Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 14: Thân dài ra do đâu - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải

1. Kiến thức:

- Trình bày được than mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ( ngọn và lóng ở 1 số loài)

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ: phóng to H 13.1 SGK/43,H14.1 SGK/46

- Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: 6A4:.

 . 6A5:.

 6A6:.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Người ta có thể chia thân thành những loại nào? Cho ví dụ?

3. Hoạt động dạy và học:

* Mở bài: Nếu như các em đã gieo hạt đậu vào khai đất ẩm vài ngày sau qs cây đậu dài ra. Vậy cây đậu dài ra được do đâu? Khi trồng rau thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1986Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 14: Thân dài ra do đâu - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Ngày soạn 07/09/2013
Tiết 16	 Ngày dạy 12/10/2013
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải
1. Kiến thức: 
- Trình bày được than mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ( ngọn và lóng ở 1 số loài) 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ: phóng to H 13.1 SGK/43,H14.1 SGK/46
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 6A4:................................................................................................................
 . 6A5:...............................................................................................................
 6A6:...............................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Người ta có thể chia thân thành những loại nào? Cho ví dụ?
3. Hoạt động dạy và học: 
* Mở bài: Nếu như các em đã gieo hạt đậu vào khai đất ẩm vài ngày sau qs cây đậu dài ra. Vậy cây đậu dài ra được do đâu? Khi trồng rau thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên.
HOẠT ĐỘNG 1: SỰ DÀI RA CỦA THÂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà.
- GV treo H14.1 yêu cầu HS thảo luận nhómtrả lời câu hỏi
+ So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm khi ngắt ngọn và không ngắt ngọn.
+ Thân dài ra do bộ phận nào?
+ Giải thích vì sao thân dài ra được?
-GV gọi 1-2 nhóm phát biểu nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV giảng: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn, khi bấm ngọn cây không dài ra được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá, chồi hoa phát triển.
- Nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà.
- HS quan sát H14.1 thảo luận nhóm nêu được:
è Cây bị ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.
è Thân dài ra do phần ngọn.
è Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn làm cho thân dài ra.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS ghi nhận.
*Tiểu kết: Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
HOẠT ĐỘNG 2: GIẢI THÍCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV gọi HS đọc  SGK và hoàn thành lệnh Ñ.
+ Hãy giải thích vì sao người ta phải làm như thế?
? Ta ngắt ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào?
? Vậy hiện tượng ngắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nhằm mục đích gì?
-GV gọi lần lượt 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- HS đọc  SGK trao đổi nhóm hoàn thành lệnhÑ.
è Cây đậu, cà phê, bông là những cây dùng để lấy quả cần nhiều cành nên người ta ngắt ngọn chúng.
 Cây bạch đàn, lim, đai .. người ta trồng để lấy gỗ, sợi do đó không nên ngắt ngọn chỉ tỉa cành xấu, cành sâu.
è Ngắt ngọn cây lấy thân, lấy quả, hạt.
 Tỉa cành cây lấy gỗ, sợi.
è Cây rau ngót ra nhiều cành, để lấy lá ăn.
-1-2 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét.
*Tiểu kết:
- Để tăng năng suất cây trồng tùy từng loại cây mà người ta tiến hành bấm ngọn tỉa cành cho phù hợp.
+ Bấm ngọn đối với những cây dùng để lấy quả, hạt, thân ,lá.
Ví dụ: Cây đậu, cà phê, bông
+ Tỉa cành đới với những cây dùng để lấy sợi,lấy gỗ.
Ví dụ: Cây bạch đàn, lim, đai 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
- Em hãy khoanh tròn 1 trong các chữ a,b,c,d dưới đây mà em cho là đúng
1. Những cây nào sau đây áp dụng biện pháp bấm ngọn:
a.Cây mây.	b.Cây mồng tơi.	c.Cây bạch đàn.	d.Cây mía.
2. Những cây nào sau đây không áp dụng biện pháp bấm ngọn:
a.Cây rau muống.	b.Cây ổi.	c.Cây bạch đàn.	d.Cây hoa hồng.
3. Thân dài ra do:
a.Sự lớn lên và phân chia của tế bào. b. Chồi ngọn.
c.Mô phân sinh ngọn. d. sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Đáp án: 1-b	; 	2-c	;	3-d
2. DẶN DÒ:
- Học bài, vẽ H14.1,trả lời câu hỏi 1,2 SGK/47
- Đọc mục “Em có biết”. 
- Chuẩn bị bài mới “ Cấu tạo trong của thân non ”.
- Ôn lại cấu tạo miền hút của rễ
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Thân dài ra do đâu - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc