Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 16: Thân to ra do đâu - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS biết được thân to ra do tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

 - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ( sinh mạch ) làm thân to ra

 - Phân biệt được dác và ròng. Tập xác định tuổi cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm

 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát , so sánh

 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy được sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ; cách xác định tuổi của cây gỗ

 - Kỹ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm

 - Kỹ năng tự tin khi trình bày trước tổ, lớp

 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức bảo vệ TV, bảo vệ rừng

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3751Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 16: Thân to ra do đâu - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 16 - Tiết 16: 	 
Tuần dạy : 8
THÂN TO RA DO ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - HS biết được thân to ra do tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 
 - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ( sinh mạch ) làm thân to ra 
 - Phân biệt được dác và ròng. Tập xác định tuổi cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm 
 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát , so sánh
 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy được sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ; cách xác định tuổi của cây gỗ 
 - Kỹ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm 
 - Kỹ năng tự tin khi trình bày trước tổ, lớp
 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức bảo vệ TV, bảo vệ rừng 
II. TRỌNG TÂM: 
- Tầng phát sinh 
III. CHUẨN BỊ
 GV: Tranh H16.1 và H16.2 , H15.1 
 HS: Một đoạn thân hoặc cành mít , me
IV. TIẾN TRÌNH
 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : KTSS
 2/ Kiểm tra miệng :
 ? Nêu các bộ phận thân non ? Đặc điểm cấu tạo từng bộ phận ?
 Đáp : - Các bộ phận của thân non : biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột (3đ)
 - Đặc điểm cấu tạo : 
	 + Biểu bì : gồm những tế bào trong suốt xếp xác nhau
	 + Thịt vỏ : gồm nhiều lớp tế bào , một số tế bào chứa chất diệp lục
 	 + Mạch rây : gồm những tế bào sống , vách mỏng
 + Mạch gỗ : gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào
 + Ruột : gồm những tế bào có vách mỏng (7đ)
 ? Trình bày chức năng từng bộ phận thân non ? 
 Đáp : - Biểu bì : bảo vệ cho ánh sáng đi qua
 - Thịt vỏ : có diệp lục giúp thân non quang hợp
 - Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ
 - Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng
 - Ruột : chứa chất dự trữ (10đ)
 3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài như sgk
* Hoạt động 2: tìm hiểu vai trò của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 
* MT: Biết được thân to ra do tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 
GV treo tranh h15.1 và h16.1 
HS quan sát và TLCH
 ? Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non như thế nào ?
HS: Tầng sinh vỏ , tầng sinh trụ
GV hướng dẫn hs xác định vị trí 2 tầng trên
HS đọc thông tin SGK trang 51 thảo luận nhóm ( 3/ ) thực hiện phần lệnh SGK trang 51
 ? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? 
HS: Tầng sinh vỏ 
GV: khi ta dùng dao khẽ cạo cho bong lớp màu nâu ra để lộ phần màu xanh ( đó là tầng sinh vỏ ). Nếu khía sâu vào lớp gỗ, tách khẽ lớp vỏ này ra, lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt (đó là tầng sinh trụ).
 ? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
HS : tầng sinh trụ 
 ? Thân to ra do đâu?
 - Đại diện nhóm trả lời
HS: Chỉ vị trí hai tầng phát si nh trên tranh .
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV tiểu kết HĐ1 
*** GDMT: không nên bóc vỏ cây 1 cách tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cây à chết 
* Hoạt động 3: Tìm hiều vòng gỗ hằng năm 
* MT: vai trò của vòng gỗ à xác định tuổi cây
GV cho HS quan sát H16.2 hoặc quan sát vật mẫu đoạn thân gỗ mẫu 
HS đọc nội dung SGK/51.52 và mục “Em có biết “ à đếm các vòng gỗ đễ tập xác định tuổi cây
GV yêu cầu các nhóm thảo luận 
 ? Vòng gỗ hàng năm là gì ? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
HS trả lời.
 ? Làm thế nào để xác định tuổi của cây?
 - Đại diện nhóm b/c .
HS: Đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây trên vật mẫu .
GV: Nhận xét và tiểu kết. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của dác và ròng 
* MT: Phân biệt được dác và ròng
GV yêu cầu hs đọc thông tin và quan sát
H16.2 trả lời câu hỏi .
 ? Thế nào là dác? Thế nào là ròng? 
HS : Màu nhạt mỏng,mềm đó là dác à vận chuyễn nước và muối khoáng.
 HS: Màu sậm cứng đó là ròng à nâng đỡ cây.
 ? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
HS : ròng cứng hơn dác 
5 Khi cưa cây lớp ngoài dễ cưa hơn.Dác dùng làm dụng cụ tạm thời dễ bị mọt. Ròng làm dụng cụ lâu dài:bàn,ghế, cột... 
? Khi chọn gỗ để đóng bàn ghế, tủ ,  người ta chọn dác hay ròng ?
HS : tự trả lời 
? Cây gỗ ở độ tuổi nào thì có dác và ròng ?
HS : tự trả lời 
GV hỏi thêm câu hỏi 4* SGK /52à giáo dục hs ý thức bảo vệ cây 
HS rút ra kết luận 
I. Tầng phát sinh 
 - Tầng sinh vỏ : giúp vỏ to ra
- Tầng sinh trụ : giúp trụ giữa to ra 
 -Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
II. Vòng gỗ hàng năm.
- Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ, ta xác định được tuổi của cây.
III. Dác và ròng 
Thân gỗ già có dác và ròng 
 - Dác: ở ngoài, có màu sáng,mềm à vận chuyển nước và muối khoáng 
 - Ròng:ở trong, có màu sẫm,rắn chắc.à nâng đỡ cây
 4/ Câu hỏi bài tập củng cố 
 ? Thân cây to ra do đâu ? 
 HS: Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
 ? Làm thế nào để xác định tuổi cây ? 
 HS: Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ, ta xác định được tuổi của cây.
 ? Sự khác nhau giữa dác và ròng ?
 HS : - Dác: ở ngoài, có màu sáng,mềm à vận chuyển nước và muối khoáng 
 - Ròng:ở trong, có màu sẫm,rắn chắc.à nâng đỡ cây
 5/ Hướng dẫn hs tự học:
 - Học bài, đọc “Em có biết ”
 - Trả lời các câu 1, 2, 3 , 4 vào VBT 
 - Chuẩn bị : bài “ Vận chuyển các chất trong thân “
 - Ôn cấu tạo và chức năng bó mạch
 - Làm thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả ( có thể làm trên nhiều loại cây : huệ trắng , cúc trắng ) . Chú ý đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắt mạch dẫn 
 - Tìm hiểu qui trình chiết cây, chiết cành .
 V. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung :.
- Phương pháp :
- Sử dụng ĐDDH:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Thân to ra do đâu - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn.doc