Giáo án Sinh học 8 - Lai một cặp tính trạng

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

HĐ 2:

- Học sinh biết : Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích

- Học sinh hiểu : + Nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

 + Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

HĐ 3:

- Học sinh biết : Ý nghĩa của tương quan trội lặn

- Học sinh hiểu : Ý nghĩa của qui luật phân li đối với sản xuất.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Lai một cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 
Tiết: 3
Ngày dạy:
BÀI 3 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG( TT)
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức 
HĐ 2:
- Học sinh biết : Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích
- Học sinh hiểu : + Nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 + Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
HĐ 3:
- Học sinh biết : Ý nghĩa của tương quan trội lặn
- Học sinh hiểu : Ý nghĩa của qui luật phân li đối với sản xuất.
1.2. Kỹ năng 
- HS thực hiện được : + Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin, quan sát sơ đồ lai để tìm hiểu về phép lai phân tích, tương quan trội lặn.
+ Phát triển tư duy về lí luận so sánh
-HS thực hiện thành thạo : + Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
 + Kĩ năng trình bày tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
 + Kĩ năng viết sơ đồ lai
1.3. Thái độ 
- Thói quen: Yêu thích, tìm hiểu khoa học
- Tính cách : Tính cận thận khi giải BT di truyền
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Phép lai phân tích 
- Ý nghĩa của tương quan trội lặn
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
3.2. Học sinh
- Kẻ bảng 3 vào tập bài tập.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
9A3............................................................ 9A4............................................................
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi
Đáp án
 1. Trình bày khái niệm định luật phân li? (8đ)
2. Tại sao khi lai 2 bố mẹ TC khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn (2đ)
 a. Các giao tử được tổ hợp 1 cách tự nhiên trong quá trình thụ tinh.
b. Cặp nhân tố di truyền được phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
c. Các giao tử mang gen trội át các giao tử mang gen lặn.
 d. Cả a và b.
Khi lai hai bố mẹthuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì thì F1 đồng tính về cặp tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
2. Câu đúng :d
4.3.Tiến trình bài học (35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (1p): Vào bài
Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng như hoa đỏ lai với hoa trắng nhưng để xác định kiểu gen của hoa đỏ thuần chủng hay không. Vào bài.
Hoạt động 2: (20p) Tìm hiểu lai phân tích
Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 - GV yêu cầu HS nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen( có tỉ lệ 1AA: 2 Aa: aa)
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4' hoàn thành sơ đồ lai trong 2 phép lai trên :
+ P: Hoa đỏ X hoa trắng.
 AA aa
G :
F1:
- Tỉ lệ kiểu gen:
- Tỉ lệ kiểu hình:
 + P: Hoa đỏ x Hoa trắng.
 Aa aa
- HS: dựa vào cácki1 hiệu và thuật đã học thão luận nhóm 4' hoàn thành sơ đồ lai. Đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ lai, các nhóm khác bổ sung
- GV : sữa chửa KQ và nêu vấn đề :
? Cặp bố mẹ trong 2 phép lai trên 
+ Giống nhau ở điểm nào ?( kiểu hình : cơ thể có kiểu hình trội ( hoa đỏ) X cơ thể có kiểu hình lặn( ho trắng)
+ Khác nhau ở điểm nào ?( kiểu gen : phép lai 1 : AA ( trội đồng hợp) ; phép lai 2: Aa (trội dị hợp)
? Xét trên kiểu hình , kết quả 2 phép lai khác nhau như thế nào ?( phép lai 1: 100% hoa đỏ
Phép lai 2 : 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng)
- GV: chốt lại và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa.
 ? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? ( đem lai với cá thể mạng tính trạng lặn)
- GV: thông báo cho HS phép lai đó gọi là phép lai phân tích và yêu cầu HS làm tiếp bài tập điền từ.
1.Trội; 2. Kiểu gen; 3. Lặn ; 4. Đồng hợp; 5. Dị hợp
- HS ; dựa vào kết quả BT rút ra KL : ND lai phân tích , cách tiến hành , kết quả
MR :
 ? Mục đích của phương pháp lai phân tích là gì ?
Để xác định một cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng ( thể đồng hợp trội)hay không thuần chủng)
? Trong thực tế lai phân tích có ý nghĩa gì ? 
HS: Vận dụng vào chọn giống cây trồng và vật nuôi để chọn giống tốt và loại bỏ giống xấu)
Hoạt động 3: (10p) Ý nghĩa của tương quan trội lặn.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của qui luật phân li đối với sản xuất.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thong tin SGK trả lời câu hỏi: 
 + Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
 + Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì?
 + Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất?
 + Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
- HS : nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi rút ra kết luận 
- GV : nhận xét và chốt lại ý đúng
I. Lai phân tích.
1. Một số khái niệm
-Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể.
-Thể dị hợp : là trường hợp tế bào sinh dưỡng mang một cặp gen gồm một gen trội và một gen lặn ( Aa)
- Thể đồng hợp : là trường hợp tế bào sinh dưỡng mang một cặp gen cùng trội ( AA) hoặc cùng lặn (aa)
2. Lai phân tích
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+Nếu kết quả phép lai( đời con) đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp(AA): thuần chủng)
+Nếu kết quả phép lai( đời con) phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa): không thuần chủng)
II. Ý nghĩa của tương quan trội – lặn.
- Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến
- các tính trạng trội thường là tính trạng tốt
- Mục tiêu của chọn giống xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phép lai phân tích
4.4. Tổng kết (3p )
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1:Muốn xác định kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội ta phải làm gì ? Tiến hành phương pháp đó như thế nào?
Câu 2: Ở đậu HàLan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao: 49% thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là:
	a. P: AA x aa	c. P: Aa x Aa
	b. P: AA x Aa	
 d. P: Aa x aa
- Dùng phép lai phân tích. 
-Lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
2. D
Hướng dẫn học tập (2p) 
-Đối với bài học ở tiết này : + Học bài : Phép lai phân tích, trả lời câu hỏi SGK/1,2
+ Làm BT số 3,4/SGK/13, 
-Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem bài mới, kẻ bảng 3 vào tập bài tập.
5. PHỤ LỤC 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Lai_mot_cap_tinh_trang_tiep_theo.doc