A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm thụ tinh.
- Trình bày được quá trình hình thành hạt và tạo quả.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, phân tích, tổng hợp, khái quát,
3. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức có được để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
II. MỞ RỘNG – NÂNG CAO:
- Phân biệt được “quả thật” và “quả giả”.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Quan sát tranh-tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi, thảo luận nhóm.
Tuần Ngày soạn: Tiết 38 Ngày dạy: Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm thụ tinh. - Trình bày được quá trình hình thành hạt và tạo quả. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, phân tích, tổng hợp, khái quát, 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức có được để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. II. MỞ RỘNG – NÂNG CAO: - Phân biệt được “quả thật” và “quả giả”. - Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Quan sát tranh-tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi, thảo luận nhóm. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: giáo án, sơ đồ - tranh vẽ - mô hình. - Học sinh: đọc bài trước ở nhà. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. Ổn định lớp-kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Sau khi thụ phấn, ở hoa sẽ diễn ra hiện trượng thụ tinh để tạo quả và kết hạt. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn. GV: Hãy quan sát hình vẽ trên bảng và xem SGK để trình bày hiện tượng nảy mầm của hạt phấn. HS: trả lời. 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn: - Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. - Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, phần ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn. Hoạt động 2: Thụ tinh. GV: Tiếp tục quan sát hình vẽ và xem SGK để cho biết tại noãn sẽ xảy ra hiện tượng gì? HS: trả lời. GV: Nêu mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh. HS: Thụ phấn là điều kiện để thụ tinh có thể xảy ra. 2. Thụ tinh: - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử. - Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. Hoạt động 3: Kết quả và tạo hạt. GV: Giới thiệu qua SGK. Hỏi: 1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? 2. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? HS: trả lời. 1. Hạt do noãn của hoa tạo thành. 2. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt. GV: (mở rộng) - Sau khi thụ tinh, noãn có những biến đổi. Vỏ noãn hình thành vỏ hạt, phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt. Mỗi noãn được thụ tinh sẽ hình thành một hạt. Vậy số lượng hạt sẽ phụ thuộc vào số lượng noãn được thụ tinh. - Hãy cho biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? HS: trả lời. + Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm, + Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô, 3. Kết quả và tạo hạt: a. Hình thành hạt: + Hợp tử phát triển thành phôi. + Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. + Số lượng hạt sẽ phụ thuộc vào số lượng noãn được thụ tinh. b. Tạo quả: + Bầu phát triển thành quả chứa hạt. * Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa). IV. CỦNG CỐ: - Trình bày diễn biến hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Xem trước Chương III: QUẢ VÀ HẠT. Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ. - Chuẩn bị đu đủ, cà chua, chanh, táo, me, phượng, bằng lăng, lạc, ... Huế, ngày 05 tháng 01 năm 2013 GV thực hiện Đinh Thị Như Thủy
Tài liệu đính kèm: