Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Nguyễn Thanh Xuân - Trường THCS Bùi Thị Xuân

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Biết được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.

B/ CHUẨN BỊ

- Giáo viên: bài giảng, giáo án, SGK

- Học sinh: Tập, sách, bút, thước, chuẩn bị bài trước ở nhà

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định, tổ chức:

Kiểm tra sĩ số

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Nguyễn Thanh Xuân - Trường THCS Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Ngày soạn:./../ 2012
Tiết PPCT: 06
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 1)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Biết được sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
B/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: bài giảng, giáo án, SGK
Học sinh: Tập, sách, bút, thước, chuẩn bị bài trước ở nhà
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định, tổ chức:
Kiểm tra sĩ số
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
HS vắng
II. Kiểm tra bài cũ
GV hỏi: Hãy liệt kê một số khả năng của máy tính? Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính ?
HS trả lời: - Khả năng tính toán nhanh
	- Tính toán với độ chính xác cao
	- Khả năng lưu trữ lớn
	- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi
	 * Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay:
	- Chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh
III. Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung chính
- GV: Các em hãy nhắc lại các giai đoạn quá trình xử lí thông tin?
- HS: Mô hình quá trình xử lí thông tin gồm: thông tin vào, xử lí, thông tin ra.
- GV: Mô hình quá trình xử lí thông tin có phải là mô hình ba bước không ?
- HS: Mô hình quá trình xử lí thông tin là mô hình ba bước
- GV: Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hoá thành một quá trình ba bước, và thường INPUT là các điều kiện ban đầu cần có, XỬ LÍ là quá trình thao tác trên những điều kiện đó, và OUTPUT là kết quả, như các ví dụ trong sách trang 14. Em nào đưa ra cho thầy ví dụ về mô hình ba bước ?
- HS: vd về Nấu cơm
Gạo, nước : INPUT
Vo gạo, cho nứơc vào vừa đủ, bắt lên bếp nấu chín cơm : XỬ LÍ
Nồi cơm : OUTPUT
GV: Kết luận: Như vậy để máy tính có thể giúp đỡ con người trong quá trình xử lí thông tin, máy tính phải có bộ phận thu, xử lí, và xuất thông tin đã xử lí.
1. Mô hình quá trình ba bước
Nhập
(INPUT)
XỬ LÍ
Xuất
(OUTPUT
VD: Pha trà mời khách
Trà, nứơc sôi: INPUT
Cho nước sôi vào ấm có sẵn trà đợi cho nguội rót ra cốc: XỬ LÍ
Cốc trà : OUTPUT
- GV: Theo các em thì máy tính có những gì ?
- HS: Máy tính gồm: chuột, bàn phím, màn hình, CPU.
- GV: Các em làm việc với máy tính, thì nhập thông tin từ đâu, thấy thông tin ở đâu?
- HS: em nhập thông tin vào từ bàn phím, nhìn thấy trên màn hình
- GV: Nhận xét.
- HS: lắng nghe
- GV: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung cơ bản gồm 3 khối chức năng: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào ra, và để lưu dữ liệu thì máy tính có bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn các các chương trình máy tính do con người tạo ra.
- HS: Lắng nghe. Chú ý ghi nhớ nội dung chính.
- GV: Giới thiệu về: Bộ xử lí trung tâm (CPU); Bộ nhớ; Thiết bị vào ra. 
- HS: lắng nghe
- GV: Trong ba khối chức năng của máy tính, bộ phận nào quan trọng nhất ?
- HS: Bộ xử lí trung tâm
- Nhận xét
- GV: Vậy bộ xử lí trung tâm hoạt động được là nhờ vào đâu ?
- HS: Bộ điều khiển trung tâm hoạt động dưới sự điều khiển của chương trình.
- Nhận xét
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
- Cấu trúc chung của máy tính gồm ba khối chức năng chủ yếu: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào ra.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh, hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
- Bộ xử lí trung tâm (CPU): có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
- Bộ nhớ: Là nơi lưu giữ các chương trình và dữ liệu, gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
- Thiết bị vào ra: (thiết bị ngoại vi) giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài: Chia làm 2 loại: thiết bị nhập liệu (bàn phím, chuột), thiết bị xuất dữ liệu (màn hình, máy in..)
IV. Củng cố
Hệ thống lại kiến thức
Trình bày mô hình ba bước.
Xác định thông tin vào, thông tin, xử lí thông tin 
V. Hướng dẫn học ở nhà
Xem lại phần vừa học và đọc trước phần tiếp theo.
VI. Rút kinh nghiệm
Tân Long, ngày.tháng.năm 2012
Tân Long, ngày.tháng.năm 2012
Duyệt Ban Giám Hiệu
Duyệt Tổ Chuyên Môn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Máy tính và phần mềm máy tính - Nguyễn Thanh Xuân - Trường THCS Bùi Thị Xuân.doc