Giáo án Sinh học lớp 9 - Năm học 2017 - 2018

Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEĐEN

Tiết 1 Bài 1

MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen

-Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong DTH

 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, TD, phân tích, so sánh

3. Thái độ:

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học

4, Năng lực cần hình thành và phát triển: tư duy, tự học

II . CHUẨN BỊ:

a.Chuẩn bị của giáo viên - Tranh hình 1.2

b. Chuẩn bị của học sinh - Đọc tt SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt . vắng mặt.

 9B có mặt . vắng mặt.

2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3. Bài mới: * Mở bài: ( 1 phút )

- Tại sao chúng ta có nhữ ng đặc điểm giống bố, mẹ nhưng cũng có những khác, dựa vào đâu để giải thích điều này, môn học nghiên cứu vấn đề này gọi là gì?

 

doc 203 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 9 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu hỏi trang 117.
- Ôn lại phần biến dị và di truyền.
- Giờ sau kiểm tra học kì.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.
Ngày Soạn: 23/12/2015
Ngày giảng:26/12/2015
THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN SINH 9 NĂM HỌC 2015-2016
Bước 1: Xác định mục tiêu đề kiểm tra:
Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về
Các TN của menden, NST, ADN và gen, Biến dị, Di truyền học người
Lấy điểm KT học kì I để đánh giá kết quả của học sinh
Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra:
Kết hợp TNKQ với TL với tỉ lệ TNKQ 30%, TL 70%
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Các chủ đề chính
Các mút độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ (Thấp)
TL (cao)
Chương I
TN của MD
CKTKN
Nêu được NV,ND cua DTH
Nêuđược UDQLPL trong SX và Đời sống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu(1B)
2đ
20%
1câu(2A)
0,5đ
5%
2 câu
2,5đ
25%
Chương II
NST
CKTKN
Nêu được tính chất đặc trưng của bộ NST của mỗi loài
Vân dung sự biến đổi NST trong NP,GP,TT và ý nghĩa của nó
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1câu(1)
0,5đ
1câu(3B)
2đ
2câu
2,5đ
30%
Chương III
AND và Gen
CKTKN
Nêu chức năng của các loại ARN
Hiểu được sư sắp xếp các Nu theo NTBS
Hiểu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1câu(3)
0,5đ
1câu(6)
0,5đ
1câu(2)
3đ
3câu
4đ
40%
Chương IV
Biến dị
CKTKN
Phân biệt được các dạng biến dị
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1câu(5)
0,5đ
1câu
1đ
10%
Chương V
DTH với người
CKTKN
Biết được nguyên nhân phát sinh bện và tâp DT ở người
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1câu(4)
0,5đ
1câu
0,5đ
5%
Tổng
2câu
1đ
1câu
2đ
2câu
1đ
1câu
3đ
2câu
1đ
1câu
2đ
9 câu
10đ
Bước 4: Lập đề kiểm tra theo ma trận
Điểm
Lời nhận xét của thầy (cô) giáo
A/ Phần trắc nghiện: 
Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đầu câu (2đ)
1.Bộ NST của người có số lượng là?
a.2n = 8 b.2n = 23 c.2n = 46 d.2n = 48
2.Ở người mắt nâu (A) là trội so với mắt đen (a).Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con của họ chắc chắn là mắt đen?
a.Bố mắt nâu AA, mẹ mắt nâu Aa b.Bố và mẹ cùng mắt nâu Aa
c.Bố và mẹ cùng mắt đen aa d.Bố mắt đen aa,mẹ mắt nâu AA
3.Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a.ARN vận chuyển b.ARN thông tin c.ARN Ribôsôm d.Cả 3 loại trên
4.Bệnh Đao là hậu quả của loại đột biến nào?
a.Đột biến dị bội thể b.Đột biến gen lặn c.Đột biến cấu trúc NST d.Đột biến đa bội thể
5. Bộ NST lưỡng bội ở lúa là 2n = 24. Trường hợp nào sau đâu là thể dị bội
a. 2n = 48 b. 2n = 25 c. 2n = 23 2n = 72 d. b và c
6. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp là: - A- X- T- G-T-
Đoạn mạch nào sau đây là đoạn bổ sung của nó.
a. -T- G- A-X-A- b. -A-G- T-X-A- c. -T-X-A-X-A- d. -T-G-A-G-A-
B.Tự luận (7đ)
1.Thế nào là hiện tượng di truyền ? Nêu đối tượng, nội dung của di truyền học (1,5 đ)
2. Hãy viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trang? (3,5đ)
3. Một tế bào sinh dục đực có bộ NST 2n = 8 sau khi nguyên phân một số lần. Tất cả các tế bào con sinh ra đều tham gia vào quá trình tạo giao tử để tạo thành tinh trùng sau quá trình đó người ta đếm thấy có 64 NST đơn trong tinh trùng.
Tính số tinh trùng được tạo ra ?(1đ)
Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực ban đầu ?(1đ)
 ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM KIỂM TRA
A. Phần trắc nghiệm(3đ)
Mỗi câu chọn đúng 0,5 đ
1.c	 2.c	 3.b	 4.a 5.d 6. a
B. Tự luận (7đ)
Câu 1 (1,5 đ)
- Trình bày đúng khái niệm: di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu (0,5 đ )
- Nêu đúng đối tượng của di truyền học là di truyền và biến dị(0,5đ)
- Nêu dúng nội dung nghiên cứu của di truyền học là cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị (0,5)
Câu 2: (3,5đ)
-Viết đúng sơ đồ : Gen(một đoạn ADN) -> mA RN ->Protein -> Tính trạng (1 đ)
- Nêu đúng bản chất của mỗi mối quan hệ : 
Trình tự sắp xếp các Nu trên mạnh khuôn của gen qui định trình tự sắp xếp các Nu trên mạch A RN(0,5đ) ,
Trình tự riboNu qui định trình tự sắp xếp các a a trong cấu trúc bậc 1 của phân tử Protein.(0,5đ)
Protein trực tiếp tham gia cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào và cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài bằng tính trạng . (0,5đ)
Câu 3: (2đ)
a. Số tinh trùng được tạo ra là: 64/4 = 16 (tinh trùng)
b. Số lần nguyên phân cử tế bào là
- Số tế bào con là 16/4 = 4
- Số lần nguyên phân 2x = 4 -> 2x = 22 -> x = 2
Đáp số
a. 16(tinh trùng)
b. 2 lần nguyên phân
Ngày soạn: 25/12/2017
Ngày giảng: 9B – 29/12/2017; 9A – 28/12/2017
Tiết 37: Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh học xong bài này phải :
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn
2. Kỹ năng : 
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3.Thái độ :
- Giáo dục cho hs ý thức, lòng yêu thích bộ môn.
4, Năng lực cần hình thành và phát triển: hợp tác, GQVD, tư duy
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : 
 Tranh hình 34( 1,3) sgk ( T100) 
 2. Học sinh :
 Tư liệu về hiện tượng thái hóa giống.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt ............ vắng mặt.........; 9B
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới :
* Mở bài: ( 1 phút )
Hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
HT và PTNLHS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau.
? Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào. 
 Hs: quan sát hình 34 .2 rút ra nhận xét 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau.
? Giao phối gần là gì.
? Giao phối gần gây ra những hậu quả nào ở động vật.
- HS: quan sát hình 34 .2 rút ra nhận xét 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau.
Bài tập: Xét một quần thể tự thụ phấn ban đầu có 100% cá thể dị hợp Aa. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen ,tỉ lệ % thể đồng hợp và thể dị hợp ở các thế hệ F1 và F2 rồi ghi vào bảng sau.
TL
Đ
TL Kiểu gen
% Thể DH Aa
% Thể ĐH AA - aa
AA
Aa
aa
P
F1
F2
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng thông tin.
TL
Đ
TL Kiểu gen
% Thể DH Aa
% Thể ĐH AA - aa
AA
Aa
aa
P
0
1
0
100%
0%
F1
1/4
1/2
1/4
50%
50%
F2
3/8
1/4
3/8
25%
75%
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau.
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết ,tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào.
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phối và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa.
- HS dựa vào thông tin SGK trả lời. 
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giãm( tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn = nhau) 
+ Các gen lặn khi gặp nhau(thể đồng hợp) thì 
biểu hiện ra kiểu hình. Gen lặn gây hại khi ở 
thể dị hợp không được biểu hiện(thường xấu)
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV giải thích hình 34.3: Màu xanh biểu thị đồng hợp trội và lặn.
- GV mở rộng: ở 1 số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa do vậy vẫn tiến hành giao phối gần.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK
? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
- HS dựa vào thông tin SGK và trả lời
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu.
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.
- GV nhắc lại khái niệm: thuần chủng, dòng thuần.........
- GV hoàn thiện kiến thức.
I. Hiện tượng thoái hóa. ( 13 phút )
 1. Hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật
- Hiện tượng thoái hóa (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: Cá thể có sức sống kém dàn, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm.
Ví dụ : ngô bạch tạng ,thân lùn bắp bạch tạng ,kết hạt ít
2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối ở động vật.
a. Giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
b. Thoái hóa do giao phối gần: 
Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
- Ví dụ : bê non có cột sống ngắn 
- Gà con có đầu dị dạng ,chân ngắn
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa. ( 17 phút )
- Tỷ lệ thể dị hợp giảm 
 - Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại gặp nhau 
- Nguyên nhân hiện thoái hóa do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. 
- Một số loài không bị thoái hoá vì hiện tại chúng đang mang cặp gen đồng hợp không găy hại cho chúng 
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. ( 8 phút )
- Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, 
- Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
tư duy
hợp tác
tự học
4. Củng cố: ( 4 phút )
? Kết luận chung, tóm tắt: Gọi HS đọc kết luận sgk
? Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì. Giải thích nguyên nhân.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1 phút )
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc trước bài: Ưu thế lai.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 25/12/2017
Ngày giảng: 9B – 2/01/2018; 9A – 29/12/2017
Tiết 38: Bài 35 : ƯU THẾ LAI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này HS đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp HS nắm được 1số khái niệm: Ưu thế lai, lai kinh tế và trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không ding cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
 2. Kỹ năng:
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức, giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học.
3.Thái độ :
- Giáo dục cho HS ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học.
4, Năng lực cần hình thành và phát triển: hợp tác, GQVD, tư duy
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : 
 - Tranh hình 35.Tranh 1 số giống ĐV: bò, lợn, dê, kết quả phép lai kinh tế.
2. Học sinh : 
 - Nghiên cứu sgk
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt ............ vắng mặt.............
2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút )
? Trong chọn giống người ta thường dùng 2 phương pháp: tự thụ phấp bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì.
3.Bài mới:
* Mở bài:
- GV dẫn vào bài:
* Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
HT và PTNLHS
- GV yêu cầu HS quan sát H35 trả lời câu hỏi sau.
? So sánh sự tương quan giữa cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn (a&c) với cây & bắp ngô ở cơ thể lai F1 (b).
- HS: Chiều cao thân ngô, chiều dài bắp, số lượng hạt => ở cơ thể F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ)
- GV nhận xét ý kiến của HS: Hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
? Vậy ưu thế lai là gì. Cho ví dụ về ưu thế lai ở ĐV & TV.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- GV lưu ý cho HS: Lai 1 dòng thuần có gen trội và 1 dòng thuần có 1 gen trội.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau.
? Tại sao khi lai hai dòng thuần ,ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
+ Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1.
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm
( hiện tượng thoái hóa) 
- GV nêu câu hỏi.
? Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì.
- HS: Dùng phương pháp nhân giống vô tính.
- GV giới thiệu: Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau. 
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng cách nào. Nêu ví dụ cụ thể.
- HS: 2 phương pháp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau. 
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào. Cho ví dụ .
- HS dựa vào thông tin SGK.
- GV mở rộng: Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước.
+ áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
+ Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan¦con lai F1chịu được nóng,lượng sữa tăg
I. Hiện tượng ưu thế lai. ( 10 phút )
- Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.trung bình giữa 2 bố mẹ 
II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. ( 10 phỳt )
- Lai 2 dòng thuần( kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp ¦ chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.
- VD: P : AAbbcc x aaBBCC
 F1: AaBbCc
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
III. Các phương pháp tạo ưu thế lai. ( 10 phỳt )
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.
- Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau.
+ VD: ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai vào tạo giống mới.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống
- VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại Bạch ¦ Lợn con mới sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
tự học
hợp tác
giao tiếp
4. Củng cố, luyện tập: ( 4 phút )
 Kết luận chung, tóm tắt: Gọi HS đọc kết luận SGK
? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào. 
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1 phút )
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam.
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/01/2018
Ngày giảng: 9B – 5/01/2018; 9A – 4/01/2018
Tiết 39. Bài 38. Thực hành
TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
- Củng cố lí thuyết về lai giống.
2.Kỹ năng : 
-Thực hành các kĩ năng thao tác giao phấn ,kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ :
- Nghiêm túc trong khi thực hành.
4, Năng lực cần hình thành và phát triển: hợp tác, GQVD, tư duy
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : 
- Tranh phóng to H 38 SGK, tranh phóng to cấu tạo 1 hoa lúa.
- Hai giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau về chiều cao cây, màu sắc, kích thước.
- Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu, vại để trồng cây.
2. Học sinh : Dụng cụ thực hành
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt ............ vắng mặt.............
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới 
Có thể theo 2 cách tuỳ điều kiện của trường.
Cách 1: ở các vùng trồng lúa, ngô thì tiến hành như hướng dẫn SGK.
Cách 2: ở địa phương không có điều kiện tiến hành trực tiếp thì GV dùng đĩa băng hình.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HT và PTNLHS
- GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn.
- Cho HS quan sát H 38 SGK hoặc xem băng đĩa hình về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi:
? Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn?
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lại các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật.
- GV nhận xét, đánh giá 
- Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch.
I. Cách tiến hành: ( 25 phút )
Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
Bước 3: Thụ phấn
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
+ Bao nilông ghi ngày tháng.
II. Báo cáo thu hoạch: ( 10 phút )
GV hướng dẫn HS viết báo cáo thu hoạch theo nhóm
tự quản
tư duy
4. Củng cố: ( 4 phút )
 - GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1 phút )
- Nghiên cứu bài 39.
- Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
IV. Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***************************************
Ngày soạn: 2/01/2018
Ngày giảng: 9B – 6/01/2018; 9A – 5/01/2018
Tiết 40. Bài 39. Thực hành
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- HS biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liêu theo chủ đề
- HS biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liểu
2.Kỹ năng: 
- Phân tích,báo cáo những điều rút ra từ tranh ảnh 
3.Thái độ :
- Nghiêm túc trong giờ thực hành.
4, Năng lực cần hình thành và phát triển: hợp tác, tư duy
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : Tranh ảnh sưu tầm theo yêu cầu SGK trang 114.
- Giấy khổ to, bút dạ. Kẻ bảng 39 SGK.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt ............ vắng mặt............. 	 
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ): - kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HT và PTNLHS
- GV yêu cầu HS:
+ Sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
+ Ghi nhận xét vào bảng 39.1; 39.2.
- GV giúp HS hoàn hiện công việc.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng thông tin.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.
I. Tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi và cây trồng. ( 25 phút )
Quan sát tranh ảnh.
II. Báo cáo thu hoạch. ( 10 phút )
hợp tác
tư duy
Bảng 39.1.Các tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng của một số vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng dẫn sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
- Lấy sữa
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Các giống lợn
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơcsai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con.
- Nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Các giống gà
- Gà Rôt ri
- Gà Tam Hoàng
- Lấy thịt và trứng
- Tăng trong nhanh, đẻ nhiều trứng.
4
Các giống vịt
- Vịt cỏ, vịt bầu
- Vịt kali cambet
- Lấy thịt và trứng
- Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
5
Các giống cá
- Rô phi đơn tính
- Chép lai
- Cá chim trắng
- Lấy thịt
- Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh.
Bảng 39.2 Tính trạng nổi bật của giống cây trồng
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203
- CM 2
- BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao
- Chống chịu đựoc rầy nâu.
- Không cảm quang
2
Giống ngô
- Ngô lai LNV 4
- Ngô lai LVN 20
- Khả năng thích ứng rộng
- Chống đổ tốt
- Năng suất từ 8- 12 tấn/ha
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng Lan
- Cà chua P 375
- Thích hợp với vùng thâm canh
- Năng suất cao
4. Củng cố: ( 4 phút ): 
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1 phút ): - Xem trước bài 41.
IV. Rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 7/01/2018
Ngày giảng: 9B – 9/01/2018; 9A – 11/01/2018
PHẦN II- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Tiết 41:	Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
2 Kỹ năng:
- Quan sát và khai thác kiến thức từ sgk, tranh ảnh và thực tế
3 Thái độ:
- Tích cực trong học tập
4, Năng lực cần hình thành và phát triển: hợp tác, tư duy
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên : 
- Tranh phóng to hình 41.2; 41.2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 9A có mặt ............ vắng mặt.............
 	 9B có mặt ............ vắng mặt............. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Mở bài: ( 1 phút )
- Giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ khăng khít. Hiểu rõ mối quan hệ này giúp con người đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu và phát triển bền vững.
* Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung cần đạt
HT và PTNLHS
GV viết sơ đồ lên bảng:
 Thỏ rừng 
Hỏi:
? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- HS trao đổi nhóm, điền được từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên.
- GV tổng kết: tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ.
? Môi trường sống là gì?
? Có mấy loại môi trường chủ yếu?
- Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm môi trường sống.
- GV nói rõ về môi trường sinh thái.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
- Yêu cầu HS quan sát H 41.1, nhớ lại trong thiên nhiên và hoàn thành bảng 41.1.
- HS quan sát H 41.1, hoạt động nhóm và hoàn thành bảng 41.2.
- Nhân tố sinh thái là gì?
- Thế nào là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ?
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.
- Qua

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12274215.doc