Giáo án Sinh học 11 - Bài 25: Thực hành: hướng động

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng thực hành: thực hiện thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.

3. Thái độ

- Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4298Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 25: Thực hành: hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25. THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
Tuần: 24
Tiết: 27
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
- Củng cố kiến thức về cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động
Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hành: thực hiện thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
3. Thái độ
- Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
Phương pháp 
Vấn đáp
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Dụng cụ: Gồm hai đĩa đáy sâu, 1 chuông thủy tinh hay nhựa trong suốt. 1 nút cao su( xốp, gỗ) có đường kính 5-6cm, mềm đủ để cắm được kim. 2 ghim nhỏ, 1 panh gắp hạt, 1 dao lam hoặc kéo, 1 giấy lọc.
- Học sinh: Mẫu vật: Hạt đậu, ngô, lúa mới nhú mầm.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(3’): - Giới thiệu cho HS nội dung bài thực hành.
 - Dụng cụ thực hành.
*Tiến trình bài học ( 30’)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
	Chọn các hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên 2 hạt vừa chọn. Cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, còn các lá mầm thì hướng vào bên trong. Sau đó, cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt.. Đặt nút cao su lên trên lên đáy của đĩa đã có nước. Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. Úp lên đĩa và nút đã ghim cây mầm bằng chuông thuỷ tinh, ròi đặt trong bóng tối. Sau 1-2 ngày, quan sát sự vận động của rễ ở cây mầm còn nguyên vẹn và cây mầm bị cắt đỉnh rễ. Học sinh rút ra kết luận về sự vận động của rễ mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm.
- Chia nhóm, phân công vị trí tiến hành thí nghiệm cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Theo dõi các nhóm làm thí nghiệm.
- Nhận xét và kết luận.
- HS chia nhóm.
- Làm thí nghiệm.
- Chú ý lắng nghe.
4. Thu hoạch( 10’): 
- Học sinh làm tường trình về quá trình thí nghiệm
- Từng nhóm HS báo cáo trước lớp về kết quả của thí nghiệm và rút ra kết luận về sự vận động hướng trọng lực của rễ cây.
5. Dặn dò (1’): 
- Chuẩn bị bài 26. ( So sánh ứng động ở thực vật và ở động vật)
- Hoàn thành phiếu học tập.
Hệ thần kinh
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Hệ thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng ống

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 25 S11.doc