Giáo án Sinh học 9 - Tiết 56 bài 54 - Ô nhiễm môi trường

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên hồ sơ dạy học:

Tiết 56. Bài 54

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

(Môn: Sinh học lớp 9)

2. Mục tiêu dạy học

- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Tôi đã đề ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học song bài “Ô nhiễm môi trưòng” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Cụ thể là:

* Về kiến thức:

- Giúp các em nắm được và hiểu rõ các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm

- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh

- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như:

+ Hạn chế ô nhiễm không khí

+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước

+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

+ Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn

 

docx 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 56 bài 54 - Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
Tiết 56. Bài 54
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Môn: Sinh học lớp 9)
2. Mục tiêu dạy học
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Tôi đã đề ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học song bài “Ô nhiễm môi trưòng” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Cụ thể là:
* Về kiến thức:
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh 
- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: 
+ Hạn chế ô nhiễm không khí
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước
+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
+ Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn
* Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế
* Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống
* Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương
3. Đối tượng dạy học của bài học
   	 Đối tượng dạy học là  học sinh.
 	Số lượng: 26 em.
    	Số lớp thực hiện: 1.
   	 Khối lớp: 9.
 Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
+ Bài học mà tôi thực hiện là môn Sinh học lớp 9 đồng thời giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
      + Các em là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
 4. Ý nghĩa của bài học
        Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học như Địa lí, lịch sử, vật lí, hóa học... để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một bài học nhỏ đối với môn Sinh học 9.
        Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
        Tích hợp các môn trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng.
       Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác như vật lí, công nghệ , lịch sử, hóa học, ....sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
 	 5. Thiết bị dạy học, học liệu
 	GV: - Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường trong SGK.
 	  - Thông tin, tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường được sưu tầm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    	   - Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
    	 Máy chiếu projecter
    	 HS: Tranh ảnh về tài nguyên  thiên nhiên và môi trường.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
 Tiết 56 BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 	
MỤC TIÊU.
Kiến thức:
- Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước.
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
b)Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
Kỹ năng khaí quát hóa kiến thức.
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
 - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
c)Thái độ:
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 - Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC ÁP DỤNG:
            - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
            - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài ngyuên thiên nhiên và những hành vi gây hại với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
         - Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
D. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kênh hình SGK, tranh ảnh thu thập được trên các phương tiện thông tin.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường của địa phương, Việt Nam và thế giới.
E. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
a)Ổn định lớp:
b)Kiểm tra bài cũ:
 	 Kể tên những việc làm xấu ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khác phục những ảnh hưởng xấu đó.
c)Bài mới
 	Trong xã hội hiện tại có rất nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường, để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng đó đến môi trường như thế nào thì hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 54: “Ô nhiễm môi trường” và để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Vật lý, Hoá học, công nghệ, lịch sử và kể cả kiến thức về chính trị xã hội
Nội dung
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: Núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
GV cho HS quan sát tranh về môi trường bị ô nhiễm
? Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay?
GV kết luận:
-  Không khí, đất và nguồn nước (sông, biển, hồ,) đang bị ô nhiễm nặng.
- Khí hậu có sự thay đổi, trái đất đang dần nóng lên.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt.
- GV cho HS quan sát một số bức tranh và nhấn mạnh. Đây là những bức tranh mô tả sự môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm.
- GV đặt câu hỏi:
Qua quan sát hình ảnh, và qua những kiến thức bài “Tác động của con người đối với môi trường” ở chương trình Sinh học 9 kết hợp với kiến thức đã học hoặc đọc thêm thuộc môn Công nghệ, vật lí, hóa học em hãy cho biết:
? Em hiểu ô nhiễm môi trường là gì? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường? 
- Khi cho HS tìm hiểu kiến thức phần này, GV cần lưu ý cho HS:
+ HS ở thành phố dễ nhìn thấy rác thải, khói bụi. 
+ HS ở nông thôn chưa thấy hết việc phân, thuốc sâu để trong nhà là gây ô nhiễm.
Kết hợp những kiến thức đã học thuộc môn Công nghệ, vật lí, hóa học và các tài liệu khác, nêu khái niệm ô nhiễm môi trường là gì?
- GV cho HS thảo luận: 
? Nêu các hành vi làm ô nhiễm môi trường?
? Bản thân em đã có những hành vi gì gây ảnh hưởng đến môi trường?
- Sau khi các nhóm báo cáo – nhận xét – bổ sung, GV kết luận. 
- HS quan sát tranh về môi trường.
- HS nhận xét về thực trạng môi trường sống hiện nay.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, ảnh môi trường bị ô nhiễm.
- Căn cứ vào hình ảnh đã quan sát với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
- HS kết hợp kiến thức đã học ở các bộ môn để trả lời.
- HS thảo luận và báo cáo theo những nội dung GV yêu cầu.
Hoạt động 2:  THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán; xác định giá trị.
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm.
 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động của công nghiệp và sinh hoạt.
- Các khí thải CO; CO2; SO2; NO2... được thải ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: Giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...gây độc hại cho cơ thể sinh vật và ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: Đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế, vôi, gạch vụn...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém...
- GV đưa hình ảnh, thông tin trong sách giáo khoa về ô nhiễm không khí, tác động của con người và hậu quả của những tác động đó đối với môi trường.
- Cho Hs nghiên cứu thông tin trong SGK phần 1để trả lời câu hỏi
? Dựa vào hình ảnh, thông tin trong SGK Các chất khí thải gây độc đó là chất gì?
- GV tích hợp môn vật lí cung cấp thông tin:
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (khói bụi)- GV cho HS quan sát hình 54.1 và điền vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- GV cho HS liên hệ tích hợp môi trường sống xung quanh:
- Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí?
--
----- GV bổ sung thêm: Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như: Các hợp chất flo; các chất tổng hợp (ête, benzen); Các chất lơ lửng (bụi, vi sinh vật), đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh như: Vi khuẩn, vi khuẩn ho gà, virut cúm....; khí quang hóa như ôzôn, anđêhit, êtilen...; các chất phóng xạ; Tiếng ồn....
- GV chuẩn kiến thức.
- GV treo H 54.2 phóng to, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- GV bổ sung thêm: Với chất độc khó phân huỷ như DDT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi: 
? Con đường phát tán các loại hoá chất đó?
GV tích hợp môn lịch sử:
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.
Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc đioxin
Việc Đế quốc Mỹ dội bom xuống các cánh rừng Trường Sơn không những làm giảm diện tích rừng che phủ của ta, mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng mà còn kéo dài qua rất nhiều năm, rất khó khắc phục.
- GV chuẩn kiến thức.
- GV treo H 54.3 , 54.4 phóng to, cho HS qua sát hình trên máy chiếu yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
? Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
GV: tích hợp kiến thức lịch sử địa lý, tự nhiên và xã hội:
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ Urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu các khu vực xảy ra nổ bom hạt nhân như Hiroshima,Nagasaki, Chernobyl...hàng năm làm nhiễm độc 2500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước phóng xạ này sau đó xẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người sau đó xẽ ngấm vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật...cho các cơ thể sống trong tự nhiên.
GV: Cho HS quan sát trên màn hình mà thảm hoạ Chernobyl đã gây ra
- GV chuẩn kiến thức.
- Cho HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh trình chiếu điền nội dung vào bảng 54.2.
- GV yêu cầu HS lên bảng hoàn thành bảng.
- GV kết luận.
- GV lưu ý thêm: Chất thải rắn còn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
- GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học thuộc môn Sinh học 7 và các kiến thức tự nhiên - xã hội để trả lời câu hỏi: 
? Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
? Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị...
? Cách phòng tránh bệnh sốt rét?
- GV nhận xét và kết luận: 
 Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường, sử dụng tài nguyên không hợp lí, không có kế hoạch sẽ làm mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của con người, gây hậu quả xấu đến sức khỏe của con người và sinh vật. Do đó đòi hỏi chúng ta cần cần có những biện pháp, trách nhiệm để bảo vệ môi trường.
- HS quan sát hình ảnh và nghiên cứu thông tin trong SGK phần 1.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình 54.1 và điền vào bảng các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- HS kể tên các hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
- HS dựa vào hình 54.2 để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình 54.3, 54.4 để trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS đọc thông tin, quan sát và điền nội dung vào bảng 54.2. 
- HS lên bảng hoàn thành bảng.
- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi bài.
d) Củng cố: Em hãy lập bản đồ tư duy khái quát lại các nội dung bài học.
e) Dặn dò: Về nhà học thuộc nội dung bài và tiếp tục tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương hoặc đề ra kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
        Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra viết 10 phút.
Câu hỏi: 
 Câu 1: Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay? Em hãy liên hệ với môi trường tại địa phương em?
* Yêu cầu: HS cần nêu được : - Không khí, đất và nguồn nước (sông, biển, hồ,) đang bị ô nhiễm nặng.
- Liên hệ tại địa phương.
8. Các sản phẩm của học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu, kém
Học sinh
15
21
10
0

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN tich hop kien thuc lien mon SINH HOC 9_12220399.docx