Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

1 MỤC TIÊU

1.1/ Kiến thức

- HS biết: tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh : nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây

- HS hiểu: Chức năng của: Mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân. Mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân và rễ

1.2. Kỹ năng:

 – HS thực hiện được:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề : giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyễn các chất trong thân

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm

- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm , tổ , lớp

- Kỹ năng ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận

- Kỹ năng quản lý thời gian khi tiến hành thí nghiệm.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 9681Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
Tuần : 9- Tiết 17 	 
ND:
1 MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức
- HS biết: tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh : nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
- HS hiểu: Chức năng của: Mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân. Mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân và rễ 
1.2. Kỹ năng: 
 – HS thực hiện được:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề : giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyễn các chất trong thân 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm , tổ , lớp
- Kỹ năng ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận 
- Kỹ năng quản lý thời gian khi tiến hành thí nghiệm.
– HS thực hiện thành thạo:
 - Kỹ năng so sánh phân tích
 1.3. Thái độ:
 – Thói quen:
 Yêu thích môn học.
 – Tính cách:
 Giáo dục HS ý thức bảo vệ TV, tránh làm ảnh hưởng đến sự vận chuyễn các chất trong thân , GDMT,GDHN. 
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
- Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: : + Bình thủy tinh chứa nước pha màu , 1 bình chứa nước trắng 
 + Dao , kính lúp.
+ Mẫu cành cây đang chiết cành (nếu có).
 3.2. Học sinh:
 + 2 cành hoa hồng trắng 
+ Làm TN theo nhóm ghi kết quả quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh (HS vắng, GV phân công HS cho mượn vở)
6A1: 	
6A2: 	
6A3: 	
 4.2. Kiểm tra miệng
1/ Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ? 8đ 
2/ Bó mạch có chức năng gì? 2đ
ĐA: 1/ Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.: 
Đặc điểm
Tầng sinh vỏ
Tầng sinh trụ
Vị trí
- Nằm trong lớp thịt vỏ.
- Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
Chức năng
- Hàng năm sinh ra ngoài 1 lớp tế bào vỏ và phía trong 1 lớp thịt vỏ.
- Hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây và phiá trong 1 lớp mạch gỗ.
2/ Chức năng của bó mạch: 
Mạch rây : vận chuyễn các chất hữu cơ. Mạch gỗ : vận chuyễn nước và muối khoáng 
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan( 15’)
* MT: Tự tiến hành thí nghiệm và hiểu chức năng của mạch gỗ.
GV: Để tiến hành thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng của cây ta cần chuẩn bị những gì?
HS:Hoa màu trắng, nước màu, nước trắng, bình thủy tinh, dao và kính lúp.
GV: Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm?
HS:Nội dung như SGK/ 54.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
HS: Các nhóm nhận dụng cụ: Kính lúp, dao cắt, nước màu và nước trắng.
HS: Thực hành thí nghiệm theo nhóm.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
GV cho hs xem thí nghiệm của mình đã làm à đối chiếu kết quả thí nghiệm của HS? Hãy nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa trước và sau thí nghiệm.
@ Lúc đầu cánh hoa màu trắng, sau có màu.
GV hướng dẫn hs cắt lát mỏng qua cành dưới kính hiển vi hoặc bằng mắt thường (dùng tay khẽ bóc vỏ) quan sát chỗ bắt màu, gân lá
GV: Chỗ bị nhuộm màu đỏ là bộ phận nào của thân?
HS: Mạch gỗ.
GV: Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân? 
HS: Mạch gỗ.
*GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ TV, tránh làm ảnh hưởng đến sự vận chuyễn các chất trong thân 
 HS trả lời rồi rút ra KL 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ ( 15’)
* MT: Biết cách tiến hành thí nghiệm và hiểu được chức năng của mạch rây.
 GV cho hs đọc TN quan sát h17.2 (mẫu vật nếu có). 
HS: Nhắc lại vị trí, cấu tạo và chức năng của mạch rây.
HS: Tìm hiểu nội dung thí nghiệm như SGK/ 55.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 ? Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt vỏ phình to ra ? Mép dưới không phình to vì sao?
HS: Thảo luận nhóm báo cáo, nhận xét.
GV: Hoàn chỉnh: Vì chất hữu cơ bị ứ lại ở mép trên lâu ngày à mép trên phình ra.Vì không được chất hữu cơ vận chuyển xuống
5GV lưu ý : Khi bóc vỏ tức là đã bóc đi mạch rây
 ? Mạch rây có chức năng gì ?
HS: Vận chuyển chất hữu cơ
5 GV lưu ý: Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân , cành rễ 
 ? Để nhân giống cây ăn quả nhanh người ta thường làm biện pháp gì ?
5Khi chiết cành 1 số cây chất dinh dưỡng ứ lại khi gặp đất ẩm sẽ kích thích mọc rễ, hình thành 1 cây mới trên cành 
 * GV GD HS : ý thức bảo vệ cây tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây
* GDHN: Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo về thân có nhiều ứng dụng trong trồng trọt : Nhân giống bằng chiếc cành , nghề làm vườn , trồng cây dược liệu , hoa và cây cảnh .
I. Sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan 
 - Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ
II. Sự vận chuyển chất hữu cơ 
- Chất hữu cơ được vận chuyển từ lá về thân, rễ nhờ mạch rây.
 4.4. Tổng kết : 
1/ Trình bày thí nghiệm chứng minh sự hút nước và muối khoáng của thân?
ĐA: Đặt cành hoa màu trắng vào bình nước đựng màu đỏ, sau 1 thời gian cành hoa có màu đỏ.
2/ Phân biệt chức năng của mạch gỗ và mạch rây?
ĐA:- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ
- Chất hữu cơ được vận chuyển từ lá về thân, rễ nhờ mạch rây.
3/ Trong thực tế đời sống thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân được ứng dụng trong hình thức sinh sản nào?
 ĐA: Chiết cành.
 4.5. Hướng dẫn học tập : 
- Đối với bài học ở tiết này.
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK/ 56
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo 
- Tìm hiểu bài và soạn bài: “Biến dạng của thân”
- Hoàn thành bảng 59 ở SGK.
- Mang theo mẫu vật:Cành xương rồng, củ nghệ, củ khoai tây, su hào, củ dong.
5- PHỤ LỤC : Không có

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Vận chuyển các chất trong thân (2).doc