1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Biết phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
1.2/ Kĩ năng:
- Biết lấy ví dụ cụ thể về thông tin.
- Biết mô hình quá trình xử lí thông tin.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Một số tranh ảnh, hoặc BGĐT (nếu có ĐK).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
§2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN Ngày soạn: . /./2014 Tiết theo PPCT: 3-4 Tuần: 02 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: - Biết phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 1.2/ Kĩ năng: - Biết lấy ví dụ cụ thể về thông tin. - Biết mô hình quá trình xử lí thông tin. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1/ Chuẩn bị của GV: Một số tranh ảnh, hoặc BGĐT (nếu có ĐK). 2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: - HS1: Thông tin là gì? Cho một vài ví dụ về thông tin. - HS2: Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì? Tìm công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. - GV nhận xét cho điểm. - HS1: Trả lới theo SGK. - HS2: Trả lời theo SGK. 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Các dạng thông tin cơ bản. a/ Phương pháp : ................................. b/ Các bước của hoạt động : - Yêu cầu HS kể một số cách thu thập thông tin. - Thông tin xung quanh ta rất phong phú và đa dạng hay nói cách khác có nhiều dạng thông tin trong cuộc sống nhưng ở đây ta chỉ cần quan tâm đến ba dạng thông tin cơ bản cũng là ba dạng thông tin chính mà máy tính có thể xử lí được đó là: văn bản, hình ảnh và âm thanh. - Đọc sách, báo; xem tranh, ảnh; nghe tiếng chim kêu, nước chảy, - HS lắng nghe. 1. Các dạng thông tin cơ bản : - Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, quyển tạp chí, - Dạng âm thanh: Tiếng chim hót, nước chảy, đàn, - Dạng hình ảnh: Bản đồ, bản vẽ, băng hình, Hoạt động 2 : Biểu biễn thông tin. a/ Phương pháp : ................................. b/ Các bước của hoạt động : - GV : Đưa ra một số ví dụ. - Để mô tả hiện tượng vật lí, các nhà khoa học sử dụng các phương trình toán học. - Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể. - Để tính toán, người ta dùng các con số và các kí hiệu toán học để biểu diễn. - Vậy biểu diễn thông tin là gì ? - Nhấn mạnh : Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ: để diễn tả một ngày đẹp trời, hoạ sĩ vẽ tranh, nhà thơ sáng tác thơ, nhạc sĩ sáng tác nhạc, - Vậy biểu diễn thông tin đóng vai trò như thế nào? - Nhấn mạnh : Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu thập được. - HS theo dõi. - HS trả lời. - HS nghe và ghi nhớ. - HS trả lời. - HS nghe và ghi nhớ. 2. Biểu biễn thông tin: a/ Biểu diễn thông tin: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. b/ Vai trò của biểu diễn thông tin : Biểu diễn thông tin đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đối với mọi hoạt động (truyền và tiếp nhận) thông tin của con người. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Hãy nêu các dạng cơ bản của thông tin, mỗi dạng cho một ví dụ. - Biểu diễn thông tin là gì ? Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào? BT 1- SGK : - Yêu cầu HS đọc và trả lời. - GV nhận xét và chốt lại nội dung câu hỏi. BT 2- SGK : - Yêu cầu HS đọc và trả lời. - GV nhận xét và chốt lại nội dung câu hỏi. - 3 HS trả lời. - 2 HS trả lời. BT 1- SGK : - 1 HS trả lời. - HS nghe và ghi nhớ. BT 2- SGK : - 1 HS trã lời. - HS nghe và ghi nhớ. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học thuộc bài, tìm thêm ví dụ cụ thể có liên quan đến bài học. - Xem trước mục 3. Tiết 2 : 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: - HS : 1/ Hãy nêu các dạng của thông tin. Cho ví dụ ở từng dạng. 2/ Biểu ddiễn thông tin là gì? Nêu vai trò của biểu diễn thông tin. - Cho HS nhận xét. GV cho điểm. - HS trả lời theo SGK. 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính. a/ Phương pháp : ................................. b/ Các bước của hoạt động : - Như ta đã nói ở trên, thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích và đối tượng. Ví dụ: Người khiếm thị thì có thể dùng âm thanh, người khiếm thính thì có thể dùng hình ảnh. - Đối với máy tính thông tin hiện nay được biểu diễn dưới dãy bit và dùng dãy bit ta biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản. - Dãy bít bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng với hai trạng thái có hoặc không có tín hiệu. - Dữ liệu là dạng biểu diễn thông tin và được lưu trữ trong máy tính. - Thông tin đưa vào máy tính sẽ được biến đổi thành dãy bít. Kết quả sau xử lí được biến đổi dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh để con người có thể tiếp nhận được. - Những thông tin đưa vào máy tín gọi là dữ liệu. Vậy dữ liệu là gì? - HS nghe và ghi nhớ. - HS trả lời. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. - Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Hãy cho biết ba dạng cơ bản của thông tin. - Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em hãy thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không? - Nêu một số ví dụ minh hoạ về biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác. - Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít ? - GV hướng dẫn HS trả lời các bài tập 142, 143, 144 sách bài tập. - Văn bản, hình ảnh, âm thanh. - Còn có các dạng thông tin khác như : Thông tin của khứu giác, vị giác, cảm xúc. - Ví dụ : Viết thư, nói chuyện qua điện thoại, nói chuyện trực tiếp, - Vì : + Chỉ cần hai kí hiệu 0 và 1, người ta có thể biểu diễn mọi thông tin trong máy tính. + Máy tính gồm các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái đóng mạch và ngắt mạch. + Máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên. - HS nghe và ghi nhớ. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài. - Xem lại các bài tập vừa làm. - Làm các bài tập còn lại ở sách bài tập. - Xem trước bài 3.
Tài liệu đính kèm: