Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

-Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật

- Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan

- Làm việc nhóm.

3. Thái độ:

Tích cực học tập, bảo vệ môi trường sống của thực vật.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5918Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 43
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHƯƠNG IV. SINH SẢN
A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
BÀI 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật
- Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích tranh hình SGK và một số hình ảnh liên quan
- Làm việc nhóm.
3. Thái độ:
Tích cực học tập, bảo vệ môi trường sống của thực vật.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Hình ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển ở một số động vật.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(7’): 
Sửa báo cáo bài thực hành bài 40.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Chúng ta đã tìm hiểu 3 đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp cơ thể trong các chương 1, 2 và 3. Vậy đặc trưng còn thiếu trong 4 đặc trưng đó là gì? _ “ Sinh sản”. Hôm nay chúng ta chuyển sang chương mới : “Sinh sản” Và bài đầu tiên là “ Sinh sản vô tính ở thực vật”.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) Khái niệm chung về sinh sản.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm chung về sinh sản
1. Khái niệm:
 Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
2. Các kiểu sinh sản:
 - Sinh sản vô tính
 - Sinh sản hữu tính
- Cho ví dụ: Ngọn mía mọc thành những cây mía; Những hạt ngô mọc thành những cây ngô; Thằn lằn đứt đuôi mọc thành đuôi mới
- ? Trong các ví dụ trên cho biết đâu là hình thức sinh sản?
- ? Thế nào là sinh sản? Ở thực vật có những kiểu sinh sản nào?
- Nhận xét.
- Chú ý.
- Ngọn mía mọc thành những cây mía; Những hạt ngô mọc thành những cây ngô.
- Là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
F Hoạt động 2: (20’) Sinh sản vô tính ở thực vật
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Sinh sản vô tính ở thực vật:
 1. Sinh sản vô tính là gì?
- Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống bố mẹ.
* Cơ sở tế bào học: Quá trình nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử
- Ví dụ: dương xỉ, rêu
- Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể con hình thành từ bào tử. Bào tử được hình thành trong túi bào tử từ thể giao tử.
b. Sinh sản sinh dưỡng
 - Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể con phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như: thân củ, rễ,lá,của cơ thể mẹ.
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép cành và ghép chồi
b. Chiết cành và giâm cành
c. Nuôi cấy mô tế bào
Lấy các tế bào từ các phầnkhác nhau của cơ thể thực vật( củ, lá, đỉnh sinh trưởng..)đem nuôi trong môi trường thích hợp (invitro) để tạo thành các cây con.
* Có sở khoa học: Tính toàn năng của tế bào
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
b. Đối với con người: 
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người
- Nhân nhanh giống cây trồng
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa
- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
- Lấy một số ví dụ: Trên củ khoai tây, nảy chồi rồi hình thành những cây khoai tây mới; Thân mì, mọc thành những cây mì
- ? Nhận xét đặc điểm của các cây con với cây mẹ ban đầu?
- ? Các cây con hình thành có thông qua sự tạo thành giao tử không?
- ? Thế nào là sinh sản vô tính? 
- ? Ở thực vật có những hình thức sinh sản vô tính nào?
+ ? Sinh sản bào tử gặp ở đối tượng nào?
- Bổ sung: Ở rêu và dương xỉ có sự xen kẻ giữa sinh sản vô tính và hữu tính.
- Yêu cầu HS nghiên cứu H41.1 ? Chu kì phát triển của rêu xảy ra như thế nào?
+ ? Cây rêu là cơ thể gì? Đơn bội hay lưỡng bội?
- Bổ sung: Thể bào tử (2n) nằm trên thể giao tử và thực hiện giảm phân tạo nên các bào tử sinh sản(n), khi gặp điều kiên môi trường thuận lợi thì nảy mầm thành cây rêu mới. 
- ? Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản như thế nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình 41.2 và cho biết những hình thức sinh sản sinh dưỡng?
- ? Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản như thế nào?
- ? Từ những tìm hiểu trên cho biết ưu và nhược điểm cúa sinh sản vô tính ở thực vật?
- Bổ sung và hoàn thiện: Ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính con người ứng dụng để nhân giống cây trồng( sinh sản sinh dưỡng nhân tạo).
- ? Có những hình thức nhân giống vô tính nào?
- YC HS nghiên cứu H 43.1 và 43.2 SGK trao đổi nhóm và cho biết:
+ Ghép chồi , ghép cành thực hiện như thế nào?
+ Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở mắt ghép?
+ Các phương pháp không có trên hình H43 là gì?
- Nhận xét và bổ sung: Cần buộc chặt mắt ghép cung như cành ghép vào gốc ghép để mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau đảm bảo thông xuốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép
- Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời lệnh trong SGK
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục II.3.c cho biết nuôi cấy mô tế bào là gì?
- ? Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật là gì?
- ? TÍnh toàn năng là gì?
- ? Sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật và con người? 
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Các cây con tạo thành giống hoàn tòan cây mẹ
- Cây con hình thành không thông qua quá trình tạo giao tử 
- Nghiên cứu SGK và phát biểu khái niệm Sinh sản vô tính
- Có hai hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
- Sinh sản bào tử gặp ở dương xỉ và rêu
- Ghi sơ đồ tổng quát chu trình phát triển cây rêu:
+ Cây rêu là thể giao tử (n) 
- Lắng nghe.
- Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể con hình thành từ một tế bào chuyên hóa gọi là bào tử.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng thân, củ, rễ.
- Trả lời
- Trả lời
- Chú ý lắng nghe.
- Có ghép chồi, ghép cành, chiết cành và giâm cành
- Trao đổi và trả lời
+ Trả lời.
+ Phảicắt bỏhết lá ở mắt để giảm sự thóat hơi nước làm mất nước để nuôi mô ghép
+ Trên H43 còn thiếu: chiết cành, giâm cành, trồng hom, trồng củ
- Lắng nghe.
- Trả lời lệnh:
+Giữ nguyên được tính trạng mà ta mong muốn
+ Thời gian thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây mọc từ cành giâm và cành chiết mau sớm cho ra hoa 
- Nuôi cấy mô tế bào thực vật là từmột mô tế bào đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
- Tính toàn năng của tế bào
- Là khả năng của tế bào phát triển thành cây nguyên ven ra hoa và kết hạt bình thường
- Trả lời: Giúp cho sự tồn tại của thực vật
+ Đảm bảo cho sự phát triển của thực vật
+ Giúp nhân nhanh giống cây trồng..
4. Củng cố( 6’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1. Sinh sản vô tính được đặc trưng bởi:
A. Không có quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
B. Tạo ra nhiều con cháu trong một thế hệ.
C Có quá trình giảm phân.
D Con cháu đa dạng.
Câu 2. Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân, lá được gọi chính xác là:
A Sinh sản bào tử.	B Sinh sản vô tính.
C Sinh sản sinh dưỡng	D Sinh sản hữu tính.
Câu 3. Sai khác cơ bản của ghép cành so với giâm và chiết là:
A Không tạo thêm cá thể mới.
B Có thể tạo được giống mang đặc tính của hai cơ thể khác nhau.
C Cành ghép nhanh cho thu hoạch.
D Tất cả đều đúng
Câu 4. Phương pháp nhân giống vô tính cho hiệu suất cao nhất là:
A Giâm cành.	B Chiết cành.
C Ghép cành.	D Nuôi cấy mô
5. Dặn dò (2’): 
- Học bài
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc bài 42 ( So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật; xem lại cấu tạo của hoa).

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 41 S11.doc