Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Quảng Đông

I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải:

- Kiến thức:

+ Phân biệt được vật sống và vật không sống

+ Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

+ Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật học nói riêng.

 - Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

 - Thái độ: Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật

II/ Đồ dùng dạy học :

+ Giáo viên : - Vật mẫu (cây đậu, con gà, hòn đá .)

 Bảng phụ mục 2 SGK

+ Học sinh : - Mẫu vật( cây đậu, con giun đất, hòn đá.)

 

doc 183 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Trường THCS Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng tích tụ lại và tập trung nuôi mắt ghép để cho mắt ghép phát triển nhanh.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- GV củng cố nội dung bài bằng bản đồ tư duy.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung sự sinh sản sinh dưỡng do người.
- GV đánh giá giờ học.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”?
- Làm bài tập SGK 92 ở nhà, báo cáo kết quả sau 3 tuần.
- Chuẩn bị: Hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tuần 17:
NS: 21/11/2014
CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Tiết 32: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
I/ Mục tiêu:
 - Kiến thức:
+ Học sinh phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận từ đó thấy được vai trò của hoa đối với cây.
+ Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
+ Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan chủ yếu mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
II/ Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.
	Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.
 Mô hình lắp ghép một bông hoa đầy đủ. 
- HS: Một số loại hoa đã dặn. Một số mảnh dao lam, bìa, băng dán
III/ Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?
? Nêu thao tác giam cành, chiết cành.
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa. 
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ...
- GV hướng dẫn HS dùng dao lam tách lần lượt từng bộ phận của hoa từ ngoài vào trong.
Các bộ phận sau khi được tách dùng băng dính gắn lần lượt vào ô trống đã được chuẩn bị sẵn ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.
+ Quan sát nhị: Đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn.
+ Quan sát nhuỵ: Tách riêng nhuỵ dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGK trang 94 trả lời câu hỏi:
? Nhuỵ gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
? Nhị gồm những phần nào? Nằm ở đâu?
- GV có thể cho HS tìm đĩa mật (nếu có).
- HS dùng dao lam tách các bộ phận của hoa gắn lần lượt các bộ phận trên tờ bìa kẻ sẵn tên các bộ phận từ ngoài vào trong.
Kết luận:
- Hoa gồm các bộ phận: Đài, tràng, nhị, nhuỵ.Ngoài ra hoa còn có cuống hoa và đế hoa.
+ Đài và tràng bao bọc bên ngoài hoa. Tuỳ theo từng loại cây, cánh hoa có màu khác nhau.
+ Nhị gồm: Chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn đính trên chỉ nhị. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn.
+ Nhuỵ gồm: Đầu, vòi, bầu nhuỵ. Noãn nằm bên trong bầu nhuỵ.
Hoạt động 2:HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa: Đài, tràng, nhị, nhuỵ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
? Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
? Tế bào sinh dục cái của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
? Còn có bộ phận nào của hoa có chức tế bào sinh dục nữa không?
? Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
? Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhuỵ? Chúng có chức năng gì?
- HS đọc mục £ SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.
? Phân biệt sinh sản hữu tính có tính đực, cái với sinh sản sinh dưỡng.
- Sinh sản hữu tính có đực, cái: Có sự kết hợp giữa tính đực và cái nên thế hệ con mang đặc điểm của cả hoa đực lân hoa cái do đó con cái có nhiều đặc điểm giống và khác với bố mẹ nên đa dạng hơn.
- Sinh sản sinh dưỡng: Con cái hoàn toàn giống hệt mẹ, sinh sản không cần cơ thể đực.
- HS hoạt động cá nhân kết hợp SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS nhớ laị kiến thức để phân biệt được trên cơ sở sự khác nhau cơ bản.
Hoa gồm: Đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhuỵ hoa, đế hoa và cuống hoa.
- Đài hoa: Tạo thành bao hoa, bảo vệ bộ phận bên trong.
- Tràng hoa: Thu hút côn trùng đến thụ phấn
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
+ Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
+ Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Đế hoa: Nâng đỡ hoa, có đĩa mật để thu hút côn trùng.
Cuống hoa: Mang hoa.
+ Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị.
+ Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn của nhuỵ.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
Hoa có vai trò gì đối với cây?
- GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa: Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ: GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp. GV đánh giá điểm.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Tóm tắt kiến thức bài học dưới dạng bản đồ tư duy.
- Làm bài tập SGK 95.
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
	Kí giáo án đầu tuần 16, 17
	Ngày 28/11/2014.
	TTCM: Nguyễn Văn Liệu.
Tuần 18
NS: 03/12/2014.
Tiết 33: CÁC LOẠI HOA	
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: Đơn tính và hoa lưỡng tính.
+ Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
II/ Đồ dùng dạy và học:
- GV:	Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
- HS: Mang các loại hoa như đã dặn.
	Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
	Xem lại kiến thức về các loại hoa.
III/ Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục, vở bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa?
3.Bài mới
 Hoạt động 1: Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS-Ghi bảng
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 29.1 SGk trả lời câu hỏi:
? Căn cứ vào bộ phân sinh sản của hoa có thể chia hoa thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở.
- GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK hoàn thiện nốt bảng liệt kê.
? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
? Em hãy lấy ví dụ về một số loại hoa đơn tính và một số loại hoa lưỡng tính?
- GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Từng HS lần lượt quan sát các hoa của các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập.
-Đại diện lên sắp xếp hoa đưa đi vào các nhóm tương ứng, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Có 2 loại hoa:
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Ví dụ: Hoa bí đỏ, hoa mướp, dưa chuột, ngô...
+ Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ.
Ví dụ: Hoa bưởi, hoa huệ, hoa bìm bìm, hoa dâm bụt...
Hoạt động 2:Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS- ghi bảng
- GV cho HS quan sát hoa trên cây kết hợp với nội dung mục 2 SGK trả lời câu hỏi:
? Có bao nhiêu cách xếp hoa chính trên cây? Đó là những cách nào?
? Hãy tìm một số ví dụ về hoa mọc đơn dộc và hoa mọc thành cụm mà em biết?
- GV bổ sung thêm một số VD khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay bằng tranh (đối với hoa cúc, GV nên tách hoa nhỏ ra để HS biết).
? Qua bài học em biết được điều gì?
? Em có nhận xét gì về hoa của cây đu đủ?
- HS đọc mục £, quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa
+ Mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa sen, hoa súng, hoa cây tra làm chiếu, hoa ổi, ớt, bí ngô...
+ Mọc thành cụm: Hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu, hoa dạ hương, các loại phong lan, mẫu đơn, hoa so đũa, chôm chôm...
- Cây đu đủ có 3 loại hoa: Lưỡng tính, đực, cái. Những hoa này có thể mọc trên cùng 1 cây nhưng cũng có khi 1 cây chỉ có hoa lưỡng tính và hoa cái hoặc chỉ có hoa lưỡng tính và hoa đực( thường gọi là cây đu đủ đực và nó vẫn có quả)
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- GV củng cố nội dung bài.
- GV đánh giá giờ học.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn các nội dung đã học.
- Chuẩn bị ôn tập tiết 34.
Tuần 18:
NS: 03/12/2014
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học.
+ Biết cô đọng các kiến thức chính của nội dung từng bài.
+ Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
- Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy và học:
- GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung chương 4, 5, 6.
- HS: Chuẩn bị theo nội dung đã học.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vở bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với khi ôn.
3. Bài mới:
Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung từng chương:
Chương I, II, III: GV yêu cầu HS xem lại kiến thức trong tiết ôn tập kiểm tra 1 tiết. Chương IV: Lá
1.Đặc điểm bên ngoài của lá:
? Nêu các loại lá biến dạng?Chức năng của các loại lá biến dạng?
+ Nêu cấu tạo, cách xếp lá trên cây: Cấu tạo của phiến lá, lá đơn lá kép, gân lá. 3 cách xếp lá trên thân và cành: Mọc đối, mọc cách, mọc vòng.
+ Chức năng: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
2. Cấu tạo trong:
+ Cấu tạo
+ Chức năng
3. Quang hợp:
+ Nêu được thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
+ Xác định được chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
+ Xác định được những chất cần thiết để lá chế tạo tinh bột.
* Nêu được khái niệm quang hợp.
* Viết sơ đồ quá trình quang hợp.
+ Nêu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
+ Ý nghĩa của quang hợp.
4. Hô hấp của cây:
+ Nêu được các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
* Viết sơ đồ quá trình hô hấp ở sinh vật.
+ Xác định nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp.
+ Khái niệm
5. Sự thoát hơi nước ở lá và ý nghĩa 
6. Biến dạng của lá:
* Các loại lá biến dạng
+ Ý nghĩa
 Chương V: Sinh sản sinh dưỡng
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người.
 Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
1. Cấu tạo và chức năng của hoa:
+ Nêu cấu tạo
+ Nêu chức năng của các bộ phận
2. Các loại hoa
+ Sự phân chia thành: Hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
+ Sự phân chia thành: Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
* Lưu ý: GV dùng tranh ở mỗi bài, chương để HS quan sát. Yêu cầu HS tự nêu các đặc điểm và chức năng.
Câu hỏi ôn tập:
? Nêu các loại lá biến dạng?Chức năng của các loại lá biến dạng?
? Viết sơ đồ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp?
? Nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì?
? Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp là gì?
? Các loại thân biến dạng? Cho ví dụ minh hoạ?
? Chức năng của các loại thân biến dạng là gì?
? Nêu cấu tạo của thân? Vai trò của thân cây? 
? Chức năng của lá cây là gì? 
? Nêu các bộ phận miền hút của rễ? Chức năng của từng bộ phận?
? Thế naò là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Có các loại sinh sản sinh dưỡng nào? Cho ví dụ minh hoạ?
? Kể tên các bộ phận của hoa? Chức năng chính của các bộ phận?
Ôn lại một số các tình huống có liên quan đến quang hợp và hô hấp trong vở bài tập.
IV/ Hướng dẫn về nhà:
- GV củng cố nội dung bài.
- Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS ôn bài.
- Ôn nội dung tiết 34.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tuần 19
NS: 10/12/2014
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh thực hiện nội dung kiểm tra theo đúng yêu cầu.
- Kĩ năng: Có kĩ năng tư duy làm bài.
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- GV: Nội dung đề bài
- HS: Chuẩn bị theo nội dung đã ôn tập.
III/ Tiến trình dạy học:
Đề kiểm tra của trường.
Tiến hành coi thi và chấm thi theo lịch của nhà trường đề ra.
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
	Kí giáo án đầu tuần 18,19
	Ngày 12/12/2014.
	TTCM: Nguyễn Văn Liệu
........................................................................o0o........................................................
Tuần 20:
NS: 24/12/2014.
Tiết 36: THỤ PHẤN
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
+ Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
+ Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Kĩ năng: Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy và học
- GV:	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
	Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.
	Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS: Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
III/ Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập.
2.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kì.
3. Bài mới: Quá trình sinh sản của cây bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào?
 Hoạt động 1: HS hiểu rõ đặc điểm hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
? Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn?
? Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b.
? Thế nào là hiện tượng giao phấn?
? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở những điểm nào?
? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?
+ Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
- HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- HS làm s SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp)
- HS đọc thông tin trang 99 tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi:
1. Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
a. Hoa tự thụ phấn.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Tự thụ phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
- Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
+ Hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
+ Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc.
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...
Hoạt động 2: HS biết được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát.
- GV giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
? Hoa có đặc điểm gì để dễ hấp dẫn sâu bọ?
(Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có mật ngọt, cánh hoa đẹp hoặc có dạng đặc biệt)
? Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoa hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
? Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?
? Nhuỵ có các đặc điểm nào khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhuỵ?
? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
- GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS quan sát mẫu vật, tranh (chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). Suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK. Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn to, có gai và có chất dính
+ Đầu nhuỵ có chất dính.
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- GV hướng dẫn câu 4:
Các hoa nở về đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra. Những hoa này còn có mùi hương thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến mặc dầu chúng có thể chưa nhận ra hoa.
- GV củng cố nội dung bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- GV đánh giá giờ học.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que...
- Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp).
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tuần 20:
NS: 24/12/2014
Tiết 37: THỤ PHẤN (tiếp)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
+ Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Dụng cụ thụ phấn cho hoa.
-HS: Cây ngô có hoa, hoa bí ngô. 
III/ Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số, nề nếp, vở bài tập
2.Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
? Tự thụ phấn khác với giao phấn ở điểm nào?
3. Bài mới:
Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn được thụ phấn nhờ gió và nhờ con người.
 Hoạt động 1: HS giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS- Ghi bảng
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi:
? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái hoặc hoa phi lao đực và cái?
? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
(Hoa đực ở trên để tung hạt phấn.)
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
? So sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
- HS quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời.
1. Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:
+ Hoa tập trung ở đầu ngọn cây.
+ Bao hoa thường tiêu giảm.
+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
+ Đầu nhị dài, có nhiều lông.
Hoạt động 2: Ứng dụng của thụ phấn trong thực tế sản xuất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- ghi bảng
-GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
? Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? 
? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
? Vì sao con người chủ động thụ phấn cho hoa?
? Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
-HS nghiên cứu thông tin SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, lớp theo dõi, bổ sung.
2. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.
Con người trực tiếp thụ phấn cho hoa để:
+ Tăng sản lượng quả và hạt.
+ Tạo ra các giống lai mới.
Đặc điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió.
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Đầy đủ hoặc có cấu trúc phức tạp, thường có màu sặc sỡ.
Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sặc sỡ.
Nhị hoa
Có hạt to, dính và có gai
Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
Nhuỵ hoa
Đầu nhuỵ thường có chất dính
Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét
Đặc điểm khác
Có hương thơm, có mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành
IV/ Luyện tập, cũng cố:
- GV đặt câu hỏi củng cố:
? Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
(Cánh hoa tiêu giảm, ...)
Câu 2: Thụ phấn nhờ người cần trong những trường hợp sau:
+ Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gío gặp khó khăn, người ta đã thụ phấn bổ sung cho hoa.
+ Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn.
+ Khi muốn tạo giống lai mới theo ý muốn con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa các giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới.
Câu 3: Việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người: Một mặt ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn làm cho cây sai quả hơn.
+ Mặt khác ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng về nguồn lợi mật ong.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- GV đánh giá giờ học.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn các nội dung đã học. 
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_6.doc