Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 6 - Ngôi trường mới

Môn: Tập đọc

Tuần : 6

Lớp : 2B

GV: Lê Thị Thùy Linh KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

 Thứ ngày tháng năm 2016

BÀI: NGÔI TRƯỜNG MỚI

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, trang nghiêm, thân thương.

 - Hiểu nội dung của bài: Qua việc tả ngôi trường, tác giả cho ta thấy tình yêu, niềm tự hào của em HS đối với ngôi trường, với thầy cô giáo và bạn bè.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ: lợp lá, lấp ló, nổi vân, rung động, thân thương,.

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.

 - Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu ngôi trường mới của các em học sinh.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh biết yêu trường lớp, thầy cô, bè bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa bài học trong SGK

 - Học sinh: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 6 - Ngôi trường mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc
Tuần : 6 
Lớp : 2B
GV: Lê Thị Thùy Linh
 KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
 Thứ ngày tháng năm 2016
BÀI: NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu nghĩa các từ: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, trang nghiêm, thân thương.
 - Hiểu nội dung của bài: Qua việc tả ngôi trường, tác giả cho ta thấy tình yêu, niềm tự hào của em HS đối với ngôi trường, với thầy cô giáo và bạn bè.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ: lợp lá, lấp ló, nổi vân, rung động, thân thương,...
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
 - Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu ngôi trường mới của các em học sinh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh biết yêu trường lớp, thầy cô, bè bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa bài học trong SGK
 - Học sinh: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
2 phút
5 phút
3 phút
12 phút
10 phút
5 phút
4 phút
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 KT bài: Mẩu giấy vụn
- 1 HS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi: 
? Tại sao cả lớp không nghe thấy mẩu giấy nói gì?
- 1 HS đọc đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi: 
? Con đọc bài với giọng như thê nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 GV treo tranh, hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Đây là ngôi trường mới vừa xây xong. Các bạn học sinh có cảm nhận gì khi học ở ngôi trường mới? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Ngôi trường mới”
- GV ghi đầu bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc mẫu:
- GV đọc bài với giọng trìu mến, tha thiết.
* Đọc nối tiếp câu:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1
GV cho HS luyện đọc từ HS đọc sai: trên nền, lấp ló, sáng lên,...
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2
* Đọc nối tiếp đoạn:
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: Trường mới ... lấp ló trong cây.
+ Đoạn 2: Em bước vào lớp ... trong nắng mùa thu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Lần 1: Hướng dẫn HS ngắt nghỉ câu dài:
 Nhìn từ xa, / những mảng tường vàng, / ngói đỏ / như những cánh hoa lấp ló trong cây. //
- GV NX, chốt cách ngắt, nghỉ hợp lí.
- Y/c HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Lần 2: Giải nghĩa từ: 
- Con hiểu thế nào là bỡ ngỡ?
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 3. Thời gian là 2 phút.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- GV tổ chức cho 2 nhóm thi đọc.
- NX, khen ngợi nhóm đọc hay.
* Đọc đồng thanh:
- Y/c cả lớp đọc đồng thanh bài: “Ngôi trường mới”
c. Tìm hiểu bài:
? Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung?
GV: Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 – 2 và TLCH: 
? Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của 
ngôi trường?
? Em hiểu thế nào là lấp ló?
? Trong bài các bạn nhỏ được ngồi học trên những bộ bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Vậy con hiểu thế nào là vân?
? Con biết gì về loại gỗ xoan đào?
- GV: Gỗ xoan đào là 1 loại gỗ rất tốt, có độ bền cao, bề mặt gỗ đẹp có màu hồng, có nhiều đường vân, có khả năng kháng muối mọt tốt. Vì thế người ta rất ưa chuộng loại gỗ này để làm đồ nội thất gia đình như giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp, bàn ghế,...
- Y/c HS đọc đoạn 3 và TLCH:
? Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới?
? Con hiểu rung động nghĩa là gì?
? Con hiểu thế nào là thân thương?
? Theo em, bạn nhỏ có yêu ngôi trường của mình không? Vì sao?
GVchốt: Qua việc tả ngôi trường mới,tác giả đã cho cô trò mình thấy được vẻ đẹp của ngôi trường, tình yêu, niềm tự hào của bạn học sinh đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
d. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3, yêu cầu HS tìm từ cô đã nhấn giọng.
- GVNX, chữa, chốt. Nhấn giọng ở những từ gợi tả.
- Để đọc hay bài này con cần đọc với giọng như thế nào?
- GV chốt giọng đọc: giọng trìu mến, thiết tha.
- Y/c HS đọc đoạn 3 trong nhóm 2, thời gian là 2 phút.
- GV gọi 2 nhóm thi đọc.
- GVNX, khen ngợi nhóm đọc hay.
4. Củng cố:
? Ngôi trường con học cũ hay mới? 
?Con có yêu trường của mình không? Con sẽ làm gì để bảo vệ ngôi trường mình đang học?
- Hát: Em yêu trường em.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: “Người thầy cũ”.
- Hát
- Chuẩn bị đồ dùng.
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
- HS nhắc lại đầu bài, mở sách giáo khoa trang 80.
- HS viết bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- Y/c HS tự phát hiện câu dài, nêu cách ngắt.
- HSNX
- HS đọc câu dài (CN, ĐT)
- Bỡ ngỡ là chưa quen trong buổi đầu.
- HS đọc trong nhóm 3.
- 2 nhóm thi đọc.
- NX, bình chọn nhóm đọc hay.
- HS đọc đồng thanh.
- Tả ngôi trường từ xa: đoạn 1 – 2 câu đầu.
- Tả lớp học: đoạn 2 – 3 câu tiếp theo.
- Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường: đoạn 3 – còn lại
- Những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Tất cả sáng lên như nắng mùa thu.
- Lấp ló là lúc ẩn, lúc hiện.
- Vân là những đường cong trên mặt gỗ, mặt đá giống như hình vẽ.
- Gỗ xoan đào là gỗ tốt, đẹp, có màu hồng, có nhiều đường vân.
- 1 HS đọc và TLCH:
- Tiếng trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo trang nghiêm ấm áp. Tiếng đọc bài của chính mình cũng vang lên đến lạ. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Bút chì, thước kẻ cũng đáng yêu.
- Ý nói (tiếng trống) rung lên, làm cho học sinh cảm động.
- Thân thương là thân yêu, gần gũi.
- Bạn học sinh rất yêu ngôi trường của mình vì bạn thấy được vẻ đẹp của trường, thấy mọi vật, mọi người đều gắn bó, đáng yêu.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, tìm từ nhấn giọng.
- HSNX
- Đọc bài với giọng trìu mến, thiết tha. 
- HS đọc đoạn 3 theo nhóm 2
- 2 nhóm thi đọc.
- NX, bình chọn nhóm đọc hay
- HS trả lời.
- HS trả lời.
tranh
bảng phụ
Điều chỉnh, bổ sung: .....................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 Ngoi truong moi_12265233.doc