theo các nôi dung sau: + Hoàn thành bảng sau: Nhịp tim (nhịp/phút) Huyết áp tối đa (mm Hg) Huyết áp tối thiểu(mm Hg) Thân nhiệt Trước khi chạy nhanh tại chỗ Sau khi chạy nhanh Sau khi nghỉ chạy 5 phút Nhận xét kết quả? Giải thích tại sao các trị số lại thay đổi? - Nhận xét giờ thực hành. 5. Dặn dò (1’): - Chuẩn bị bài 22( hoàn thành các bài tập ở bài 22)
Tài liệu đính kèm: