Giáo án Tin học 3 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Nhung - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

TUẦN 1 – LỚP 3

Tiết: 1

Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

 Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.

2. Kỹ năng : Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;

 Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : Như chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin đã và đang đi vào đời sống xã hội. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em công cụ thông tin quan trọng đó là chiếc máy vi tính. Thứ đang dần dần quen thuộc với tất cả chúng ta.

 

doc 187 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 3 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Nhung - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn lúng túng.
- HS: Ngồi theo nhóm quy định
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.
5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. 
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 26, 27, 29, 30 tháng 12 năm 2016
TUẦN 17– LỚP 3
TUẦN 17
Tiết: 33
Bài 3: VẼ ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh biết sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ các đoạn thẳng, biết chọn màu và nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và khéo léo.
3. Thái độ : Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về phần mềm Paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tô màu cho hình vẽ?
3. Bài mới : Bài hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em cách chọn công cụ vẽ đường thẳng để vẽ một số hình đơn giản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Các bước vẽ đoạn thẳng
- GV: Em hãy phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng?
- GV: Vẽ một số đoạn thẳng với nhiều nét vẽ và màu vẽ khác nhau. Các đoạn thẳng trên khác nhau ở điểm nào?
- GV: Hai thuộc tính ta cần xác định trước khi vẽ là màu vẽ và nét vẽ
- GV: Với các đoạn thẳng em có thể vẽ được những hình gì ?
- GV: Đưa ra các bước để vẽ một đoạn thẳng:
Bước 1: chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ. 
Bước 2: chọn màu vẽ
Bước 3: chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
Bước 4: kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đoạn thẳng.
- GV: Cho HS đọc lại để ghi nhớ.
- GV: Muốn vẽ các hình tam giác trên giấy em làm như thế nào?
- GV: Tương tự như vẽ trên giấy, để vẽ trên phần mềm paint, chúng ta cũng phải thực hiện theo 4 bước(giáo viên nêu các bước).
- GV: Hỏi tương tự để vẽ hình vuông.
 Muốn vẽ đoạn thẳng nằm ngang hay thẳng đứng, đoạn thẳng nghiêng 450 một cách chính xác, em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột.
- HS: Đoạn thẳng có điểm đầu và điểm cuối.
Đường thẳng kéo dài vô tận
- HS: Có nét lớn, nét nhỏ, có nhiều màu
- HS: Vẽ các hình học, ngôi nhà, thuyền buồm.
- HS: ghi bài
- HS: Cần vẽ 3 đoạn thẳng không song song, điểm cuối của đoạn này là điểm đầu của đoạn kia.
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
2. Hoạt động 2: Bài tập
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: Vẽ thuyền buồm.
Các nhóm trình bày kết quả
Vẽ buồm hình tam giác bằng cách sử dụng 3 đoạn thẳng.
Vẽ cột buồm.
Vẽ thuyền bằng 4 đoạn thẳng.
4. Củng cố: Nêu các bước vẽ đoạn thẳng?
5. Dặn dò: Về nhà xem lại lý thuyết.
 Đọc trước các bài thực hành trong sách trang 60, 61.
 { œœœ
Tiết: 34
Bài 3: VẼ ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh biết sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ các đoạn thẳng, biết chọn màu và nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và khéo léo.
3. Thái độ : Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về phần mềm Paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước vẽ đoạn thẳng ?
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và phổ biến nội dung
 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 
 - Dùng công cụ vẽ đường thẳng để vẽ ngôi nhà, thuyền buồm và cái thang theo mẫu.
Chú ý lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)
- GV cho HS thực hành theo các yêu cầu
- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện.Hướng dẫn học sinh còn lúng túng
HS: Ngồi theo nhóm quy định
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét bài thực hành.
5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. Chuẩn bị ôn tập học kì I
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ năm, sáu ngày 22, 23 tháng 12 năm 2016
TUẦN 17 – LỚP 4
Tiết: 20
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Ôn lại những kiến thức đã học trong học kì một và vận dụng làm những bài thực hành trên máy tính
2. Kỹ năng : - Phát biểu các bước theo quy trình.
 - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, bàn phím máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khám phá máy tính
- GV: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
-GV: Máy tính điện tử đầu tiên có tên là gì ?
-GV: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm nào?
-GV: Máy tính có khả năng thực hiện tự động các ........?
-GV: thiết bị lưu trữ quan trọng nhất được lắp đặt trong thân máy là gì?
-GV: Máy tính gồm có mấy bộ phận?Vai trò của từng bộ phận đó?
-GV: Bộ phận nào của máy tính giúp em đưa thông tin vào máy tính?
-GV: Gọi 2-3 HS trả lời, các bạn khác nhận xét
-GV: Nhận xét và tổng kết lại.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần để khắc sâu.
-HS : Các thiết bị lưu trữ
-HS : ENIAC
-HS : 1945
-HS : chương trình
-HS : Đĩa cứng
-HS : 4
-HS : Bàn phím và màn hình
- HS trả lời các câu hỏi của GV và nhận xét câu trả lời của các bạn.
2. Hoạt động 2: Ôn tập vẽ hình
-GV: Vẽ các công cụ ra và hỏi tên các công cụ đó?
-GV: Để vẽ hình vuông, em phải nhấn giữ phím nào?
-GV: Yêu cầu học sinh nêu các bước vẽ hình elip, hình tròn?
-GV: Gọi 2-3 HS trả lời, các bạn khác nhận xét
-GV: Nhận xét và tổng kết lại.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần để khắc sâu.
-HS : lên bảng viết
-HS : Shift.
Bước 1: Chọn cụng cụ 
Bước 2: Nháy chuột để chọn một kiểu vẽ hình E- Lip
Bước 3: Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả nút chuột
-HS : Trả lời và nhận xét
3. Hoạt động 3: Ôn tập các phím
- GV: khu vực chính của bàn phím có 5 hàng:
-GV: Phím SHIFT nằm ở hai đầu hàng phím nào?
-GV: Gọi 2-3 HS trả lời, các bạn khác nhận xét
-GV: Nhận xét và tổng kết lại.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần để khắc sâu.V: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
-HS : Hàng phím cơ sở, hàng phím trên , hàng phím dưới, hàng phím số, hàng phím chứa phím cách.
-HS : Hàng phím dưới
4. Nhận xét : Đánh giá, ghi điểm một số em trả lời và làm bài tập tốt
5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học và chuẩn bị tiết sau kiểm học kì .
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ ba, năm, sáu ngày 27,29,30 tháng 12 năm 2016
TUẦN 17 – LỚP 5
Tiết: 33
Bài 2: HỌC XÂY LÂU ĐÀI TRÊN CÁT BẰNG PHẦN MỀM 
SAND CASTLE BUILDER 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - HS hiểu được ý nghĩa và chức năng chính của phần mềm Sand Castle Builder là xây dựng các công trình kiến trúc, các toà lâu đài dựa trên nguyên lệu sẵn có.
2. Kĩ năng : - HS có khả năng quan sát và phát huy tính sáng tạo trong việc lắp ghép, xây dựng các tòa lâu đài cho riêng mình.
3. Thái độ : - Có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách khởi động và các bước luyện tập 1 dạng toán trong phần mềm cùng học toán 5?
3. Bài mới : Đã bao giờ em được nhìn thấy 1 toà nhà hay 1 toà lâu đài được xây dựng bằng cát chưa? Có nhiểu nước trên thế gíới đã tổ chức các cuộc thi thiết kế xây dựng các toà nhà, các toà lâu đài như vậy tại các bãi cát trên bờ biển .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động phần mềm
- GV: giới thiệu biểu tượng phần mềm Sand Catsle Builder
- GV: Khởi động phần mềm Sand Catsle Builder cũng tương tự như các phần mềm khác, vậy chúng ta phải làm gì?
- GV: Ngoài ra chúng ta Nháy chuột tại chữ bắt đầu và bắt đầu luyện tập
- HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word có trên màn hình.
- HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng có trên màn hình.
- HS: lắng nghe và ghi chép
2. Hoạt động 2: Màn hình làm việc
- Y/c Hs quan sát H.42 SGK( 37 ).
Gv thực hiện kết hợp giảng giải:
- Nhấn vào dòng chữ Play Sand Catsle Builder để bắt đầu.
- Để kết thúc nhấn Exit.
- Y/c Hs quan sát H.43 SGK(38).
- Em thấy gì trên màn hình?
HS quan sát và trả lời
+ Xô cát đầy chứa các vật liệu để xây dựng.
+ Xô không có cát chứa các lệnh.
3. Hoạt động 3: Các công cụ làm việc chính.
- Y/c Hs quan sát H.44, H.45 SGK( 38 - 39 ) để thấy các công cụ xây dựng.
Gv làm mẫu kết hợp giảng giải:
- Muốn có vật liệu để xây dựng, em cần nháy chuột vào xô cát nào?
- Muốn đóng thanh công cụ chứa các vật liệu, em nhấn chuột vào vị trí trống bất kỳ trên thanh cụ.
4. Hoạt động 4: Các thao tác chính với các công cụ xây dựng.
Gv làm mẫu kết hợp giảng giải các thao tác chính:
- Nhấn chọn 1 trong 3 kiểu kích thước vật liệu để đưa vào bãi cát.
- Kéo thả chuột để di chuyển vật liệu trên bãi cát.
- Nháy đúp chuột lên 1 đối tượng nếu muốn thay đổi vị trí của chúng.
- Kéo thả chuột vào đối tượng vào xô bên trái nếu muốn xoá.
- Muốn xoá toàn bộ: nhấn chuột vào xô cát bên trái và chọn nút Clear.
- Muốn chuyển sang sử dụng các công cụ khác: nháy chuột lên xô đầy cát bên phải.
- Y/c Hs quan sát H.48 SGK ( 47 ) – hình 1 ngôi nhà được xây dựng hoàn chỉnh.
- Y/c Hs tập xây dựng 1 ngôi nhà đơn giản theo mẫu H.48.
- HS: lắng nghe và ghi chép
- HS: thực hành
5. Hoạt động 5:Kết thúc làm việc.
Gv làm mẫu thoát khỏi phần mềm Sand Catsle Builder.
- Nhấn chuột vào xô không có cát, chọn Exit. 
- Y/c Hs thực hiện lại thao tác.
- HS: thực hành
4. Củng cố: Thực hiện các thao tác chính với công cụ xây dựng?
5. Dặn dò: Về nhà xem lại lý thuyết.
 Đọc trước các bài thực hành.
 { œœœ
Tiết: 34
Bài 2: HỌC XÂY LÂU ĐÀI TRÊN CÁT BẰNG PHẦN MỀM 
SAND CASTLE BUILDER 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - HS hiểu được ý nghĩa và chức năng chính của phần mềm Sand Castle Builder là xây dựng các công trình kiến trúc, các toà lâu đài dựa trên nguyên lệu sẵn có.
2. Kĩ năng : - HS có khả năng quan sát và phát huy tính sáng tạo trong việc lắp ghép, xây dựng các tòa lâu đài cho riêng mình.
3. Thái độ : - Có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và phổ biến nội dung
 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 
 - Phổ biến nội dung bài thực hành:
- Y/c quan sát và xây dựng 1 ngôi nhà đơn giản theo mẫu Hình 48 SGK ( 47 ).
- Y/c xây dựng 1 toà nhà hay 1 toà lâu đài lớn hơn ngôi nhà trước theo ý thích của em.
Chú ý lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)
- Giáo viên cho học sinh lần lượt chơi theo thứ tự các bạn trong nhóm.
- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện
- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
- HS: Ngồi theo nhóm quy định
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.
5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. 
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 02, 03, 05,06 tháng 1 năm 2017
TUẦN 18– LỚP 3
Tiết: 35
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Ôn lại những kiến thức đã học trong học kì một và vận dụng làm những bài thực hành trên máy tính.
2. Kỹ năng : - Phát biểu các bước theo quy trình.
 - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Học sinh có tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Ôn tập chương 1:Làm quen với máy tính
GV ôn tập bằng cách nêu hệ thống câu hỏi để HS trả lời.
-GV:Có mấy dạng thông tin?Đó là các dạng thông tin nào?
-GV: máy tính gồm có mấy bộ phận?Đó là những bộ phận nào?
-GV: Khi ngồi trước máy tính, khoảng cách giữa mắt em và màn hình nên giữ khoảng bao nhiêu là tốt ?
-GV: Nêu cách cầm chuột?
-HS: 3 dạng: Văn bản, âm thanh và hình ảnh 
-HS: 4 bộ phận: Màn hình, Phần thân máy, Bàn phím, Chuột
-HS: 50cm đến 80cm 
-HS: - Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột.
- Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột.
2. Hoạt động 2: Ôn tập gõ phím
-GV: Để chọn màu vẽ, em nháy nút nào của chuột?
 Để chọn màu nền, em nháy nút nào của chuột?
-GV: Để khởi động Word, em nháy chuột lên biểu tượng có chữ gì?Viết lên bảng?
-GV: Hàng phím nào quan trọng nhất trong các hàng phím?
-HS: Nháy nút trái, nháy nút phải.
-HS: Chữ W
-HS: Hàng phím cơ sở-GV: cho HS làm dạng bài tập nối
4. Củng cố : Nhắc lại các câu trả lời của các câu hỏi trên.
5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì. 
Tiết: 36
KIỂM TRA HỌC KÌ 1	
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : - Nắm chắc những kiến thức đã học trong học kì một.
2. Kỹ năng : - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ : Học sinh có tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. CHUẨN BỊ: Bài kiểm tra cho học sinh.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu của tiết học và phát bài cho học sinh.
2. Kiểm tra 
- GV quan sát học sinh trong quá trình làm bài.
- Thu bài kiểm tra và chấm bài.
3. Nhận xét : - Đánh giá và nhận xét tiết kiểm tra.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học mà chưa làm tốt trong bài.
	- Chuẩn bị bài mới
Chú ý lắng nghe
Tập trung làm bài
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ năm, sáu ngày 05,06 tháng 1 năm 2017
TUẦN 18 – LỚP 4
Tiết: 18
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : - Nắm chắc những kiến thức đã học trong học kì một.
2. Kỹ năng : - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ : Học sinh có tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. CHUẨN BỊ: Bài kiểm tra cho học sinh.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu của tiết học và phát bài cho học sinh.
2. Kiểm tra 
- GV quan sát học sinh trong quá trình làm bài.
- Thu bài kiểm tra và chấm bài
3. Nhận xét : - Đánh giá và nhận xét tiết kiểm tra.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học mà
 chưa làm tốt trong bài.
	- Chuẩn bị bài mới
Chú ý lắng nghe
Tập trung làm bài
 { œœœ	
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Ngày dạy: Thứ ba, năm, sáu ngày 03, 05,06 tháng 1 năm 2017
TUẦN 18 – LỚP 5
Tiết: 35
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Ôn lại những kiến thức đã học trong học kì một và vận dụng làm những bài thực hành trên máy tính.
2. Kỹ năng : - Phát biểu các bước theo quy trình.
 - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Học sinh có tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
1.Hoạt động 1: Ôn tập chương1: khám phá máy tính
-GV: Đĩa cứng dùng để làm gì?
-GV: Chương trình máy tính là?
ra và được lưu trên các thiết bị lưu trữ
-GV: Bộ phận nào của máy tính thực hiện các lệnh của chương trình?
-GV: Vẽ cây thư mục lên bảng và hỏi HS đâu là thư mục, đâu là tệp tin?
-GV: Để mở một tệp đã lưu trong máy tính em làm gì?
-GV: Để lưu văn bản, em cần làm gì?
-GV: Tính tổng ba số 2,30,5 thì thông tin vào và thông tin ra là gì?
-GV: Gọi 2-3 HS trả lời, các bạn khác nhận xét
-GV: Nhận xét và tổng kết lại.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần để khắc sâu.
-HS: lưu chương trình và kết quả làm việc của máy tính
-HS: là những lệnh do con người viết 
-HS: bộ xử lý
-HS: Trả lời.
-HS: nháy chuột trên thư mục chứa tệp tin cần mở rồi nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp cần mở.
-HS: Vào File -> Save As 
Thông tin vào là: 2,30,5 và thông tin ra là: 37 
2.Hoạt động 2: Ôn tập chương 2: Em tập vẽ
-GV: Nêu các bước viết chữ lên hình vẽ?
-GV: Nêu các bước sử dụng bình phun màu?
-GV: Gọi 2-3 HS trả lời, các bạn khác nhận xét
-GV: Nhận xét và tổng kết lại.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần để khắc sâu.
-HS: :
B1: Chọn công cụ 
B2: Nháy chuột vào vị trí mà em múôn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ
B3: Gõ chữ vào khung
B4: Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc
-HS: Trả lời
3.Hoạt động3: Ôn tập chương 3: Em học gõ 10 ngón
- GV: hai phím Shift nằm ở hàng phím nào?
- GV: Ngón nào phụ trách việc gõ phím cách?
- GV: kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh em nhấn phím nào?
-GV: Cho điểm một số bạn trả lời tốt.
-HS: Hàng phím dưới
-HS: ngón cái
-HS: Enter
4. Củng cố.- Đánh giá và nhận xét tiết ôn tập.
5. Dặn dò:- Xem lại những gì đã được học. Chuẩn bị thi học kì
 { œœœ
Tiết: 36
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : - Nắm chắc những kiến thức đã học trong học kì một.
2. Kỹ năng : - Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ : Học sinh có tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. CHUẨN BỊ: Bài kiểm tra cho học sinh.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu của tiết học và phát bài cho học sinh.
2. Kiểm tra 
- GV quan sát học sinh trong quá trình làm bài.
- Thu bài kiểm tra và chấm bài
3. Nhận xét : - Đánh giá và nhận xét tiết kiểm tra.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học mà
 chưa làm tốt trong bài.
	- Chuẩn bị bài mới
Chú ý lắng nghe
Tập trung làm bài
 { œœœ	
Kiểm tra ngày.......tháng..... năm 2017
Tổ trưởng
Hoàng Châu Giang
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 16, 17, 19, 20 tháng 1 năm 2017
TUẦN 19– LỚP 3
Tiết: 37
Bài 4: TẨY, XÓA HÌNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh biết sử dụng công cụ Tẩy để xóa một vùng nhỏ trên hình đã vẽ, dụng công cụ Chọn và Chọn tự do để xóa một vùng lớn.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và chỉnh sửa hình.
3. Thái độ : Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về phần mềm Paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước vẽ đoạn thẳng?
3. Bài mới : Các em cho cô biết khi các em vẽ sai trên giấy thì em phải làm gì để có thể vẽ lại ? Đúng rồi khi ta vẽ sai thì chúng ta có thể dùng tẩy để tẩy đi và vẽ lại. Phần mềm PAINT cũng có công cụ để giúp em tẩy những hình vẽ sai một cách dễ dàng và không bị bẩn đó là công cụ tẩy 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tẩy một vùng trên hình.
-GV: Để chọn các công cụ như vẽ đoạn thẳng thì chúng ta thực hiện bước 1 như thế nào?
-GV: Giới thiệu công cụ Tẩy trong hộp công cụ. Nếu xóa một vùng nhỏ ta dùng công cụ tẩy 
-GV: Hướng dẫn sử dụng công cụ bằng cách vẽ hình và giải thích từng bước.
+Bước 1: Chọn công cụ Tẩy trong hộp công cụ.
+Bước 2: Chọn kích thước của tẩy ở phía dưới hộp công cụ.
+Bước 3: Nháy hoặc kéo thả chuột trên phần hình cần tẩy.
- GV: Cho HS đọc lại để ghi nhớ.
-HS: Chọn công cụ.
-HS: Đọc lại bài
2. Hoạt động 2: Chọn một phần hình vẽ
-GV: Để xóa trên một vùng lớn ta phải thực hiện thao tác chọn vùng. Paint có 2 công cụ chọn.
Công cụ dùng để chọn một vùng hình chữ nhật.
Công cụ dùng để chọn một vùng có hình dạng tùy ý.
-GV: Nêu các bước hiện chọn một phần hình vẽ bằng công cụ chọn 
-HS: lắng nghe cô hướng dẫn
-HS: ghi bài
+Bước 1: Chọn công cụtrong hộp công cụ.
+Bước 2: Kéo thả chuột từ một góc của vùng cần chọn đến góc đối diện của vùng đó
3. Hoạt động 3: Xóa một phần hình vẽ
-GV: Đưa ra các bước xóa một vùng trên hình.
Các bước thực hiện:
+Bước 1: Dùng công cụ hay công cụ để chọn vùng cần xóa.
+Bước 2: Nhấn phím Delete.
-HS: lắng nghe cô hướng dẫn
-HS: ghi bài
4. Củng cố: Nêu các bước xóa một vùng trên hình
5. Dặn dò: Về nhà xem lại lý thuyết. Đọc trước các bài thực hành 
 { œœœ
Tiết: 38
Bài 4: TẨY, XÓA HÌNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh biết sử dụng công cụ Tẩy để xóa một vùng nhỏ trên hình đã vẽ, dụng công cụ Chọn và Chọn tự do để xóa một vùng lớn.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và chỉnh sửa hình.
3. Thái độ : Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về phần mềm Paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước tẩy một vùng trên hình?
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và phổ biến nội dung
 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 
 - Làm các bài thực hành T1,T2 trang 64 rồi vẽ phong cảnh quê hương
Chú ý lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)
- GV cho HS thực hành theo các yêu cầu
- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện.
 Hướng dẫn học sinh còn lúng túng
HS: Ngồi theo nhóm quy định
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét bài thực hành.
5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. Xem bài mới : Di chuyển hình
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2017
Ngày dạy: Thứ năm, sáu ngày 19, 20 tháng 1 năm 2017
TUẦN 19 – LỚP 4
Tiết: 19
Chương 3:Em tập gõ 10 ngón
Bài 1: VÌ SAO EM PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Học sinh biết được tầm quan trọng của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón. Ôn tập, nhắc lại kiến thức và quy tắc gõ phím đã học từ lớp 3 .
2. Kỹ năng : - Sử dụng được phần mềm Mario, tự tiến hành các bài l

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12181305.doc