1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết được các cơ quan thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.Biết các thành phần chủ yếu của tế bào
- HS hiểu được khái niệm về mô
1.2.Kĩ năng:
Quan sát hình vẽ rút ra kiến thức
So sánh, tổng hợp
1.3.Thái độ:
Yêu thích môn học
2.TRỌNG TM:
Cấu tạo tế bào
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên:
Tranh cấu tạo tế bào thực vật
Bảng phụ ghi bi tập thảo luận
3.2.Học sinh:
-Quan sát và mô tả hình dạng các loại tế bào thực vật ( rễ, thân, lá ) ở sgk
-Mô tả các thành phần chính của một tế bào
-Nhận xét hình dạng, cấu tạo của các tế bào trong cùng một mô
4.TIẾN TRÌNH
CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Bài7: Tiết 6 Tuần: 3 ND:29/8/2012 1.MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết được các cơ quan thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.Biết các thành phần chủ yếu của tế bào - HS hiểu được khái niệm về mô 1.2.Kĩ năng: Quan sát hình vẽ rút ra kiến thức So sánh, tổng hợp 1.3.Thái độ: Yêu thích môn học 2.TRỌNG TÂM: Cấu tạo tế bào 3.CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên: Tranh cấu tạo tế bào thực vật Bảng phụ ghi bài tập thảo luận 3.2.Học sinh: -Quan sát và mô tả hình dạng các loại tế bào thực vật ( rễ, thân, lá ) ở sgk -Mô tả các thành phần chính của một tế bào -Nhận xét hình dạng, cấu tạo của các tế bào trong cùng một mô 4.TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:KTSSH: 6A1............................................................................................................................... 6A2 : 6A3 4.2/Kiểm tra miệng Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau của tế bào cà chua – tế bào vảy hành? (8đ) Câu 2:Tế bào thực vật cĩ cấu tạo như thế nào?(2đ) ĐA: 1.Giống: là những cấu trúc rất nhỏ, xếp sát nhau Khác: Tế bào vảy hành có nhiều cạnh (hình đa giác ). Tế bào thịt quả cà chua có hình trứng 2. Tế bào thực vật gồm: -Vách tế bào - Màng sinh chất -Chất tế bào -Nhân và 1 số thành phần không bào, lục lạp 4.3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Như ta đã biết tế bào vảy hành có nhiều cạnh, là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vảy hành không? Hoạt động 2:Tìm hiểu hình dạng – kích thước tế bào MT:Hình dạng – kích thước tế bào GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu mục 1 sgk để trả lời câu hỏi: Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá? HS: Quan sát hình 7.1 đến 7.3 lát cắt ngang của rễ, thân, lá-trả lời câu hỏi HS: Cấu tạo bằng nhiều tế bào GV: Em có nhận xét gì về hình dạng của tế bào? HS: Có nhiều hình dạng (hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sợi) GV: Qua hình 7.1 trong cùng 1 cơ quan, tế bào có giống nhau không? HS: có sự khác nhau GV: Thân cây gồm các loại tế bào biểu bì thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột GV: Dựa vào thông tin ở bảng SGK nhận xét về kích thước các loại tế bào thực vật? HS: Kích thước tế bào thực vật nhỏ như tế bào mô phân sinh, vảy hành, tế bào khá lớn như tép bưởi, cà chua GV: Tế bào có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào MT:Cấu tạo tế bào GV: Treo tranh “Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật” GV: yêu cầu HS quan sát hình 7.4, thông tin SGK. Tiến hành thảo luận nhóm(3p ) xác định các bộ phận của tế bào HS: Quan sát tranh và nêu thành phần cấu tế bào GV: Nêu chức năng của các thành phần của tế bào? HS: Xác định chức năng của các thành phần tế bào như sgk GV: Vì sao những tế bào thịt lá có màu xanh? HS: Có lục lạp chứa diệp lục màu xanh GV: Nhờ có lục lạp chứa diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp mà thực vật có khả năng tổng hợp nên chất hữu cơ. *GDMT: Không được bẻ cành ,hái la,ù chặt phá thân cây làm ảnh hưởng đến sức sống của cây (Trừ các loại cây thu hoạch lá, hoặc sự cần thiết khác) Hoạt động 3: Tìm hiểu về mô MT:Mơ GV: Yêu cầu HS quan sát H 7.5 sgk GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo, hình dạng các tế bào cùng 1 loại mô, các loại mô khác nhau? HS: Các tế bào trong cùng một mô thì giống nhau, các mô khác nhau có các tế bào khác nhau. GV: Mô là gì? Cho ví dụ? HS: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. 1/Hình dạng – kích thước tế bào Cơ thể thực vật cấu tạo bằng tế bào. Tế bào có hình dạng kích thước khác nhau 2/Cấu tạo tế bào Tế bào thực vật gồm: -Vách tế bào - Màng sinh chất -Chất tế bào -Nhân và 1 số thành phần không bào, lục lạp 3/Mô Mô là nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng VD: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ. 4.Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Hãy dùng các từ : màng tế bào, chất tế bào, không bào, nhân điền vào chỗ trống 1/.bao bọc ngoài chất tế bào 2/.là chất keo lỏng, trong chứa bào quan. Tại đây là nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào 3/cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào 4/chứa dịch tế bào Câu 2: Trò chơi giải ô chữ SGK/26 ĐA :1. 1.màng tế bào,2.chất tế bào,3.nhân,4.không bào. 2. 1/ Thực vật 2/ Nhân tế bào, 3/ Không bào 4/ Màng sinh chất 5/ Chất tế bào 5/Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này : - Học bài trả lời câu hỏi. -Đọc “ Em có biết” -Làm bài tập trong vở bài tập * Đối với bài học ở tiết học tiêp theo : - Chuẩn bị bài “ Sự lớn lên và phân chia tế bào”. -Quan sát H 8.1 -8.2 trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào, chú ý câu hỏi thảo luận SGK/28 -Thực hiện phần tìm hiểu bài mới trong vở bài tập 5. Rút kinh nghiệm : * Ưu điểm : Nộidung:............................................................................................................................ ........................................................................................................................................... Phươngpháp:...................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học ............................................................................... ........................................................................................................................................... .* Khuyết điểm : Nộidung:............................................................................................................................ ........................................................................................................................................... Phương pháp : .................................................................................................................. ........................................................................................................................................... .Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học : .......................................................................... ......................................................................................................................................... Hướng khắc phục : .
Tài liệu đính kèm: