TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng gấp gáp cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2. Hiểu từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão.
3. Hiểu nd: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bão vệ con đê, bão vệ cuộc sống thanh bình.(trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được CH1, SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (5- 6 phút): Củng cố bài đọc'' Bài thơ về tiểu đội xe không kính''.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.- Một HS nêu nội dung bài đọc. GV nhận xét.-
Hoạt động 2 (14-15 phút ): Hướng dẫn luyện đọc
- HS khá giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. GV nhận xét.- GV hướng dẫn học sinh chia đoạn, nêu giới hạn đoạn.- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV và cả lớp theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm. - HD đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đ1: HS hiểu từ ngữ '' mập ''. HD đọc nhấn giọng từ ngữ '' nuốt tươi ''
+ Đ2 : HS hiểu nghĩa từ '' cây vẹt '' . HD giọng đọc hối hả, gấp gáp.
+ Đ3: HS hiểu nghĩa từ '' xung kích '', '' chão ''. HD giọng đọc hối hả, gấp gáp hơn.
- Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, gv nhận xét chung.- HS luyện đọc theo cặp .
- Thi đọc mỗi em 1 đoạn. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt .
- HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm.
TẬP ĐỌC THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng gấp gáp cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 2. Hiểu từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão. 3. Hiểu nd: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bão vệ con đê, bão vệ cuộc sống thanh bình.(trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được CH1, SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh SGK, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5- 6 phút): Củng cố bài đọc'' Bài thơ về tiểu đội xe không kính''. - HS đọc thuộc lòng bài thơ.- Một HS nêu nội dung bài đọc. GV nhận xét.- Hoạt động 2 (14-15 phút ): Hướng dẫn luyện đọc - HS khá giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. GV nhận xét.- GV hướng dẫn học sinh chia đoạn, nêu giới hạn đoạn.- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV và cả lớp theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm. - HD đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: + Đ1: HS hiểu từ ngữ '' mập ''. HD đọc nhấn giọng từ ngữ '' nuốt tươi '' + Đ2 : HS hiểu nghĩa từ '' cây vẹt '' . HD giọng đọc hối hả, gấp gáp. + Đ3: HS hiểu nghĩa từ '' xung kích '', '' chão ''. HD giọng đọc hối hả, gấp gáp hơn. - Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, gv nhận xét chung.- HS luyện đọc theo cặp . - Thi đọc mỗi em 1 đoạn. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt . - HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm. Hoạt động 3( 9- 10 phút ): Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc lướt cả bài. TL: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? - HS Đ1. TL: Tìm TN, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dạo của cơn bão biển? - HS đọc đoạn 2. TL: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? Trong đoạn 1 và đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? - HS đọc đoạn 3. TL: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? - HS đọc cả bài. TL: Truyện đọc trên giúp em biết được điều gì? Hoạt động 4 (5-6 phút ): Hướng dẫn luyện đọc lại - Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.- GV đọc diễn cảm đoạn 3. Từng cặp HS đọc diễn cảm đoạn 3.- HS thi đọc, GV nhận xét Hoạt động nối tiếp (2-3 phút ): - HS nêu lại nd bài học. - Dặn: về nhà đọc lại bài. TẬP ĐỌC GA - VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, lời đối đáp của các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện. 2. Hiểu từ: chiến luỹ, nghĩa quân, thiên thần, ú tim. 3. Hiểu nd: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :- Tranh SGK, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 ( 5-6 phút): Củng cố bài đọc'' Thắng biển ''. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. - Một HS nêu nội dung bài đọc. * Giới thiệu bài mới : HS qs tranh minh hoạ, GV gt bài TĐ. Hoạt động 2 (14- 15 phút ): Hướng dẫn luyện đọc - HS khá giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. GV nhận xét. - GV hướng dẫn học sinh chia đoạn, nêu giới hạn đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV và cả lớp theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm.- HD đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: + Đoạn 1: HS hiểu từ ngữ '' chiến luỹ ''. + Đoạn 2 : HD giọng đối thoại của các nhân vật. + Đoạn 3: HS hiểu nghĩa từ '' nghĩa quân '', '' thiên thần '', '' ú tim ''. HD giọng đọc cảm động, ngưỡng mộ. - Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, gv nhận xét chung.- HS luyện đọc theo cặp . - Thi đọc mỗi em 1 đoạn. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt . - HS đọc cả bài.- GV đọc diễn cảm. Hoạt động 3( 9-10 phút ): Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đoạn 1. TLCH: Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? - Nêu ý chính đoạn 1? - HS đọc đoạn 2. TLCH: Những c/tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt? - Đoạn 2 nói lên ND gì? - HS đọc đoạn 3. TLCH: Vì sao tác giả gọi Ga- vrốt là một thiên thần? - Nêu nội dung đoạn 3? - HS đọc to bài Tập đọc. TLCH: Nêu cảm nghĩ của em về Ga- vrốt?Bài Tập đọc nói lên điều gì? Hoạt động 4 (6 phút ): Hướng dẫn luyện đọc lại - HS luyện đọc phân vai trong nhóm.- Các nhóm thi đọc phân vai. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai hay nhất.- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.- GV đọc diễn cảm đoạn 3. Từng cặp HS đọc diễn cảm đoạn 3. - HS thi đọc, GV nhận xét. Hoạt động nối tiếp (2- 3 phút ): - HS nêu lại nd bài học. - Dặn: về nhà đọc lại bài, tìm đọc tiểu thuyết'' Những người khốn khổ ''. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kỹ năng nói: - Kể lại được câu chuyện( đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm . - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - HS chăm chú nghe lời bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - HS chuẩn bị truyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5-7 phút ): Củng cố truyện đọc'' Những chú bé không chết''. - HS kể lại câu chuyện. - Một HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV và cả lớp nhận xét * Giới thiệu bài mới : - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2 (5- 7 phút ): Hướng dẫn tìm hiểu đề - HS nối tiếp nhau đọc đề bài, gv ghi bảng, gạch dưới những từ trọng tâm. - HS đọc gợi ý 1. TLCH: Em đã được đọc những câu chuyện nào nói về lòng dũng cảm? - HS đọc gợi ý 2. TLCH: Khi kể chuyện cần kể chuyện theo trình tự như thế nào? - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình, nói rõ câu chuyện đó em được đọc ở đâu. - GV khuyến khích hs kể chuyện ngoài SGK. Hoạt động 3 (22- 23 phút ): Thực hành kể chuyện - GV lưu ý: + KC phải có đầu, có cuối để các bạn hiểu được. Cần kết chuyện theo lối mở rộng để nêu và ý nghĩa truyện. + Với truyện dài chỉ cần kể một , hai đoạn. - HS trao đổi theo cặp kể chuyện cho nhau nghe và nêu ý nghĩa của chuyện. - HS thi kể trước lớp, mỗi hs kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện, trao đổi với các bạn về nhân vật trong truyện. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất. - Để kể câu chuyện được hay, hấp dẫn người nghe, em cần chú ý điều gì? * GVKL: Cần tích cực tìm đọc những câu chuyện có liên quan đến chủ điểm đang học để mở rộng hiểu biết. Khi kể lại câu chuyện, để kể chuyện hấp dẫn được người nghe cần nhớ truyện và kể kết hợp với điệu bộ, nét mặt. Hoạt động nối tiếp (2-3 phút ): - Nêu ý nghĩa giáo dục của chủ đề chuyện - Nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong chuyện'' thắng biển'' - Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có vần in/ inh. -GDMT: Giáo dục lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - VBT, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (4- 5 phút ): Củng cố phân biệt r/gi/d. - Hai HS lên bảng mỗi em tìm 3 từ có tiếng chứa phụ âm đầu là d/gi/r. * Giới thiệu bài mới : - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2 (18-20 phút ): Hướng dẫn nghe viết a. HD chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả, cả lớp theo dõi SGK. - Tìm hiểu nd: - Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? - GD HS: cần phải dũng cảm, có tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người - HD nhận xét: - Bắt đầu mỗi đoạn văn cần trình bày như thế nào? - HS viết bảng con: dữ dội, điên cuồng, quyết tâm. - GV nhận xét sữa chữa b. GV đọc cho hs viết bài. - Lưu ý tư thế ngồi viết của HS. c. Chấm, chữa chính tả: - GV chấm 1/3 lớp. - HS ở dưới đổi vở cho nhau soát lỗi. - HS báo lỗi. GV nhận xét bài viết, chữa những lỗi phổ biến. Hoạt động 3(9- 10 phút): Hướng dẫn phân biệt in/ inh - HS đọc yêu cầu BT 2b, làm BT vào VBT. - HS nối tiếp nhau lên bảng phụ chữa bài, mỗi em một từ. - GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - HS đọc kq đã hoàn chỉnh trên bảng. - GV giúp HS hiểu nghiã từ để phân biệt chính tả. Hoạt động nối tiếp (2-3 phút): - Nhận xét tiết học. - Dặn : về nhà bổ sung BT2a trong VBT. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ'' AI LÀ GÌ?'' I. MỤC TIÊU: - Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể'' Ai là gì?'': Tìm được các câu kể'' Ai là gì?'' trong đoạn văn, nêu tác dụng của câu kể tìm được(BT1). Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.(BT2) - Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu'' Ai là gì?''(BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Bảng phụ, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( 4-5’ ): Củng cố về từ ngữ thuộc chủ điểm '' Những người quả cảm ''. -GV yêu cầu HS nêu 3 từ cùng nghĩa với từ '' dũng cảm '' và nói nghĩa của chúng. *Giới thiệu bài mới :- GV nêu mục đích YC tiết học Hoạt động 2 ( 14- 15’): HD tìm câu kể '' Ai là gì?'' và xác định CN- VN trong câu. Bài 1,2: - HS đọc yêu cầu BT1,2, làm việc cá nhân vào VBT. - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn. HS phát biểu tìm câu kể'' Ai làm gì?'', GV đánh kí hiệu dấu* trước câu đó. - Từng HS nối tiếp nhau nêu tác dụng của mỗi câu. Sau đó lên bảng xác định bộ phận CN và VN trong các câu vừa tìm được bằng cách gạch một gạch dưới CN, hai gạch dưới VN. - GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - Qua BT1,2 em có nhận xét gì về đặc điểm của câu kể '' Ai là gì?'' * GVKL: Câu kể'' Ai là gì?'' thường dùng để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật nào đó. Câu kể'' Ai là gì? '' gồm 2 bộ phận CN và VN. CN trả lời cho câu hỏi'' Ai?'' và do danh từ, cụm danh từ tạo thành hoặc tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành; VN trả lời cho câu hỏi'' Là gì?'' do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Hoạt động 3 ( 14-15 phút ): Hướng dẫn vận dụng câu kể'' Ai làm gì?'' vào viết đoạn văn. - HS đọc yêu cầu BT3. - GV lưu ý: + Đoạn văn cần có bố cục: câu mở đoạn, phần thân đoạn, câu kết đoạn. + Đoạn văn phải có một số câu kể'' Ai là gì?'' - HS thực hành viết đoạn văn vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV và cả lớp nhận xét. Hoạt động nối tiếp ( 4-5 phút ): - Nhận xét tiết học. - Dặn: về nhà viết lại đoạn văn vào vở ô li. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm '' dũng cảm ''. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - VBT, thẻ từ, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( 4- 5 phút ): Củng cố về câu kể '' Ai là gì? '' - 2 HS thực hành đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm bạn Hà ốm- GV và cả lớp nhận xét Hoạt động 2 (8- 9 phút ): Làm việc theo nhóm hoàn thành BT1 - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. GV ghi bảng, cả lớp nhận xét, chốt kq. - HS đọc lại các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ '' dũng cảm '' trên bảng. - GV khuyến khích HS tìm thêm những từ khác hoặc GV bổ sung thêm nếu thấy còn thiếu. Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ Việt Nam? * GVKL: Từ ngữ VN rất phong phú, một nghĩa có thể diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau và bao giờ cũng có ít nhất một từ trái nghĩa với nó. Hoạt động 3(7- 8 phút ): Làm việc cá nhân hoàn thành BT2 - HS đọc yêu cầu BT2, làm việc cá nhân vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt. GV và cả lớp nhận xét, khen những bạn đặt câu hay. Khi đặt câu cần lưu ý điều gì? *GVKL: Đặt câu cần hợp nghĩa với từ đã cho. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm . Hoạt động 4 (7- 8 phút ): Làm việc nhóm đôi hoàn thành BT3. - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi hoàn thành BT vào vở. - GV ghi đề bài lên bảng. HS nối tiếp nhau điền từ thích hợp vào chỗ trống. - GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - HS đọc lại kq đúng trên bảng. Hoạt động 5 ( 7-8 phút ): Làm việc cá nhân hoàn thành BT4 - HS đọc yêu cầu BT4,5, làm việc cá nhân vào VBT. - HS nối tiếp nhau nêu những thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đọc câu vừa đặt với một trong các thành ngữ vừa tìm được. - GV và cả lớp nhận xét, ghi những thành ngữ đúng lên bảng. - HS đọc lại kq trên bảng. GV yêu cầu HS nêu nghĩa của từng thành ngữ, GV nhận xét, bổ sung. - HS học thuộc các thành ngữ. Hoạt động nối tiếp ( 1-2 phút ): - HS đọc lại các từ ngữ, thành ngữ trên bảng. - Những từ ngữ, thành ngữ đó thuộc chủ điểm gì? - Dặn: Về nhà đọc lại các từ ngữ, thành ngữ vừa học.'' TẬP LÀM VĂN LT XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối. - Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một cây mà em thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( 4-5 phút ): Củng cố về các cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. -Trong bài văn miêu tả đồ vật, có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào? - Nêu điểm khác nhau giữa hai cách kết bài? *Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2 (7- 8 phút ): Hướng dẫn nhận diện cách kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối - HS đọc nội dung BT1. - HS làm việc cá nhân vào VBT. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kq. - Hai cách kết bài trên là cách kết bài nào? * GVKL: Khi viết văn miêu tả cây cối, em cần kết bài theo cách mở rộng bài văn sẽ hay hơn. Hoạt động 3 ( 10 -12 phút ): Hướng dẫn xây dựng đoạn kết mở bài mở rộng. - HS đọc yêu cầu BT2,3. - HS làm việc cá nhân vào VBT. - Một số em đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét, khen những bạn viết đoạn kết bài hay. Hoạt động 4 ( 10-12 phút ): Hướng dẫn xây dựng đoạn kết mở bài mở rộng. - HS đọc yêu cầu BT4. - HS suy nghĩ chọn đề tài. - HS làm việc cá nhân vào VBT. - GV chấm điểm nhanh cả lớp. Nhận xét bài viết. - Đọc những đoạn viết hay cho cả lớp tham khảo. Hoạt động nối tiếp( 2-3 phút ): - Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào? - Khi viết văn miêu tả cần chọn cách kết bài nào? - a TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - HS thực hành lập một dàn ý sơ lược bài văn miêu tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập bước đầu vết được các đoạn mở bài , thân bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. - GDMT: HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài : Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Bảng phụ ghi dàn ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 (1-2 phút ): * Giới thiệu bài mới : - GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy. Hoạt động 2 ( 33- 35 phút ): GV ra đề bài và hướng dẫn HS viết bài. - GV ghi đề bài lên bảng, yêu cầu HS lựa chọn một trong 4 đề bài để làm. - GV yêu cầu HS nêu dàn ý của thể loại văn miêu tả cây cối. - GV đưa bảng phụ ghi dàn ý chung, một số HS đọc to. - Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối? Đó là những cách nào? Nêu điểm khác nhau giữa 2 cách mở bài đó? - Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả cây cối? Đó là những cách nào? Nêu điểm khác nhau giữa 2 cách kết bài đó? - HS làm bài vào vở Tập làm văn. - GV thu vở về nhà chấm. - GV: Cô thấy đa số các em thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện trong bài làm rất tốt. Các em cần phát huy để góp phần BVMT. Hoạt động nối tiếp (2- 3 phút ): - Nhận xét tiết học. - Dặn: Chuẩn bị để làm bài kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: