Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học

I. MỤC TIÊU:

– Kiến thức: – Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người các hoạt động thông tin.

 – Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học

– Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.

– Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sgk.

2. Học sinh: Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP:

– Phương pháp thuyết trình.

– Phương pháp đặt vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /08/2011
Ngày dạy: /08/2011
Tiết: 2
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
– Kiến thức: – Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người các hoạt động thông tin.
 – Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
– Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.. 
– Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đặt vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Ổn định tổ chức: (1’)
Ổn định trật tự:
Kiểm tra sĩ số lớp:
 6A: 6B: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
– Thông tin là gì? Em hãy lấy một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó?
3. Khởi động: (1’)
	Trong tiết trước, các em đã nắm được khái niệm và hoạt động thông tin.Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm và nhiệm vụ chính của tin học. 
4. Các hoạt động:
Hoạt động của GV- HS
Ghi bảng
HĐ1: Hoạt động thông tin và tin học
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và nhiệm chính của tin học.
Đồ dùng: Sgk, giáo án, đồ dùng.
Thời gian: (30’)
Cách tiến hành:
GV: Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
HS: Bằng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
GV: Con người lưu trữ, xử lý các thông tin đó ở đâu? 
HS: Bộ não giúp con người làm việc đó.
GV: Nhưng ta biết các giác quan và bộ não của con người là có hạn! (VD: chúng ta không thể nhìn được những vật ở quá xa hay quá nhỏ).
GV: Để quan sát các vì sao trên trời, các nhà thiên văn học không quan sát bằng mắt thường được. Họ sử dụng dụng cụ gì? 
HS: Họ sử dụng kính thiên văn.
GV: Dụng cụ gì giúp em quan sát các tế bào trong khi thực hành ở môn sinh học? 
HS: Kính hiển vi.
GV: Khi em bị ốm cha mẹ em đo nhiệt độ cơ thể bằng cách nào? 
HS: bằng nhiệt kế.
GV: Các em cũng không thể tính nhanh với các con số quá lớn  con người đã không ngừng sáng tạo các công cụ, phương tiện tương tự trên giúp mình vượt qua những giới hạn ấy, máy tính điện tử ra đời với mục đích ban đầu là hỗ trợ cho công việc tính toán của con người.
- Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
- Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà nó còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
*) Khái niệm: Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử).
- Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà nó còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
5. Củng cố, dặn dò: (8’)
– Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
– Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
– Đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin” (Nếu còn thời gian)
– Làm các bài tập còn lại.
– Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài 2 “Thông tin và biểu diễn thông tin”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Thông tin và tin học (3).doc