Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 41: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Tiết 41

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Khái niệm, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể . phân biệt được quần thể và tập hợp ngẫu nhiên.

- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể.

2. Kỹ năng:

Nêu được khái niệm về quần thể, nêu được ví dụ

Phân biệt được quần thể và tập hợp ngẫu nhiên.

Nêu được quá trình hình thành quần thể

Nêu được các mỗi quan hệ hỗ trợ và ví dụ và ý nghĩa

Nêu được các mỗi quan hệ cạnh tranh và ví dụ và ý nghĩa

Giải thích một số hiện tượng thực tiễn.như tỉa thưa của thực vật.

 Rèn luyện được kĩ năng phân tích, khái quát hoá và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 - Tiết 41: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/1/2018 12C6
Ngày giảng: 30/1/2018
Tiết 41
QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Khái niệm, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể . phân biệt được quần thể và tập hợp ngẫu nhiên...
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể.
2. Kỹ năng:
Nêu được khái niệm về quần thể, nêu được ví dụ
Phân biệt được quần thể và tập hợp ngẫu nhiên...
Nêu được quá trình hình thành quần thể
Nêu được các mỗi quan hệ hỗ trợ và ví dụ và ý nghĩa
Nêu được các mỗi quan hệ cạnh tranh và ví dụ và ý nghĩa
Giải thích một số hiện tượng thực tiễn..như tỉa thưa của thực vật...
 Rèn luyện được kĩ năng phân tích, khái quát hoá và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to hình 36.1- 36.4 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp 
Vấn đáp gợi mở, trực quan tìm tòi, nghiên cứu SGK tìm tòi, hoạt động nhóm
2. KTDH
Chia nhóm , kt giao nhiệm vụ, kt khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp. kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Không
Hoạt động cuả thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Q/s hình ảnh chiếu cho biết: 
Số lượng cá thể, cùng loài hay khác, thời điểm sinh sống và khả năng sinh sản...
Khái niệm quần thể là gì? Nêu thêm một số ví dụ?
cho một số ví dụ không phải quần thể để các em phân biệt.
GV: Chiếu hình ảnh
GV: Quá trình hình thành quần thể gồm mấy giai đoạn?
hs
GV : ho học sinh quan sát hình ảnh.
HS :
GV: Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HS...
GV: Chia lớp làm 3 nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu quan hệ hỗ trợ:
Nguyên nhân
Ý nghĩa
HS: Theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả lời
Nhóm 2: Tìm hiểu quan hệ cạnh tranh:
Nguyên nhân
Ví dụ
Ý nghĩa
HS: Theo dõi nội dung SGK, hình ảnh trả lời
Nhóm 3:
Hoàn thành bảng 36 SGK
Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ
Ý nghĩa
Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn
Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão
Các cây thông nhữa liền rễ nhau
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn
 cho 5 ví dụ cạnh tranh
GV: Cho đại diện nhóm trả lời → bổ sung
GV: Từ những ví dụ trên, hãy cho biết:
 Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó?
Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ?
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
1. Quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành quần thể:
Cá thể phát tán → môi trường mới → CLTN tác động → cá thể thích nghi → quần thể.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Quan hệ hỗ trợ: 
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống.
- Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông. Chó rừng thường quần tụ từng đàn..
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
+ Khai thác tối ưu nguồn sống
+ Tăng khả năng sống sót và sinh sản
2. Quan hệ cạnh tranh: 
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống (các cá thể tranh dành nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; Các con đực tranh dành con cái).
- Ví dụ: Thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình.
- Ý nghĩa:
+ Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể
+ Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển
4. Củng cố bài học: 
Câu 1. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? 
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.	
B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.	
D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
5. Bài tập về nhà: 
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới "Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật"
V.Tư liệu
Sách BT, sách tham khảo ,các hình ảnh ..., đầu quay , đĩa ,băng
Ngày 29 tháng 1 năm 2018
Phê duyệt của BCM
 Nguyễn Khắc Lợi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 36 Quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the_12265760.doc