Giáo án Sinh học 11 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 - Trình bày được định nghĩa, khái niệm về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng.

 - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng.

 - Trình bày được vai trò đặc trưng của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.

2. Kỹ năng

 - Quan sát và phân tích tranh vẽ.

 - Rèn luyên tư duy logic và biết cách liên hệ thực tiễn để nắm vấn đề

3. Thái độ

 - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu vấn đề bón phân cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 17486Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG 
Tuần: 4
Tiết:4
Ngày soạn: 01/09/14
Ngày dạy: 09/09/14
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức	
 - Trình bày được định nghĩa, khái niệm về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng.
 - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng. 
 - Trình bày được vai trò đặc trưng của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
Kỹ năng
 - Quan sát và phân tích tranh vẽ.
 - Rèn luyên tư duy logic và biết cách liên hệ thực tiễn để nắm vấn đề
3. Thái độ
 - Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu vấn đề bón phân cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Phóng to Hình 4.1, 4.2, .4.3 SGK
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(6’):
 Câu hỏi: Thoát hơi nước đóng vai trò như thế nào trong đời sống của cây ? Cơ chế của quá trình thoát hơi nước diễn ra như thế nào? 
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: ? Cây luôn thực hiện quá trình hấp thụ nước và muối khoáng. Vậy các nguyên tố khoáng đóng vai trò như thế nào trong đời sống của thực vật?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (10’) I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố: 
+ Không thể thiếu trong đời sống của cây.
+ Không thể thay thế được bởi nguyên tố nào khác.
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
- Bao gồm :
+ Nguyên tố đại lượng:C. H, O, N, S,P, K,Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng: Fe, Cl, Cu, Mo, Ni
- Cho HS quan sát hình 4.1 SGK phóng to. 
- Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm trong hình 4.1 và rút ra nhận xét.( Trao đổi nhanh). (K)
- Nhận xét và kết luận : Những nguyên tố dinh dưỡng này gọi là những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng. ? Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố như thế nào? (Y)
- Yêu cầu HS liệt kê các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng. (TB)
- ? Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thường được phân thành những nhóm nào? (TB)
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Quan sát hình.
- Cây chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng, cây thiếu nguyên tố Nitơ sinh trưởng kém và cây sinh trưởng rất kém khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng còn lại
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là nguyên tố không thể thiếu trong đời sống của cây, không thể thay thế được bởi nguyên tố nào khác, trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
- C. H, O, N, S,P, K,.
- 2 nhóm: đại lượng và vi lượng.
F Hoạt động 2: (12’) II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
trong cây.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
- Nguyên tố đại lượng: chủ yếu đóng vai trò cấu trúc tế bào, cơ thể, điều tiết các quá trình sinh lí.
 - Nguyên tố vi lượng: chủ yếu đóng vai trò hoạt hoá các ezim.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 + bảng 4 SGK. ? Thiếu Mg thì cây sẽ biểu hiện như thế nào? Tại sao lại có biểu hiện như vậy? (G)
- ? Thiếu N cây biểu hiện như thế nào? Tại sao lại có biểu hiện như vậy? (G)
- Nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời của HS và giới thiệu thêm một số biểu hiện của cây khi bị thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khác.
- Bổ sung: Để xác định vai trò của từng nguyên tố đối với sinh trưởng và phát triển của cây các nhà khoa học đã bố trí thí nghiệm: lô đối chứng chứa đầy đủ nhân tố dinh dưỡng thiết yếu, một lô thiếu nhân tố dinh dưỡng thiết yếu nào đó từ đó so sánh kết quả.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời câu lệnh: Dựa theo nội dung của bảng 4, hãy khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- Gọi 1 vài nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét và kết luận vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- Quan sát hình 4.2 + bảng 4 SGK và trả lời: Lá cây thiếu Mg sẽ mất màu xanh lục. Vì Mg là nguyên tố quan trọng tham gia vào cấu tạo của diệp lục. 
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Trao đổi.
- 1 vài nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Ghi bài.
F Hoạt động 3: (10’)III. Nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây.
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
- Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại 2 dạng: hoà tan và không hoà tan.
- Cây chỉ hấp thu khoáng ở dạng hoà tan( dạng ion).
2. Phân bón cho cây trồng.
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng phải bón phân với liều lượng hợp lí.
+ Nếu thiếu phân cây sinh trưởng và phát triển chậm.
+ Nếu thừa sẽ gây độc cho cây, ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường nước, đất.
- ? Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu do đâu mà cây có được? (K)
- ? Tại sao đất được xem là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây? (K)
- ? Trong đất muối khoáng tồn tại dưới những dạng nào? (Y)
- Yêu cầu HS quan sát bảng 4. ? cây sẽ hấp thu khoáng dưới dạng nào? (TB)
- Bổ sung: Hàm lượng tổng số của một nguyên tố bao gồm hàm lượng ở dạng không hoà tan( cây không hấp thu đựơc) và hàm lượng ở dạng ion ( cây hấp thu được). Và dựa vào khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà đánh giá độ phì nhiêu của đất.
- ? Nhân tố tác động đến độ phì của đất là gì? (K)
- Nhận xét và kết luận 
- Yêu cầu HS kể một số biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Yêu cầu hs thảo luận và trả lời lệnh ở H4.3 SGK: Nhận xét Liều lượng phân bón hợp lí cho cây trồng sinh trưởng tốt nhất ? (K)
- ? Nếu bón thiếu hoặc thừa phân bón sẽ gây ra hậu quả gì? Cho ví dụ. (G)
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Do đất cung cấp hoặc do con người cung cấp qua bón phân.
- Vì trong đất có chứa rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khoáng.
- Hoà tan và không hoà tan.
- Quan sát bảng 4 và trả lời: dạng hoà tan( dạng ion).
- Chú ý lắng nghe.
- Nghiên cứu Sgk trả lời.
- Liên hệ thực tế trả lời.
- Thảo luận và cử đại diện trả lời: Là liều lượng đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt nhất, lượng phân bón cần phải ở mức độ tối ưu. Thiếu hoặc thừa phân cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây trồng
- Dựa vào kiến thức thực tế trả lời.
- Lắng nghe.
 4. Củng cố( 4’): Cho học sinh trả lời các câu trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn câu không đúng với nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. (K)
Có thể thiếu trong đời sống của cây. 	B. Không thể thiếu trong đời sống của cây.
 C. Không thể thay thế được bởi nguyên tố nào khác.
D. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. 
Câu 2. Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại mấy dạng? (TB)
A. 2	B. 3	C. 4	D.5
Câu 3: Vai trò của nguyên tố vi lượng là gì? (TB)
A. Cấu trúc tế bào 	B. Cấu trúc cơ thể 
C. Điều tiết quá trình sinh lí của cây. 	D. Hoạt hoá các enzim.
5.Dặn dò: (1’)
- Học và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nếu bón quá nhiều phân nitơ cho cây làm thực phẩm có tốt không? Tại sao?
- Đọc phần “em có biết” cuối bài học.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 4 VAI TRO CUA CAC NGUYEN TO KHOANG.doc