Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 2 - Tiết 3, 4

TẬP ĐỌC

TIẾT 3 : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. MỤC TIÊU:

*Mức độ: lin hệ

1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào .Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .

3. Thái độ: - Giáo dục HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.

*Nội dung tích hợp: HCM , KNS

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : - Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét cách đọc văn bản .

2. KN xác định giá trị : - Biết xác định các giá trị đúng , hiểu các từ ngữ phù hợp với nội dung bài học.

3. KN đặt mục tiêu : - Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

· HS : SCK, Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 2 - Tiết 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	 Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2015
TẬP ĐỌC
TIẾT 3 : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU:
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào .Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê . 
3. Thái độ: 	- Giáo dục HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.
*Nội dung tích hợp: HCM , KNS
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : - Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét cách đọc văn bản .
2. KN xác định giá trị : - Biết xác định các giá trị đúng , hiểu các từ ngữ phù hợp với nội dung bài học.
3. KN đặt mục tiêu : - Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
HS : SCK, Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1’
1. Khởi động:
- Hát
5’
2. Bài cũ:
 Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Kiểm tra 
-Y/c HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi
- HS lần lượt đọc đoạn và trả lời(SGK)
- GV nhận xét cho điểm.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
Nghìn năm văn hiến
4. Phát triển các hoạt động:
8’
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung, phát âm đúng các từ trong bài.
Hoạt động lớp - nhóm đôi
- Gọi 1 HS giỏi đọc bài .
- Y/cầu 2, 3 tốp HS đọc nối tiếp nhau.
- 1 HS đọc toàn bài .
- Lần lượt HS đọc nối tiếp bài văn - đọc từng đoạn.
Trực quan
Luyện tập 
- Yêu cầu HS chia đoạn .
+ Đoạn 1: Từ đầu... 3000 tiến sĩ
+ Đoạn 2: Bảng thống kê
+ Đoạn 3: Còn lại
Thực hành 
- Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, cả bài , kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc .
Luyện tập 
Giảng giải 
- Luyện đọc các từ khó phát âm.
- HS nhận xét cách phát âm tr - s
- GV nhận xét cách đọc.
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS lần lượt đọc bảng thống kê.
- 1 HS lên bảng phụ ghi cách đọc bảng thống kê.
- HS lắng nghe .
- HS lần lượt đọc chú giải.
Thực hành 
Trực quan
Thực hành 
(KNS / trực tiếp)
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: hiểu được nội dung của bài.
Hoạt động nhóm - cá nhân
- Đoạn 1: 
- HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
Thực hành 
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ .
Đàm thoại 
- GV chốt ý .
- Lớp bổ sung
- HS giải nghĩa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Nêu ý đoạn 1
- Khoa thi tiến sĩ đã có từ lâu đời.
+ Đoạn 2: 
- HS đọc thầm
- Yêu cầu HS đọc bảng thống kê.
- Lần lượt HS đọc
- GV chốt ý :
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê – 104 khoa thi.
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê – 1780 tiến sĩ.
- 1 HS trả lời về nội dung của bảng thống kê.
Đàm thoại 
+ Đoạn 3: 
- HS đọc đoạn 3
Luyện tập 
- HS giải nghĩa từ chứng tích
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
- Coi trọng đạo học / VN là nước có nền văn hiến lâu đời/ Dân tộc ta đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời
(HCM / gián tiếp)
7’
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài tập đọc đúng nội dung và ngữ điệu.
Hoạt động cá nhân
- GV h.dẫn tìm giọng đọc cho bài văn.
- HS tham gia thi đọc cả bài văn.
Thực hành 
- GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
5’
4. Củng cố - dặn dò:
Củng cố 
- Yêu cầu HS nêu ý chính bài .
- GV kể vài mẩu chuyện về các trạng nguyên của nước ta.
*GDục HS: truyền thống vhóa lâu đời của VN, càng thêm yêu đnước và tự hào là người VN
- Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- HS nêu nhận xét qua vài mẩu chuyện GV kể.
(HCM/ gián tiếp)
- Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu”
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần 2 
TẬP ĐỌC
 TIẾT 4 : SẮC MÀU EM YÊU
I. MỤC TIÊU:
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu tha thiết của bạn đối với đất nước, quê hương. 
2. Kĩ năng: 	- Đọc trôi chảy , diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết. 
3. Thái độ: 	
- Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè. 
*Nội dung tích hợp: HCM , KNS 
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : - Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét cách đọc văn bản .
2. KN xác định giá trị : - Biết xác định các giá trị đúng , hiểu các từ ngữ phù hợp với nội dung bài học
3. KN đặt mục tiêu : - Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được
III . CHUẨN BỊ:
GV : Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm - tranh to phong cảnh quê hương. 
HS : Tự vẽ tranh theo màu sắc em thích với những cảnh vật. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: Nghìn năm văn hiến 
- Yêu cầu HS đọc bài + trả lời câu hỏi. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
Kiểm tra
- Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm 
- HS nêu cáh đọc .
- GV nhận xét – cho điểm . 
- Lớp nhận xét . 
1’
3. Giới thiệu bài mới:
 Sắc màu em yêu 
- Giáo viên ghi tựa. 
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Đọc đúng nội dung văn bản và các từ ngữ trong bài.
Hoạt động lớp - cá nhân
-1 HS khá đọc cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- 1 HS đọc to cả bài.
- HS lần lượt đọc nối tiếp.
Trực quan 
-Hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng.
- H.dẫn HS giải thích 1 số từ khó.
- HS luyện đọc.
-HS giải nghĩa từ.
Luyện tập 
Giảng giải 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
(KNS / trực tiếp) 
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.
Hoạt động nhóm - cá nhân
- Yêu cầu mỗi nhóm đọc từng khổ thơ và nêu lên những cảnh vật đã được tả qua màu sắc. 
- Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn trong nhóm đọc khổ thơ. 
- Nhóm trưởng yêu cầu bạn nêu lên cảnh vật gắn với màu sắc và người. 
Thực hành 
Trình bày 
- GV chốt lại ý.
-Nhóm lắng nghe, theo dõi và nhận xét. 
- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
-Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào ?
- Bạn yêu tất cả các sắc màu : đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím , nâu ,
-  gợi lên hình ảnh : lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên, đồng bằng, núi ,
Đàm thoại 
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của người bạn nhỏ đối với quê hương đất nước? 
- Dự kiến: các sắc màu gắn với trăm nghìn cảnh đẹp và những người thân. 
- GV chốt lại ý hay và chính xác. 
+ Yêu đất nước 
+ Yêu người thân 
+ Yêu màu sắc
(HCM / gián tiếp)
7’
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài thơ đúng ngữ điệu.
- Hoạt động cá nhân
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm giọng đọc phù hợp 
- Các tổ thi đua đọc cả bài - giọng đọc diễn cảm. 
Thi đua
Thảo luận 
- Nêu cách đọc diễn cảm 
- Dự kiến: Nhấn mạnh những từ gợi tả cảnh vật - ngắt câu thơ. 
5’
5. Củng cố- dặn dò: 
- Em hãy nêu ý chính của bài? 
Hoạt động lớp
- Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương đất nước.
Củng cố 
-Y/cầu HS giới thiệu những cảnh đẹp mà em biết? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó. 
- HS giới thiệu cảnh đẹp hoặc hình ảnh của người thân và nêu cảm nghĩ của mình. 
*Giáo dục HS: Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè.
(HCM/ gián tiếp)
- Học thuộc cả bài. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” 
- Nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC.doc