Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 2: Vận chuyển các chất trong cây

Tiết 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được cấu tạo của các dòng vận chuyển vật chất trong cây

- Phân biệt được đường đi, thành phần dịch vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

- Trình bày được động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học và chuẩn bị bài ở nhà.

- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng CNTT

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực làm việc nhóm

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 2: Vận chuyển các chất trong cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2017	
Tiết 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
MỤC TIÊU
Kiến thức
Mô tả được cấu tạo của các dòng vận chuyển vật chất trong cây
Phân biệt được đường đi, thành phần dịch vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
Trình bày được động lực của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông.
Thái độ
Có ý thức tự học và chuẩn bị bài ở nhà.
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài.
Năng lực hướng tới
- 	Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực làm việc nhóm 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của GV:
Giáo án, sgk
Bài giảng điện tử
Chuẩn bị của HS:
Nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu bài ở nhà như dặn dò ở tiết trước của GV
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học hợp tác
Hỏi đáp kết hợp khai thác kênh hình 
Vấn đáp
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động khởi động/ tạo tình huống
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết rễ cây là nơi hấp thụ nước và ion khoáng còn lá cây là nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây. Em hãy quan sát hình 22.1 sgk, cho biết nước và các chất dinh dưỡng được phân bố đều trong cây là nhờ những dòng vận chuyển nào?
- HS trả lời: Nhờ 2 dòng vận chuyển là:
+ Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng nhựa nguyên hay dòng đi lên)
+ Dòng mạch rây (còn gọi là dòng nhựa luyện hay dòng đi xuống)
- GV nhận xét.
Hướng dẫn hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 sgk và mô tả cấu tạo của mạch gỗ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Tại sao các tế bào cấu tạo nên mạch gỗ là tế bào chết?
- HS trả lời: Để làm giảm sức cản của dòng nước và tăng độ vững chắc của mạch gỗ.
- GV nhận xét.
- GV đặt vấn đề: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
- HS trả lời: Được, dòng mạch gỗ được vận chuyển lên theo dòng vận chuyển ngang qua các lỗ bên.
- GV nhận xét.
I. Dòng mạch gỗ
1. Cấu tạo của mạch gỗ
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá.
- Lỗ bên của tế bào này xếp sít khớp với lỗ bên của tế bào kia tạo thành dòng vận chuyển ngang.
- GV yêu cầu HS nêu thành phần của dịch mạch gỗ.
- HS trả lời
- GV nhận xét
2. Thành phần của dịch mạch gỗ
Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
- GV đặt vấn đề: Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đỉnh của những cây gỗ cao hàng chục mét như cây sấu, cây lim, cây thông ?
- HS trả lời: Nhờ vào ba lực là: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm được mô tả ở hình 2.3 và cho biết:
+ Do đâu cột thủy ngân bị đẩy lên một đoạn h?
+ Lực đẩy đó được tạo ra do quá trình nào?
- HS trả lời.
+ Do có một lực đẩy từ rễ.
+ Do rễ hút nước tạo ra một áp suất rễ.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4a cho biết hiện tượng xảy ra và giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Ban đêm cây hút nhiều nước , nước được vận chuyển lên lá và thoát ra ngoài qua khí khổng. Nhưng do ban đêm độ ẩm cao, bão hòa hơi nước nên không thể hình thành hơi nước, do đó nước ứ lại ở mép lá. Mặt khác, do các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước.
- GV hỏi: Hai thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
- HS trả lời: Chứng tỏ có một lực đẩy từ rễ đẩy nước lên phía trên
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích nguyên nhân làm xuất hiện lực hút ở lá.
- HS trả lời: 
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS cho biết phân tử nước có đặc tính gì?
- HS trả lời: Phân tử nước có tính phân cực.
- GV nhận xét: Nhờ đặc tính phân cực nên các phân tử nước liên kết với nhau và với thành mạch gỗ, đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
+ Lực đẩy ( áp suất rễ )
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.5 sgk và mô tả cấu tạo của mạch rây.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
II. Dòng mạch rây
1. Cấu tạo của mạch rây
+ Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm
 + Các ống rây nối với nhau tạo thành ống dài
- GV yêu cầu HS nêu thành phần của dịch mạch rây.
- HS trả lời
- GV nhận xét
2. Thành phần của dịch mạch rây
Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin và hoocmon thực vật, một số ion khoáng được sử dụng lại (như ion kali)
- GV yêu cầu HS cho biết động lực của dòng mạch rây.
- HS trả lời
- GV nhận xét
3. Động lực của dòng mạch rây
Do chênh lệnh áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơđược tạo thành và cơ quan chứa.
Hoạt động luyện tập
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
	a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
	b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.
	c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.
	d/ Qua mạch gỗ theo chiều từ dưới lên
	Câu 2: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
	a/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
	b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
	c/ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
	d/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Hướng dẫn vận dụng và mở rộng
Câu 1: Khi cạo mủ cao su người ta thường cắt vào mạch rây hay mạch gỗ của cây?
Trả lời: Cắt mạch rây vì mạch rây là mạch vận chuyển các chất hữu cơ do cây tổng hợp trong đó có chất cao su. Còn mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng không có chất cao su.
Câu 2: Tại sao có những thuốc trừ sâu, bệnh hoặc phân bón lại phun qua lá, có những loại lại tưới dưới đất?
Trả lời: Vì có những thuốc, phân bón chỉ vận chuyển trong mạch gỗ, khi đó chúng ta nên tưới vào đất để rễ hấp thụ vào, còn đối với những thuốc vận chuyển theo mạch rây thì phải phun qua lá để đến các bộ phận của cây. Như vậy, việc hiểu biết về cách vận chuyển các chất trong cây giúp chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý, giúp tăng năng suất cây trồng.
Câu 3: Vì sao khi bóc vỏ thân cây thì phía trên chỗ bị bóc sau một thời gian sẽ phình to ra?
Trả lời: Trong thân, mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm bên ngoài và chồng lên nhau tạo thành bó. Khi ta bóc vỏ cây, phần mạch rây cũng bị bóc ra theo. Mạch bị cắt đứt nên chất hữu cơ không xuống được, dồn lại, do đó trên chỗ bóc vỏ sẽ phình ra. 
Hướng dẫn vận dụng và mở rộng
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Hướng dẫn học bài cũ
Học bài cũ
Trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa 
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Đọc trước nội dung bài 3. Thoát hơi nước
Tìm hiểu các nội dung sau:
+ Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây?
+ Các con đường thoát hơi nước qua lá có đặc điểm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docxsinh 11 bai 2_12178781.docx