Giáo án Tiếng Việt 1 - Vần /oan/

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HỘI GIẢNG – CGD – Tuần 15

LỚP 1A

GV đại diện: Nguyễn Hồng Tươi

Ngày dạy: 8/12/2017

Bài. VẦN /oan/

VIỆC 0.

T. Chúng ta đã học những kiểu vần nào?

H. Chúng ta đã học ba kiểu vần, đó là:

- Vần chỉ có âm chính (là nguyên âm), Mẫu ba.

- Vần có âm đệm và âm chính, Mẫu oa.

- Vần có âm chính và âm cuối, Mẫu an.

T. Cho H vẽ lại mô hình của ba kiểu vần với ba tiếng mẫu là /ba/, /loa/, /lan/.

T. Vẽ lại 3 Mẫu này lên bảng lớn và cho HS đọc phân tích.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 1 - Vần /oan/", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HỘI GIẢNG – CGD – Tuần 15
LỚP 1A
GV đại diện: Nguyễn Hồng Tươi
Ngày dạy: 8/12/2017
Bài. VẦN /oan/
VIỆC 0.
T. Chúng ta đã học những kiểu vần nào?
H. Chúng ta đã học ba kiểu vần, đó là:
- Vần chỉ có âm chính (là nguyên âm), Mẫu ba.
- Vần có âm đệm và âm chính, Mẫu oa.
- Vần có âm chính và âm cuối, Mẫu an.
T. Cho H vẽ lại mô hình của ba kiểu vần với ba tiếng mẫu là /ba/, /loa/, /lan/.
T. Vẽ lại 3 Mẫu này lên bảng lớn và cho HS đọc phân tích.
 b a
 l o
 a
 b 
 a
 n
1. Luyện tập cách làm tròn môi nguyên âm không tròn môi
T. Từ âm /a/ muốn có vần /oa/, em làm thế nào?
H. Em thêm âm tròn môi đệm vào trước âm /a/. 
T. Bằng cách dùng âm đệm làm tròn môi các âm không tròn môi, em có được những vần nào?
H. Vần /oa/, /oe/, /uê/, /uy/, /uơ/.
T. Âm đệm ghi bằng chữ gì?
H. Chữ o hoặc chữ u.
2. Làm tròn môi vần
T. Ta dùng cách làm tròn môi âm để làm tròn môi vần.
VIỆC 1. Học vần /oan/
. Vần /oan/
1a. Giới thiệu vần
T. Vẽ mô hình vần /an/.
 a
 n
H. Thực hiện. 
T. Em phân tích vần /an/.
H. /an/ ->/a/ - /nờ/ - /an/.
T. Em làm tròn môi vần /an/.
H. /o/ - /an/ - /oan/.
T. Em vẽ mô hình vần /oan/. 
 o
 a
 n
T. Phát âm: / oan/ (đọc trơn).
H. Phát âm lại (nhiều lần ở 4 cấp độ).
1b. Phân tích vần/oan/
T. Hãy phân tích vần /oan/.
H. /oan/ -> /o/ - /an/- /oan/ .
T. Vần /oan/ có những âm nào?
H. Âm đệm /o/, âm chính /a/, âm cuối /n/.
T nhấn mạnh: Đây là kiểu vần có đầy đủ âm đệm, âm chính và âm cuối.
H. Nhắc lại: Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối (T – N – N – T).
1c. Vẽ mô hình tiếng /loan/
T. Các em đưa tiếng /loan/ vào mô hình.
 l o
 a
 n
H. Thực hiện.
T. Các em chỉ vào mô hình và gọi tên các vị trí âm của tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
H. Chỉ tay vào mô hình, nói to: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
T. Em đọc mô hình: đọc trơn, đọc phân tích.
1d. Tìm tiếng có vần /oan/
H. Làm theo hai cách quen thuộc:
1. Thêm âm đầu (theo tổ).
2. Thay thanh.
T. Hướng dẫn các em nhận thấy vần /oan/ có thể kết hợp với cả 6 thanh. Chú ý luật chính tả về dấu thanh: Dấu thanh đặt ở âm chính /a/.
T lưu ý củng cố cho H:
T. Bằng cách làm tròn môi vần /an/, em được vần mới nào?
H. Vần /oan/.
T. Vần /oan/ thuộc kiểu vần nào?
H. Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối.
T. (Giao việc) Bây giờ, bằng cách đã biết, các em tập làm tròn môi các vần khác (Thầy phát âm lần lượt các vần. H làm tròn môi).
Thầy Học sinh
/ang/ -> /oang/
/anh/ -> / oanh/ 
 /ach/ -> / oach/ 
T. Từ tiết học này, chúng ta học cách làm tròn môi các vần có âm chính và âm cuối.
VIỆC 2. Viết 
2a. Viết bảng con
T. Hướng dẫn viết vần /oan/: nối o với a như như khi viết vần oa; nối a với âm n như khi viết vần an.
H. Viết vần /oan/ cỡ vừa (hai đến ba lần) vào bảng con.
T. Sửa chữa những điểm viết chưa chính xác, nhận xét và khen những học sinh viết đúng.
T. Tìm tiếng có vần /oan/, viết bảng con.
H. loan, toan, hoan,..
2b. Viết vở “ Em tập viết – CGD lớp 1”, tập hai.
H. Viết từng dòng vào vở em tập viết – CGD lớp 1, tập hai, trang 32 theo mẫu in sẵn.
- 1 dòng oan.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.
T. Có thể nhận xét một số bài, rút kinh ngiệm cho cả lớp.
T. Nhận xét tiết học/.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan oan_12235152.doc