Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản - Trường THCS Nguyễn Du

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Mục tiêu về kiến thức

- Học sinh hiểu được mục đích của thao tác chọn phần văn bản.

- Học sinh nắm được các chức năng của các phím Delete, Backspace.

- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá, sao chép, phục hồi các phần văn bản.

2. Mục tiêu về kĩ năng

- Thực hiện đúng các thao tác để xoá, chọn và sao chép các phần văn bản.

- Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lý.

- Phân biệt được 2 phím: Backspace và Delete

3. Mục tiêu về thái độ

- Nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính.

- Thực hiện đúng các thao tác chỉnh sửa văn bản.

- Rèn luyện phong cách làm việc khoa hoc, chính xác, thẩm mỹ.

II. PHẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÊN LỚP

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN
	Tiết 34: 	CHỈNH SỬA VĂN BẢN
Lớp dạy:65 – Trường THCS Nguyễn Du
Ngày dạy: 12/03/2008
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Mục tiêu về kiến thức
Học sinh hiểu được mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
Học sinh nắm được các chức năng của các phím Delete, Backspace.
Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá, sao chép, phục hồi các phần văn bản.
Mục tiêu về kĩ năng
Thực hiện đúng các thao tác để xoá, chọn và sao chép các phần văn bản.
Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lý.
Phân biệt được 2 phím: Backspace và Delete
Mục tiêu về thái độ
Nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính.
Thực hiện đúng các thao tác chỉnh sửa văn bản.
Rèn luyện phong cách làm việc khoa hoc, chính xác, thẩm mỹ.
PHẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÊN LỚP
Sự chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Các bảng phụ
Sách Tin học THCS quyển 1
Sự chuẩn bị của học sinh
Sách Tin học THCS quyển 1 và vở ghi bài.
PHẦN LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ (không có)
Bài mới (35 phút)
Đưa ra 2 văn bản: một văn bản đã được chỉnh sửa trên giấy, một văn bản đã được chỉnh sửa trên máy tính. Yêu cầu Hs quan sát và nhận xét.
Vào bài: Muốn sửa đổi nội dung của phần văn bản đã được hoàn tất xong trên giấy, các em phải viết lại từ đầu để đảm bảo tính chính xác và thẩm mỹ. Tuy nhiên, soạn thảo văn bản trên máy tính, các em chỉ cần sửa đổi những nội dung cần thiết mà không phải gõ lại toàn bộ văn bản. Điều đó giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và công sức mà nội dung phần văn bản vẫn mang tính chính xác và thẩm mĩ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chỉnh sửa văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Đưa bảng phụ:
1. Xóa và chèn thêm văn bản.
 a/ Xóa văn bản.
- Phím ..: xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
- Phím ..: xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
 b/ Chèn thêm văn bản 
- Di chuyển .đến vị trí cần chèn và gõ nội dung từ bàn phím vào.
2. Chọn phần văn bản
- Các bước chọn phần văn bản:
+ Nháy chuột tại vị trí ...
+ Kéo  đến cuối phần văn bản cần chọn.
- Nháy nút lệnh .. để khôi phục lại trạng thái ban đầu
3. Sao chép văn bản
- Là giữ nguyên phần văn bản đó ở , đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác.
- Các bước thực hiện:
+ .. phần văn bản muốn sao chép
+ Nháy nút .. trên thanh công cụ.
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép rồi nháy nút 
4. Hãy nối mỗi hành động ở cột A với mỗi hành động tương ứng ở cột B 
A
B
1. Nháy nút 
a. Nháy File / Save
2. Nháy Edit / Copy
b. Bấm giữ tổ hợp phím Ctrl + Z
3. Nháy nút 
c. Nháy nút 
4. Nháy nút 
d. Nháy File / New
5. Bấm giữ tổ hợp phím Ctrl + V
e. Nháy File / Open
6. Nháy nút 
f. Nháy nút 
Đáp án:
1 + ..; 2 + ; 3 + ; 4 + ; 5 + ; 6 + ;
Trong bài học này các em sẽ hoạt động theo nhóm. Hai bàn là một nhóm. Các nhóm tổ 1, tổ 2, tổ 3 sẽ nghiên cứu trong SGK và điền vào chỗ trống các bài tập sau đây. Các nhóm Tổ 1 làm phần 1; Các nhóm tổ 2 làm phần 2; Các nhóm tổ 3 làm phần 3. Các nhóm tổ 4 nghiên cứu và làm phần 4. Các em có thể ghi vào mẫu giấy nhỏ đáp án của nhóm để lên bảng trình bày. Thời gian thảo luận là 3 phút.
Các nhóm thảo luận
Sau 3 phút các nhóm trình bày.
F Nhóm tổ 1:
Lên bảng
Các nhóm tổ 1 bổ sung
GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề
Muốn xoá một vài kí tự ta có thể dùng các phím nào trên bàn phím?
Vậy phím Backspace và phím Delete có tác dụng gì thì ta xem phần trình bày của nhóm tổ 1
Yêu cầu HS đọc và nhận xét đúng sai.
Để biết đúng hay sai thì các em quan sát xem đáp án của cô đã chuẩn bị sẵn và nhóm Tổ 1 có trùng khớp với nhau không? Yêu cầu HS nhận xét
Hãy phân biệt hai phím: Backspace và Delete?
Để hiểu rõ hơn về hai phím này cô có 1 ví dụ sau đây:
Ban mai
Kí tự B bị xoá
Kí tự a bị xoá
Dùng phím
Dùng phím ..
 Khi con trỏ soạn thảo ở vị trí này, cô dùng phím gì để xoá kí tự B và dùng phím gì để xoá kí tự a?Yêu cầu HS điền vào chỗ trống
Thực hiện thao tác xoá là như thế, vậy muốn chèn thêm văn bản ta làm như thế nào thì ta quan sát tiếp phần trình bày của nhóm tổ 1. Yêu cầu HS nhận xét và lên bảng mở đáp án.
Đây chính là nội dung của phần 1: Xoá và chèn thêm văn bản. Yêu cầu HS chép vào tập.
Ngoài cách sử dụng chuột để di chuyển con trỏ soạn thảo, ta còn cách nào khác?
Vậy để xoá phần văn bản dài, nếu sử dụng các phím Delete hoặc phím Backspace thì sẽ mất nhiều thời gian. Vậy các em nên chọn phần văn bản cần xoá và nhấn phím Backspace hoặc phím Delete. Vậy chọn hay đánh dấu phần văn bản như thế nào ta xem các nhóm tổ 2 trình bày.
Tiết 34: 
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
(sử dụng bảng phụ)
1. Xóa và chèn thêm văn bản. 
a/ Xóa văn bản.
 + Phím Backspace: xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
 + Phím Delete: xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
b/ Chèn thêm văn bản 
- Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chèn và gõ nội dung từ bàn phím vào.
F Nhóm tổ 2:
Lên bảng
Các nhóm tổ 2 bổ sung
GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề
Khi muốn thực hiện một thao tác tác động đến một phần văn bản hay một đối tượng nào đó, trước hết ta cần chọn phần văn bản hay đối tượng đó. Vậy làm thế nào để chọn phần văn bản?
Yêu cầu HS nhận xét bài của nhóm tổ 2.
GV nhận xét và mở đáp án.
Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để chọn phần văn bản
Nếu cô lỡ xoá phần văn bản cô vừa chọn xong, làm cách nào để khôi phục lại phần văn bản đó?
Để xem bạn đúng hay sai ta quan sát ví dụ minh học sau đây:
 ở chiến khu
 Bác Hồ ở chiến khu
 Bác hồ
 1. Chọn phần văn bản 2. Xoá (nhấn phím Delete) 3. Nháy nút Undo
 Bác Hồ ở chiến khu
 Bác hồ
Vậy nút lệnh Undo có tác dụng gì?
Yêu cầu HS nhận xét tiếp phần trình bày của nhóm tổ 2
Đó cũng chính là nội dung của phần 2: Chọn phần văn bản. Yêu cầu HS chép vào tập
Khi cô có nội dung phần văn bản như thế này, khi cô qua một trang mới cô vẫn muốn có nội dung như vậy. Vậy làm cách nào để cô có được nội dung như trên mà cô không phải gõ lại toàn bộ văn bản đó?
Vậy sao chép văn bản như thế nào ta xem phần trình bày của nhóm tổ 3
2. Chọn phần văn bản
- Các bước chọn phần văn bản:
 + Nháy chuột tại vị trí bắt đầu.
 + Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn.
- Nháy nút lệnh (Undo) để khôi phục lại trạng thái ban đầu.
F Nhóm tổ 3:
Lên bảng
Các nhóm tổ 3 bổ sung
GV hướng dẫn, nhận xét và đặt vấn đề
Thế nào là sao chép văn bản?
Yêu cầu HS nhận xét
Theo em, phần văn bản vừa so chép có bị mất đi hay không?
Để sao chép văn bản ta cần thực hiện những bước nào, ta xem tiếp phần trình bày của nhóm tổ 3. Yêu cầu HS nhận xét.
Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để sao chép văn bản.
Sao khi cô đã hoàn tất việc sao chép, nếu cô tiếp tục nháy nút Paste thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
 (Phần văn bản đã sao chép sẽ tiếp tục hiển thị ở vị trí con trỏ soạn thảo. Do khi nhấn nút lệnh Copy thì phần văn bản được chọn đã được lưu lại trong bộ nhớ của máy tính)
Yêu cầu HS chép bài vào tập
Để củng cố lại các nội dung vừa học thì ta xem phần bài tập của nhóm tổ 4.
3. Sao chép văn bản
- Là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác.
- Các bước thực hiện:
 + Chọn phần văn bản muốn sao chép
 + Nháy nút (Copy) trên thanh công cụ.
 + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép rồi nháy nút (Paste)
F Nhóm tổ 4:
Lên bảng
Các nhóm tổ 4 bổ sung
GV hướng dẫn, nhận xét. 
(Đáp án: 1 + d; 2 + f; 3 + a; 4 + b; 5 + c; 6+ e)
Ngoài việc thực hiện các thao tác bằng các nút lệnh ta còn các cách nào khác? Cho ví dụ.
Củng cố (7 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác để xoá, chọn phần văn bản và sao chép phần văn bản.
Sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS làm các bài tập sau: 
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Để xoá một phần nội dung của văn bản, em thực hiện thao tác nào dưới đây?
Đặt con trỏ soạn thảo trước phần văn bản cần xoá và nhấn phím Backspace. 
Đặt con trỏ soạn thảo sau phần văn bản cần xoá và nhấn phím Delete.
Chọn phần văn bản cần xoá và nhấn phím Ctrl.
Chọn phần văn bản cần xoá và nhấn phím Delete hoặc Backspace
	Đáp án: (d)
Câu 2: Thao tác sao chép một đoạn văn bản là:
Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Copy), nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Paste) 
Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Paste) , nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Copy)
Chỉ cần chọn phần văn bản cần sao chép rồi chọn nút lệnh (Copy).
Tất cả đều sai.
	Đáp án: (a)
Câu 3: Muốn chọn phần văn bản, em có thể thực hiện:
Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và nháy chuột tại vị trí cuối phần văn bản cần chọn 
Kéo thả chuột từ vị trí cuối đến vị trí bắt đầu phần văn bản cần chọn
Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và sử dụng các phím mũi tên đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn.
Tất cả đều đúng.
Đáp án: (d)	
Dặn dò (3 phút)
Học thuộc các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản: xóa, chèn, chọn phần văn bản, sao chép văn bản.
Làm các bài 1/ 81; 5/82
Chuẩn bị phần 4: Di chuyển của Bài: Chỉnh sửa văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Chỉnh sửa văn bản - Trường THCS Nguyễn Du.doc