Giáo án Tiếng việt 5 - Ôn tập Tuần 10

Tiếng Việt

TIẾT 1 : ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn lại các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm : Việt Nam -Tổ quốc em ; Cánh chim hòa bình ; Con người với thiên nhiên .

2 . Kỹ năng :

- Biết xác định yêu cầu đọc diễn cảm từng bài thơ ( giọng đọc, tốc độ, cách bộc lộ tình cảm ) ; biết đọc diễn cảm .

- Học thuộc lòng có diễn cảm từng bài thơ .

3. Thái độ :

- Giáo dục HS yêu quê hương đất nước , yêu hòa bình và thiên nhiên .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc các bài.

2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .

3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Bút dạ + 5 tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng của BT 2. Bảng phụ. Phiếu thăm viết tên bài thơ + câu hỏi yêu cầu HS trả lời

· HS:SGK , ôn tập trước các bài từ bài 1 bài 18.

 

doc 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 5 - Ôn tập Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc các bài. 
2. KN xác định giá trị : Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Bút dạ + 5 tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng của BT 2. Bảng phụ. Phiếu thăm viết tên bài thơ + câu hỏi yêu cầu HS trả lời
HS:SGK , ôn tập trước các bài từ bài 1 bài 18.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đất Cà Mau
GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi .
GV nhận xét.
3. Bài mới : 
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS 
làm bài tập 1 .
Mục tiêu:Giúp HS ôn lại các bài thơ đã học từ tuần 1 à tuần 9 .
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- Yêu cầu HS mở SGK tìm và đọc lại các bài thơ đã học từ tuần 1 à tuần 9 nhẩm thuộc lòng lại các khổ thơ, các bài có yêu cầu học thuộc lòng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn bài 
tập 2 
Mục tiêu : Giúp HS biết lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 à tuần 9.
- Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học – nhóm nào xong trước dán kết quả lên bảng
Tên bài 
Tác giả 
Sắc màu em yêu 
Phạm Đình Ẩn
Bài ca về trái đất 
Ê-mi-li, con 
Định Hải 
Tố Hữu 
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
Trước cổng trời 
Quang Huy 
Nguyễn Đình Aùnh 
Nội dung 
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật , con người trên đất nước Việt Nam .
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh .
Tấm gương hi sinh quên mình để phản đối chiến tranh của Mo-ri-xơn .
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đàvào một đêm trăng đẹp .
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “cổng trời” ở vùng núi nước ta .
- GV nhận xét – chốt ý đúng .
5. Củng cố – Dặn dò : 
Thi đua:” Ai hay hơn?” Ai diễn cảm hơn (2 dãy) – Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thất nhất.
GV nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: Ôn tập(tt)
= Nhận xét tiết học .
- Hát .
- HS đọc và trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp 
- HS đọc yêu cầu bài 1 .
- HS mở SGK , thực hiện theo yêu cầu 
Hoạt động nhóm 
- 1 HS đọc bài 2 – Lớp theo dõi .
- HS thực hiện theo nhóm .
- Các nhóm thực hiện – trình bày 
- Lớp nhận xét .
- HS thi đua theo dãy .
- Lớp nhận xét .
Kiểm tra
Trực quan
Thực hành
MT
HCM
Luyện tập 
KNS
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tiếng Việt
TIẾT 2 : ÔN TẬP 
I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp HS tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Nghe và viết đúng chính tả bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
2. Kĩ năng: Biết ghi chép trong sổ tay chính tả những từ ngữ trong bài chính tả chứa những tiếng các em viết nhầm: tr / ch, n / ng , t / c hoặc thanh điệu. Trình bày đúng sạch.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Nội dung tích hợp : HCM, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN GT – tự nhận thức : HS hiểu được ND bài viết, biết trao đổi với bạn về việc giữ nước giữ rừng .
2. KN xác định giá trị : Nhận biết được sự bảo vệ nước , bảo vệ rừng .
3. KN đặt mục tiêu : Có ý thức giữ gìn , bảo vệ nước , bảo vệ rừng .
III. CHUẨN BỊ : 
GV : SGK , bảng phụ .
HS : SGK , vở chính tả , bảng con .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên Sông Đà.
- GV nhận xét bài viết tuần trước .
3. Bài mới : 
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Ôn luyện tập 
đọc và học thuộc lòng .
Mục tiêu:Giúp HS ôn lại các bài thơ đã học từ tuần 1 à tuần 9 .
- Tiếp tục cho HS ôn luyện các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 à 9 .
- Yêu cầu HS đọc các bài tập đọc .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS
 nghe – viết chính tả .
Mục tiêu : Giúp HS nghe và viết chính xác bài chính tả .
GV cho HS đọc một lần bài thơ.
GV đọc bài “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
Yêu cầu HS đọc phần chú giải .
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài .
Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
Nêu đại ý bài?
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết .
- GV đọc cho HS viết .
- GV chấm một số vở .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập sổ tay chính tả.
Mục tiêu: HS viết lại các từ khó viết vào sổ tay chính tả.
GV yêu cầu HS quan sát cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ươ / ưa.
Giáo viên nhận xét và lưu ý học sinh cách viết đúng chính tả.
Hoạt động 4: Củng cố
 Mục tiêu: Ôn lại các KT vừa học.
Cho HS thi đua viết từ khó.
GV nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị:Luật bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học.
- Hát .
- HS lắng nghe .
Hoạt động lớp 
- HS lắng nghe .
- HS đọc lại các bài tập đọc .
Hoạt động lớp 
 - 1 HS đọc – Lớp theo dõi .
 - HS lắng nghe.
- HS đọc chú giải : cầm trịch, canh cánh.
Lớp đọc thầm toàn bài.
+ Sông Hồng, sông Đà.
Học sinh đọc 2 câu dài trong bài “Ngồi trong lòng trắng bọt”, “Mỗi năm lũ to” giữ rừng”.
+Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
- HS viết bài .
- HS tự soát lỗi bài viết .
Hoạt động cá nhân
- HS quan sát và nhận xét
HS chép vào sổ tay những từ ngữ hay nhầm lẫn.
+ Lẫn âm cuối.
 Đuôi én.
 Chén bát – chú bác.
+ Lẫn âm ư – â.
 Ngân dài.
 Ngưng lại – ngừng lại.
 Tưng bừng – bần cùng.
+ Lẫn âm điệu.
 Bột gỗ – gây gổ
HS đọc các từ đã ghi vào sổ tay chính tả.
Hoạt động lớp
- Thi đua viết đúng trên bảng con
Kiểm tra
Trực quan
Thực hành
MT
Trực quan
Hỏi đáp
Thực hành
KNS
Trực quan
Thực hành
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Toán
Tiết 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I 
Tiếng Việt
TIẾT 3 : ÔN TẬP 
I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
- Ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm : Việt Nam -Tổ quốc em ; Cánh chim hòa bình ; Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kỹ năng đọc – hiểu và cảm thụ văn học . 
2. Kỹ năng : 
- Biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc , làm nổi bật những hình ảnh miêu tả trong bài 
3. Thái độ : 
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc các bài .
2. KN xác định giá trị : 
- Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ : 
GV : Trang ảnh minh họa nội dung các bài văn miêu tả đã học .
HS : SGK . 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2.Giiới thiệu bài mới : 
3. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ôn luyện tập 
đọc và học thuộc lòng .
Mục tiêu : Giúp HS ôn các bài văn miêu tả .
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- Nhiệm vụ các em là đọc lại các bài tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mu .
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân .
à Lưu ý : Khi đọc mỗi bài, các em cần chú ý những hình ảnh, chi tiết sinh động, hấp dẫn của mỗi bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn 
làm bài tập 2 .
- Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- Trong 4 bài văn miêu tả em vừa đọc, em thấy chi tiết nào em thích nhất. Em hãy ghi lại chi tiết đó và giải thích rõ vì sao em thích ? 
- Yêu cầu HS làm bài .
- Cho HS trình bày .
- GV nhận xét – tuyên dương HS biết chọn những chi tiết hay và có lời giải thích thuyết phục .
4. Củng cố - dặn dò :
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị : Ôn tập ( tt ) 
- Nhận xét tiết học .
- Hát .
- HS lắng nghe .
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc 
- HS lắng nghe .
HS đọc lại các bài tập đọc .
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc bài 2 – Lớp theo dõi .
- HS lắng nghe .
- HS làm bài .
- HS lần lượt trình bày .
- Lớp nhận xét .
- HS thi đọc diễn cảm .
- Lớp nhận xét .
KNS
Trực quan
Giảng giải
Thực hành
Trực quan
KT trình bày một phút
Thực hành
HCM
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Anh văn (2)
GV bộ mơn
Tiếng Việt
TIẾT 4 : ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
- Hệ thống hóa vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học từ tuần 1 à tuần 9 .
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, gắn với các chủ điểm . 
2. Kĩ năng: 	
- Phân biệt danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS có ý thức tìm từ thuộc chủ điểm đã học. 
* Nội dung tích hợp : KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc các chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn từ ngữ thuộc các chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng.
3. KN kiên định : 
- Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc các chủ đề 
Đã học từ tuần 1 à tuần 9 – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào cuộc sống .
III. CHUẨN BỊ : 
GV : Bảng phụ , bút dạ .
HS : SGK , VBT .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: HS hệ thống hóa vốn từ ngữ về 3 chủ điểm đã học (Việt Nam – Tổ quôc em; Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên)
Mục tiêu: HS ôn tập 3 chủ điểm đã học để tìm danh từ, động từ, tính từ.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc bài 1 .
Nêu các chủ điểm đã học?
Nội dung thảo luận : lập bảng từ ngữ theo các chủ điểm đã học.
Bảng từ ngữ được phân loại theo yêu cầu nào?
- GV nhận xét và chốt lại.
v Hoạt động 2: Ôn tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hướng vào các chủ điểm ôn tập .
Mục tiêu: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hướng vào các chủ điểm ôn tập .
Bài 2:
Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa?
Yêu cầu HS làm việc nhóm 6 .
Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ : bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông .
GV nhận xét – chốt lại 
Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa tìm
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học.
Yêu cầu HS thi đua tìm từ đồng nghĩa với từ “bình yên”.
Đặt câu với từ tìm được.
- GV nhận xét + tuyên dương.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập tiết 5 .
- Nhận xét tiết học
- Hát .
- HS lắng nghe .
Hoạt động nhóm - lớp
- 1 HS đọc – Lớp theo dõi .
- HS nêu tên các chủ điểm đã học .
HS làm việc theo nhóm .
Đại diện nhóm trình bày .
Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm - cá nhân
- HS nêu 
- HS hoạt động các nhóm trao đổi, thảo luận để lập bảng từ ngữ theo 3 chủ điểm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Đại diện nhóm trình bày .
Nhóm khác nhận xét – có ý kiến.
2 HS đọc lại bảng từ.
Hoạt động lớp 
Lần lượt HS nêu bài làm, các bạn nhận xét (có thể bổ sung vào).
Lần lượt HS đọc lại bảng từ.
HS thi đua đặt câu .
® Nhận xét lẫn nhau.
- Hs lắng nghe
Trực quan
Thảo luận
KNS
Hỏi đáp
Thảo luận
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Tiếng Việt
TIẾT 5 : ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 	
- Ôn lại nội dung và cách đọc thể loại kịch qua đoạn trích vở kịch “Lòng dân” ; phân vai, tập diễn một cảnh vở kịch .
- Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhân vật 
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm một bài văn theo phong cách chính luận , đọc rõ ràng, rành mạch, bảng thống kê các số liệu trong bài văn .
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng cách đọc các bài .
2. KN xác định giá trị : 
- Biết xác định các giá trị đúng , phù hợp với nội dung bài học .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ : 
GV : Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn kịch .
HS : SGK , VBT .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2. Bài mới : Ôn tập ( tt ) 
- Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn cách đọc thể loại kịch và đóng vai để diễn một cảnh vở kịch Lòng dân .
3. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1 
Mục tiêu: Hs nắm được nội dung cần ôn tập
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- Các em đọc vở kịch Lòng dân .
- Đọc lướt bài Nghìn năm văn hiến .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài 2 
Mục tiêu : Biết phân vai và đọc theo phong cách.
- Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- Nêu tên các nhân vật có trong đoạn trích 
- Nêu tính cách từng nhận vật .
- Chọn một cảnh trong đoạn trích và nhóm phân vai để tập diễn .
- GV theo dõi và chọn nhóm tập tốt nhất diễn kịch .
- GV nhận xét – tuyên dương .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài 3 .
Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm một bài văn theo phong cách chính luận , đọc rõ ràng, rành mạch, bảng thống kê các số liệu trong bài văn 
- Yêu cầu HS đọc bài 3 .
- Các em đọc thầm bài : Nghìn năm văn hiến .
- Chọn một đoạn trong bài đọc minh họa .
- Bài văn thuộc thể loại phong cách gì 
- Cần đọc bài đó với giọng thế nào?
- Khi đọc bài Nghìn năm văn hiến, em cần đọc với giọng thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc minh họa .
- GV nhận xét – tuyên dương .
4. Tổng kết – Dặn dò :
- - Chuẩn bị : ôn tập .
- Nhận xét tiết học .
- Hát .
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc – Lớp theo dõi .
- 1 HS đọc .
- HS đọc thầm .
Hoạt động nhóm – lớp 
- 1 HS đọc bài 2 – Lớp theo dõi .
+ Dì Năm , An , cai, lính , cán bộ .
- HS nêu tính cách từng nhân vật .
- HS làm việc theo nhóm . Phân vai cụ thể để tập một trong hai đoạn trích 
- HS diễn kịch – Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc – lớp theo dõi .
- HS đọc thầm . 
+ Thuộc thể loại văn xuôi chính luận – bàn bạc, trình bày về những vấn đề chính trị, thời sự .
+ Cần đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát, đôi khi mạnh mẽ hùng hồn, đanh thép .
+ Cần đọc với giọng tràn đầy niềm tự hào về truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc .
- HS tiếp nối đọc – Lớp nhận xét .
Trực quan
Thực hành
KNS
Sắm vai
HCM
Trực quan
Thực hành
Hỏi đáp
Thực hành
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2016
Tiếng Việt
TIẾT 6 : ÔN TẬP
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
Không làm bài tập 3
I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- HS nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
2. Kĩ năng: 	
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ.
* Nội dung tích hợp : KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II . MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa , từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa , từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để thực hiện bài tập cho đúng.
3. KN kiên định : 
- Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã học từ tuần 1 à tuần 9 – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào cuộc sống .
III . CHUẨN BỊ : 
GV : Bút dạ , bảng phụ .
HS : SGK , VBT , từ điển .
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động : 
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: HS tiếp tục nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
Mục tiêu: HS ôn luyện về nghĩa của từ
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- Em hãy thay các từ : bê, bảo, vò, thực hành bằng những từ đồng nghĩa khác để đoạn văn hay hơn .
- GV nhận xét - chốt lại.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- GV dán phiếu, HS lên thi làm bài. 
= Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
- GV nhận xét - chốt lại.
v	Hoạt động 2: HS biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để làm bài tập nhằm trau giồi kỹ năng dùng từ.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập.
 Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài 4 .
- Yêu cầu HS làm bài .
- GV nhận xét - chốt lại
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học.
- GV tổ chức thi đua giữa 2 dãy.
- Tìm từ đồng nghĩa ( trái nghĩa , đồng âm, từ nhiều nghĩa ) và đặt câu .
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Kiểm tra đọc hiểu – Luyện từ và câu .
- Nhận xét tiết học.
- Hát .
Hoạt động nhóm – lớp 
1 HS đọc yêu cầu bài 1.
HS làm bài .
HS trình bày – Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
HS thi đọc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa
HS khác làm vở.
HS đọc kết quả làm bài.
+ No ; chết ; bại ; đậu ; đẹp
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm – lớp 
- HS đọc yêu cầu bài 4.
HS làm bài và nêu kết quả .
+ Bé Lan bị mẹ đánh .
+ Chú bảo vệ đánh trống .
Cả lớp nhận xét.
 Hoạt động lớp
HS tìm từ , đặt câu và yêu cầu bạn của dãy kia tìm từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa, đồng âm).
Lớp nhận xét .
Hs lắng nghe
Trực quan 
Thực hành 
Trực quan
Thi đua
Không làm bài 3
KNS
Trực quan
Thực hành
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Tiếng Việt 
TIẾT 7 : KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
I . MỤC TIÊU : 
 1 . Kiến thức : 
 - Kiểm tra các kiến thức đã học về Tập đọc , Luyện từ và câu từ tuần 1 à tuần 9 .
 2 . Kỹ năng : 
 - Rèn kĩ năng đọc , hiểu , vận dụng vốn các hiểu biết về Luyện từ và câu để làm bài tập .
 3 . Thái độ : 
 - Giáo dục HS tính tự giác khi làm bài .
II . CHUẨN BỊ : 
GV : Đề kiểm tra .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
ĐỀ BÀI KIỂM TRA 
	Thời gian : 40 phút ( không kể thời gian viết đề ) .
A . Đọc thầm bài thơ Mầm non .
B. Dựa vào nội dung bài đọc , chọn câu trả lời đúng: 
Học sinh khoanh tròn vào trước ý đúng
1 . Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ? 
( Mùa đông ) 
2 . Trong bài thơ , mầm non được nhân hóa bằng cách nào ? 
( Dùng những động từ chỉ hành động của người để tả về mầm non ) 
3 . Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuuân về ? 
( Nhờ âm thanh rộn ràng , náo nức của cảnh vật mùa xuân ) 
4 . Em hiểu câu thơ : “ Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ? 
( Rừng thưa thớt vì cây không có lá ) .
5 . Ý chính của bài thơ là gì ? 
( Miêu tả mầm non ). 
6 . Trong câu nào dưới đây , từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ? 
( Trên cành cây có những mầm non mới nhú ). 
7 . Hối hả có nghĩa là gì ?
 ( Rất vội vã , muốn làm việc gì đó cho thật nhanh ).
8 . Từ thưa thớt thuộc loại từ nào? 
( Tính từ ).
9 . Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
 ( Nho nhỏ , lim dim , hối hả , lất phất , rào rào , thưa thớt , róc rách ). 
10 . Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
 ( Lặng im ).
Thứ sáu , ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tiếng Việt
TIẾT 8 : KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN 
I . MỤC TIÊU : 
 1 . Kiến thức : 
 - Kiểm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET.doc