Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Lý Thị Tươi - Trường THCS Thanh Nhật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được khái niệm thông tin và các loại thông tin trong cuộc sống.

- Học sinh có khái niệm ban đầu về tin học.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt các loại thông tin tiếp nhận được trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- HS bước đầu yêu thích môn học, thấy được mối quan hệ thực tế với môn học.

II. Phương pháp

- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Lý Thị Tươi - Trường THCS Thanh Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Tiết 1 
Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Ngày soạn: 10.08.2013
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Điểm KTM
6A
14.08.2013
6B
15.08.2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được khái niệm thông tin và các loại thông tin trong cuộc sống.
- Học sinh có khái niệm ban đầu về tin học.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt các loại thông tin tiếp nhận được trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- HS bước đầu yêu thích môn học, thấy được mối quan hệ thực tế với môn học.
II. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.
III. Đồ dùng dạy học 
- Tài liệu, báo, tranh ảnh...
IV. Tiến trình bài giảng 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: 
GV: Làm quen với HS:
Theo em Tin học là gì? Tại sao các em lại được học môn học này? Môn học này giúp cho các em được điều gì?
GV: 	Giới thiệu môn học và mục tiêu của chương!
Kể chuyện cho HS nghe, và 1 HS hát
HS: Nghe và hát
? Qua câu chuyện em được nghe và bài hát mà em được nghe em hãy kể lại những gì em được nghe từ truyện và bài hát
HS: Trả lời 
GV: Trong cuộc sống hàng ngày các em luôn tiếp nhận được rất nhiều thông tin vậy thông tin là gì? Thông tin và tin học liên quan với nhau ntn? Đó là nội dung của bài hôm nay!
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
1. Thông tin là gì?
GV: Gọi HS kể một câu chuyện và hát một bài
GV: Những gì các em được biết về câu chuyện và bài hát trên được gọi là thông tin
GV: Những thông tin này các em tiếp nhận từ đâu?
GV: Ngoài ra trong cs hàng ngày các em luôn tiếp nhận được rất nhiều thông tin 
? Yc HS lấy VD
GV: Những thông tin này em tiếp nhận từ đâu?
? Thế giới xung quanh ta luôn vận động có phải các em chỉ tiếp nhận thông tin từ những nguồn mà các em vừa nêu không?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/ 3 
? Trong cuộc sống hàng ngày các em tiếp nhận được thông tin từ những nguồn nào? Lấy VD minh họa
GV: Lấy thêm nhiều VD
GV: Giới thiệu
Có rất nhiều loại thông tin 
- Thông tin khoa học (dành cho nhóm hạn chế người thuộc cùng một lĩnh vự khoa học xác định...)
- Thông tin thẩm mĩ (...có thể đem tới cho em những cảm xúc tâm trạng khác nhau)
- Thông tin đại chúng về KT-VH-XH thường thức...giúp con người biết được về những sự kiện sảy ra trên thế giới, cũng như trong khoa học và nghệ thuật..
? Những thông tin mà các em tiếp nhận được thuộc dạng thông tin nào?
GV: NV có thể hiểu thông tin là gì?
GV: Gọi HS đọc K/N trong SGK/3
HS: Thực hiện
HS: Từ bài báo, từ bài hát 
HS: Lấy VD
HS: Trả lời
HS: Không
HS: Đọc
HS: Trong cuộc sống hàng ngày các em tiếp nhận được thông tin từ những nguồn:
- Từ bản tin truyền hình 
- Đài phát thanh
- Tấm biển báo chỉ đường, tín hiệu đèn giao thông
- Sách, báo...
- Mạng máy tính
VD: Trong SGK/ 3
HS: Thông tin đại chúng về KT-VH-XH và thông tin thẩm mĩ
HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người.
HS: Đọc
GV: ? Theo các em thông tin có vai trò quan trọng không? Lấy VD minh họa để làm rõ vai trò
HS: Thông tin có vai trò quan trọng
VD1: Dự báo thời tiết trên truyền hình giúp chúng ta biết được ngày mai thời tiết ntn? giúp con người có thể làm công việc phù hợp
VD2: Biển báo giao thông giúp tránh những nai nạn...
? Vậy con người tiếp nhận ntn?
20’
2. Hoạt động thông tin của con người
GV: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin
GV: Lấy VD của HS ở trên 
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK/3+4
? Vậy việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi là gì?
GV: Cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta tiếp nhận được rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là qua mạng Internet. Đối với mỗi người hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu
VD: Thông tin trường THCS Thanh Nhật bắt đầu học vào thứ 4 này 14.08.2014
GV: ? Hãy cho biết một người tiếp nhận được thông tin hàng ngày qua nhiều nguồn khác nhau so với một người lâu2 tiếp nhận được thông tin thì ai thể hiện sự hiểu biết hơn?
? Trong hoạt động thông tin gồm mấy bước? Đó là những bước nào? Bước nào giữ vai trò quan trọng nhất
GV: Yêu cầu HS đọc SGK/4
? Mục đích của xử lí thông tin là gì?
Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin gì? Thông tin nhận được sau xử lí thông tin gọi là thông tin gì? 
GV: Ta có mô hình xử lí quá trình thông tin 
Thông tin vào ®Xử lí®Thông tin ra 
GV: Chốt lại 
HS: Đọc
HS: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin 
HS: Người tiếp nhận được thông tin hàng ngày qua nhiều nguồn khác nhau sẽ hiểu biết hơn. 
HS: 4 bước; Gồm có:
Tiếp nhận ®Lưu trữ®Trao đổi®xử lí
Trong đó xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất
HS: Đọc
HS: Đem lại sự hiểu biết cho con người
...Vào, ra
4. Củng cố bài giảng: 7'
GV: ? Em hãy cho biết qua bài học này em tiếp nhận được thông tin gì?
HS: Trả lời theo cách hiểu
GV: Kết luận
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Yêu cầu HS tiết sau trả lời về những thông tin tìm hiểu được trong thời gian 1tuần
V. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 	Bài 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tiếp)
Ngày soạn: 10.08.2013
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Điểm KTM
6A
6B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được nhiệm vụ chính của tin học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được hoạt động thông tin và tin học.
3. Thái độ:
- HS bước đầu yêu thích môn học.
II. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.
III. Đồ dùng dạy học 
- Tài liệu, báo, tranh ảnh...
IV. Tiến trình bài giảng 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Thông tin là gì? Em hãy cho một số VD về thông tin mà em tiếp nhận và hãy nêu nguồn thông tin mà em nhận được?
HS: Trả lời
NDĐA: - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người.
VD: ...
GV+HS: Nhận xét và cho điểm 
3. Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
30’
3. Hoạt động thông tin và tin học
? Thế nào được gọi là hoạt động thông tin 
? Theo em khi một người tiếp nhận thông tin từ bài hát qua giác quan nào? Sau đó bài hát được lưu trữ ở đâu? để hiểu ND bài hát bộ não phải làm gì?
?Vậy theo em hoạt động thông tin được tiến hành nhờ gì?
GV: Cụ thể: Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin còn bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin nhận được
? Có phải giác quan và bộ não con người có khả năng vô hạn không? Em hãy lấy VD
GV: Chẳng hạn: Mắt người không thể nhìn được những vật ở quá xa và quá bé hay thực hiện được phép tính nhiều con số...
® Sự ra đời của máy tính điện tử và ngành tin học
GV: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
GV: Lưu ý HS về giới hạn của MTĐT
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK/5
HS: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin
HS: Thính giác, sau đó lưu trữ trong bộ não đồng thời bộ não sẽ xử lí, phân tích ý nghĩa của bài hát, tính nhân văn của bài hát...
HS: ...Nhờ các giác quan và bộ não
HS: Không 
HS: VD: ...
HS: Nghe và ghi bài
HS: Đọc
4. Củng cố bài giảng: 5'
GV: ? Yêu cầu HS lấy VD về hoạt động thông tin của con người và nêu nhiệm vụ của ngành tin học
HS: Trả lời
? Trả lời câu 3 sgk/5
HS: Những thông tin như là mùi hôi, mùi thơm, vị mặn, vị ngọt hay cảm giác khác như nóng lạnh...
GV: Kết luận:
5. Hướng dẫn về nhà: 2'
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Thông tin và tin học - Lý Thị Tươi - Trường THCS Thanh Nhật.doc