Giáo án Tin học 6 - Năm học: 2015 - 2016

I. Mục tiêu.

 Học xong bài học này học sinh có khả năng sau:

 - Hiểu được khái niệm về thông tin.

 - Giải thích được hoạt động thông tin gồm các công việc gì.

 II. Chuẩn bị của GV, HS

 - GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo.

 - HS: Sách giáo khoa, vở ghi.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức lớp

2. Bài mới.

 

doc 71 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0/9/2015
Tên bài: Thực hành gõ mười ngón với Mario(T)
I. Mục tiêu 
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau: 
 	- Nhớ vị trí các phím trên bàn phím
 	- Gõ bàn phím với mười ngón tay theo tiêu chuẩn quy định.
 	- Rèn luyện tính kiên trì.
II. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính có cài đặt mario.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1> Hướng dẫn mở đầu
GV: Giới thiệu mục đích bài thực hành
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Giảng giải, phấn tích, chỉ dẫn trực tiếp trên bàn phím
HS: Lắng nghe, quan sát.
- Mục đích bài thực hành
- Kiến thức lý thuyết liên quan:
 + Cách đặt tay trên bàn phím
 + Đăng ký người luyện tập
 + Nạp tên người luyện tập
 + Thiết lập các thông tin luyện tập
 + Lựa chọn bài và mức luyện tập.
Hoạt động 2> Hướng dẫn thường xuyên
GV: Phân công theo nhóm
GV: Hướng dẫn học sinh làm theo.
HS: Làm theo hướng dẫn của GV, thực hành qua các bài luyện tập trong phần mềm
- Phân công vị trí thực hành.
- Luyện tập
 +Luyện gõ các phím trên hàng cơ sở.
 + Luyện gõ các phím hàng trên
 + Luyện gõ các phím hàng dưới
 + Luyện gõ kết hợp các phím
 + Luyện gõ các phím ở hàng số
 + Luyện gõ các ký hiệu
 + Luyện gõ tổng hợp cả bàn phím.
Hoạt động 3> Hướng dẫn kết thúc
GV: Tổng kết, đánh giá buổi thực hành.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Nhắc nhở học sinh thực hiện.
- Nhận xét đánh giá buổi thực hành
- Vệ sinh phòng máy.
4. Củng cố
	- Cách gõ 10 ngón
	- Các thao tác cơ bản trên phần mềm
5. Hướng dẫn về nhà
	- Luyện gõ 10 ngón theo các mức khác nhau trên phần mềm Mario
TUẦN 8 – TIẾT 15
Ngày soạn 08/10/2015	
Tên bài: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
I. Mục tiêu 
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau:	
	- Biết về phần mềm dùng để mô phỏng hệ mặt trời
 	- Biết được vị trí các hành tinh xung quanh mặt trời
II. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
- CH1: Để gõ mười ngón đúng quy tắc em hãy nêu cách đặt bàn tay trên bàn phím máy tính sao cho đúng quy định?
- CH2: Ngón trỏ tay trái và ngón trỏ tay phải dùng để gõ những phím nào?
3. Bài mới
GV: Đặt vấn đề vào bài
- Thực tế chúng ta biết trái đất quay xung quanh mặt trời, nhưng quay như thế nào thì chúng ta chưa biết.
- Vì sao lại xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực?
- Trong hệ mặt trời có những hành tinh nào?
Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời Solar system 3D sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Hoạt dộng 1: Giới thiệu phần mềm
GV: Giới thiệu thông qua sách giáo khoa
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Hướng dẫn học sinh cài trên máy tính 
HS: Chú ý quan sát trên máy chiếu, theo dõi và ghi bài.
? Để khởi động một phần mềm trên Windows chúng ta có những cách nào?
HS: Nhớ lại kiến thức bài trước đã học về cách khởi động phần mềm, trả lời câu hỏi:
- Sử dụng biểu tượng trên nền màn hình
- Chạy tệp chương trình trong bảng chọn Starts
? Quan sát hình sách giáo khoa cho biết trên màn hình chính của phần mềm có những thành phần nào?
HS: Quan sát trên máy chiếu hoặc sách giáo khoa trả lời:
- Mặt trời
- Các hành tinh
- Mặt trăng
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Chỉ dẫn, giảng giải, làm trực tiếp trên máy tính.
HS: Quan sát trên máy chiếu
1. Giới thiệu phần mềm Solar system 3D.
 a. Giới thiệu chung.
 Solar system 3D là phần mềm mô phỏng hình ảnh của hệ mặt trời.
 Nó cho biết vị trí của các hành tinh trên hệ mặt trời.- Học sinh lắng nghe, ghi chép.
 b. Hướng dẫn cài đặt
- Bước 1: Tìm thư mục có chứa phần mềm Solar system 3D.
- Bước 2: Chạy tệp tin system 3D.
 c. Rèn luyện với phần mềm Solar system 3D.
 * Khởi động:
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên nền màn hinh.
- Vào Start/programs/ Solar system 3D.
* Màn hình chính của khung hình phần mềm.
- Mặt trời màu đỏ rực nằm ở trung tâm
- Các hành tinh khác nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời.
- Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh trái đất.
* Các nút lệnh điều khiển quan sát:
- Nút ORBITS: Hiện/ẩn quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
- Nút VIEW làm vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian, cho phép lựa chọn vị trí quan sát thích hợp nhất.
- Dùng chuột di chuyển thanh cuốn trên nút lệnh ZOOM để phóng to thu nhỏ khung hình.
- Dùng chuột di chuyển thanh cuốn trên nút lệnh SPEED để thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
- Dùng nút í, ò (màu vàng) để nâng lên hoặc hạ xuống ví trí quan sát hiện thời.
- Dùng nút í, ò, ĩ, ị để dịch chuyển toàn bộ khung hình.
- Dùng nút O (màu vàng) để đặt lại vị trí mặc định của hệ thống đưa mặt trời về giữa trung tâm cửa sổ màn hình.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
- Sau khi thực hiện xong có thể gọi một học sinh lên thao tác lại tất cả những gì giáo viên vừa trình bày
HS: Lên thực hành trực tiếp trên máy
GV: Quan sát, hướng dẫn và nhận xét
4. Củng cố:
	? Màn hình chính của phần mềm gồm những thành phần nào?
	- Mặt trời ở vị trí trung tâm
	- Các hành tinh khác nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời
	- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
	? Các nút lệnh điều khiển trong phần mềm?
	- Nút ORBITS
	- Nút VIEW
	- Nút ZOOM
	- Nút SPEED
	- Các nút mũi tên
	- Nút O
5. Hướng dẫn về nhà
	Đọc phần tiếp theo trong sách giáo khoa.
TUẦN 8 – TIẾT 16
Ngày soạn 08/10/2015
Tên bài: Thực hành quan sát hệ mặt trời(T)
I. Mục tiêu 
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau: 
	- Nhận biết được vị trí các hành tinh trong hệ mặt trời.
 	- Sử dụng thành thạo phần mềm Solar system 3D để quan sát hệ mặt trời.
 	- Rèn luyện khả năng quan sát, tìm tòi phát hiện của học sinh.
II. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3 Bài mới
Hoạt động GV và HS
Nội dung
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
GV: Giới thiệu mục đích bài thực hành
HS: Chú ý lắng nghe
? Các kiến thức liên quan đến phần mềm
HS: Nhớ lại, lắng nghe, quan sát.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu 
- Mục đích bài thực hành: Giáo viên giới thiệu mục đích bài thực hành
- Kiến thức lý thuyết liên quan:
 Giáo viên gợi nhớ lại các kiến thức 
 + Cách khởi động phần mềm
 + Các thao tác chính trên khung hình quan sát.
 + Một số kiến thức thực tế về các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
GV phân công vị trí thực hành theo nhóm
HS: ngồi thực hành theo nhóm
GV: đưa ra nội dung luyện tập cho học sinh, quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc học sinh làm bài.
? Hiện tượng ngày và đêm?
? Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực?
HS: Quan sát và thực hiện trực tiếp trên máy tính, đưa ra nhận xét
 + Khởi động phần mềm
 + Điều khiển khung hình để quan sát hệ mặt trời cho phù hợp.
 + Quan sát sự chuyển động của mặt trăng và trái đất.
 + Quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
GV: Nhận xét, tổng kết và đánh giá buổi thực hành
GV: Nhắc nhở học sinh thực hiện.
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
4. Củng cố
	? Các thao tác trên phần mềm
	- Điều khiển khung hình
	- Quan sát một số hiện tượng: Ngày và đêm, nhật thực, nguyệt thực
	? Kể tên các hành tinh?
	- Trái đất, sao hoả, sao kim, sao thổ,
5. Hướng dẫn về nhà
	- Viết bài thu hoạch về hệ mặt trời:
TUẦN 9 – TIẾT 17
Ngày soạn 15/10/2015	
Bài tập
I. Mục tiêu. 
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
 	- Hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương 1, chương 2.
 	- Nhớ lại cách thức sử dụng một số phần mềm học tập cơ bản.
II. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- CH1: Giải thích hiện tượng nhật thực dựa trên phần mềm Solar system 3D?
	- CH2: Giải thích hiện tượng nguyệt thực dựa trên phần mềm Solar system 3D?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Một số bài tập về thông tin và biểu diễn thông tin.
GV: Đưa ra các câu hỏi và bài tập về thông tin và biểu diễn thông tin, yêu cầu học sinh làm bài và trả lời.
HS: Ghi chép nội dung câu hỏi và vở ghi.
GV: yêu cầu học sinh trả lời miệng các câu hỏi. 
HS: Tư duy và suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập.
GV: Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh và cho điểm.
HS: Tự ghi các câu trả lời vào vở của mình
- Bài tập 1: Em hãy kể tên một số dạng thông tin mà em gặp trong cuộc sống, cho ví dụ?
- Bài tập 2: Hãy nêu một vài ví dụ về quá trình xử lý thông tin trong đời sống và trong máy tính điện tử?
- Bài tập 3: Sau khi em học về máy tính, em nghĩ mình có thể làm được gì nhờ máy tính?
- Bài tập 4: Máy tính gồm những thành phần cơ bản nào? Kể tên một số thiết bị máy tính mà em biết.
- Bài tập 5: Hãy kể tên một số phần mềm học tập và giải trí mà em biết?
Hoạt động 2: Một số bài tập về phần mềm học tập.
GV: Đưa ra các câu hỏi và bài tập về phần mềm học tập, yêu cầu học sinh làm bài và trả lời.
HS: Ghi chép nội dung câu hỏi và vở ghi.
GV: Yêu cầu học sinh lên thực hành trên máy tính.
HS: Tư duy, nhớ lại các kiến thức đã học và thực hành về các phần mềm suy nghĩ và trả lời các câu hỏi và bài tập.
GV: Sau mỗi câu trả lời, phần thực hành của học sinh giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Bài tập 1: Có mấy thao tác với chuột? Kể tên và giải thích?
- Bài tập 2: Khu vực chính của bàn phím gồm những thành phần nào? Kể tên và cho biết vị trí đặt ngón tay trên bàn phím?
- Bài tập 3: Ngón trỏ của hai bàn tay dùng để gõ những phím nào trên bàn phím?
4. Củng cố
	- Các loại thông tin cơ bản.
	- Quá trình xử lý thông tin.
	- Các thành phần cơ bản trong máy tính.
	- Khái niệm phần mềm và phân loại phần mềm.
	- Một số phần mềm học tập
5. Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập các bài đã học chuẩn bị kiểm tra một tiết.
**********************************************************************
TUẦN 9 – TIẾT 18
Ngày soạn 15/10/2015
Kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu
 	- Đánh giá kiến thức học sinh nhận thức được qua hai chương.
 	- Tổng kết và cho điểm học sinh
	- Rút kinh nghiệm trong quá trình dạy- học
II. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Bài mới.
 a. Hình thức kiểm tra: Viết (trắc nghiệm và tự luận)
 b. Nội dung kiến thức kiểm tra: Nội dung kiến thức của chương 1 và chương 2
Đề bài
Câu 1: Chọn mệnh đề ghép đúng nhất (a, b, c, d)
1. Bản nhạc phát ra từ loa là:
 a. Một dạng thông tin	b. Không phải là một dạng thông tin
 c. Một dạng dành cho nhạc sĩ 	c. Tất cả sai.
2. Dạng thông tin mà máy tính chưa “nhận biết” được là:
 a. Chữ viết tay 	b. Chữ in
 c. Dãy số	d. Tiếng nhạc
3. Học sinh lớp 6:
 a. Không cần học tin	b. Bắt buộc học tin
 c. Nên học tin học	d. Tất cả sai
4. 100 kilo byte bằng:
 a. 1024 byte	b. 20480 byte
 c. 2048 byte	d. 102400 byte
5. Tốc độ xử lý thông tin của máy tính là:
 a. Chậm	b. Vừa phải
 c. Nhanh	d. Tất cả sai
6. Máy tính có thể “nhận biết’ 
 a. Những hình ảnh các loài hoa, những mùi thơm của các loài hoa đó.
 b. Những bản vẽ, những hình ảnh, những âm thanh, những mùi vị.
 c. Những công thức nấu ăn, những bản nhạc, những bộ phim
 d. Tất cả đúng.
7. Cần phải có đơn vị đo dung lượng nhớ để
 a. Biết sức chứa của CPU 
 b. Biết sức chứa của các thiết bị nhớ 
 c. Để so sánh với các đơn vị đo lường khác.
 d. Tất cả sai.
8. Hàng phím cơ sở trên bàn phím là hàng phím:
 a. Chứa phím Capslock, A, S, D, F, G, H, J, K, 
 b. Chứa phím Cách, phím alt, phím ctrl 
 c. Chứa các phím số
 d. Tất cả đều sai.
Câu 2: Điền vào khoảng trống để hoàn thành câu:
1. Máy tính cần có các bộ phận: ..
2. Các dạng thông tin cơ bản là: ..
3. Thông tin đem lại cho con người..
4. Ngày nay để hạch toán một công trình người ta có thể nhờ đến .........
Câu 3: Trả lời đúng hoặc sai vào ô vuông đầu câu:
 1. Máy tính cần có thông tin của người sử dụng máy đưa vào thì mới xử lý được.
 2. Bộ nhớ là nơi xử lý các thông tin của máy tính.
 3. Máy tính có thể đưa ra các món ăn và mùi thơm của các món ăn đó.
 4. Ngón trỏ tay trái dùng để gõ các phím: D, E, C, 3
 5. Ngón giữa tay phải dùng để gõ các phím I, K, (,), 8
 6. Hiện nay nhà nào có máy tính có thể không cần dùng đầu đĩa
 7. Chuột gồm chuột trái, chuột giữa và chuột phải.
 8. Máy tính có khả năng suy nghĩ như con người
Câu 4: Chọn nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B điền vào cột C để được bảng đơn vị đo dung lượng nhớ phù hợp.
Tên gọi
(A)
So sánh với đơn vị khác (Byte)
(B)
(C)
1. Giga byte
a. 1024 byte
2. Byte
b. 1048576 byte
3. Mega byte
c.1 byte
4. Kilo byte
d. 1073741824 byte
Câu 5: Tự luận.
	Khái niệm về phần mềm và phân loại phần mềm? Cho ví dụ các loại phần mềm
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (2,0 điểm)
 	1. a	2. a	3. c	4. d	
	5. c	6. c	7. b	8. a
Câu 2: (2,0 điểm)
 	1. Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào/ra.
 	2. Văn bản, hình ảnh, âm thanh
 	3. sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người
 	4. Máy tính.
Câu 3: (2,0 điểm)
 	1. Đ	2. S	3. S	4. S
	5. Đ	6. Đ	7. Đ	8. S
Câu 4: (2,0 điểm)
 	1. d	2. c	3. b	4.a
Câu 5: (2,0 điểm)
* Khái niệm về phần mềm: (0,5 điểm)
 	Phần mềm là các chương trình máy tính do con người lập ra, được gọi để phân biệt với phần cứng máy tính
 	Phần mềm được coi là sự sống của máy tính
* Phân loại phần mềm: (1,0 điểm)
 	- Phần mềm hệ thống: là các chương trình dùng để tổ chức quản lý, điều phối các hoạt động của các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động nhẹ nhàng và chính xác. Quan trọng nhất là hệ điều hành	0,5 điểm
 	- Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể. 0,5đ 
* Ví dụ: 0,5 điểm
	- Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành Windows
	- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm soạn thảo Microsoft word, phần mềm đồ hoạ Paint,...
3. Củng cố
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.	
Thông qua tổ, ngày ... tháng ... năm 2010
TUẦN 10 – TIẾT 19
Ngày soạn 12/8/2015
Tên bài: Vì sao cần có hệ điều hành
I. Mục tiêu.
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau:
 	- Rút ra được vai trò của các phương tiện điều khiển.
 	- Thấy được lợi ích của hệ điều hành.
 	- Biết được nhiệm vụ cơ bản của hệ điều hành
II. Phương pháp giảng dạy
	Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, thực hành.
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 1. Các quan sát
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát 1: Ngã tư đường phố giờ cao điểm.
GV: Dùng hình ảnh minh họa, yêu cầu học sinh nhận xét hình vẽ hoặc sử dụng kinh nghiệm thực tế học sinh quan sát được tại địa phương theo các chỉ tiêu sau: 
- Mật độ các phương tiện: Đông à Dễ gây ắch tắc giao thông.
- Hệ thống đèn tín hiệu: Đang đèn đỏ
- Vị trí các phương tiện so với tín hiệu đèn giao thông: Đỗ đúng quy định.
HS: Quan sát hình ảnh, hoặc sử dụng sự hiểu biết của bản thân đưa ta các ý kiến nhận xét dựa trên các tiêu chí giáo viên đưa ra.
GV: Nhận xét ý kiến trả lời của học sinh, bổ sung, tổng hợp.
HS: Chú ý lắng nghe, gho chép bài.
GV: Yêu cầu học sinh tự rút ra vai trò của hệ thống đèn giao thông:
HS: Tự rút ra vai trò của đèn giao thông, ghi chép bài.
à Đèn giao thông có vai trò:
- Phân luồng các phương tiện giao thông
- Điều khiển hoạt động giao thông.
Hoạt động 2: Quan sát 2: Hình ảnh trường học tiết học mất thời khoá biểu.
GV: Dùng hình ảnh minh họa, yêu cầu học sinh nhận xét hình vẽ hoặc sử dụng kinh nghiệm thực tế học sinh quan sát được tại địa phương theo các chỉ tiêu sau: 
- Tình hình học sinh: Hỗn loạn, nhốn nháo
- Tình hình giáo viên: Không biết lớp dạy, giờ dạy.
HS: Quan sát hình ảnh, hoặc sử dụng sự hiểu biết của bản thân đưa ta các ý kiến nhận xét dựa trên các tiêu chí giáo viên đưa ra.
GV: Nhận xét ý kiến trả lời của học sinh, bổ sung, tổng hợp.
HS: Chú ý lắng nghe, gho chép bài.
GV: Yêu cầu học sinh tự rút ra vai trò của hệ thống đèn giao thông:
HS: Tự rút ra vai trò của thời khoá biểu, ghi chép bài.
à Vai trò của thời khoá biểu:
- Chỉ rõ giờ dạy của giáo viên.
- Chỉ rõ giờ học của học sinh.
4. Củng cố
	- Quan sát các hình ảnh.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Quan sát các hiện tượng trong thực tế và cho nhận xét
TUẦN 10 – TIẾT 20
Ngày soạn 12/8/2015
Tên bài: Vì sao cần có hệ điều hành (tiếp)
I. Mục tiêu.
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau:
 	- Rút ra được vai trò của các phương tiện điều khiển.
 	- Thấy được lợi ích của hệ điều hành.
 	- Biết được nhiệm vụ cơ bản của hệ điều hành
II. Phương pháp giảng dạy
	Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, thực hành.
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 2. Cái gì điều khiển máy tính?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chương trình nào điều khiển máy tính?
GV: Đàm thoại gợi nhớ cho học sinh: “Trong các chương trình phần mềm hệ thống, chương trình nào quan trọng nhất?”
HS: Nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi: “hệ điều hành”
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và đàm thoại nêu vấn đề: “Vậy em hiểu hệ điều hành có nghĩa là thế nào?”. Giáo viên hướng dẫn và cùng học sinh phân tích từ: 
- Hệ có nghĩa là hệ thống
- Điều có nghĩa là điều khiển.
- Hành có nghĩa là hành động hoạt động
- Học sinh cùng ý đưa ra ý kiến theo sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
GV: Từ đó đưa ra khái niệm hệ điều hành
HS: Chú ý quan sát, ghi chép bài
GV: Yêu cầu học sinh tự rút ra vai trò của hệ điều hành trong máy tính
HS: Tư duy và trả lời câu hỏi
GV: Kết luận
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài
- Hệ điều hành có nghĩa là hệ thống điều khiển các hoạt động của máy tính.
Hệ điều hành thực hiện nhiệm vụ sau:
- Điều khiển các thiết bị phần cứng
- Tổ chức việc thực hiện các chương trình phần mềm.
Hoạt động 2: Một số hệ điều hành.
GV: Đàm thoại nêu vấn đề: “Thực tế các bạn đã biết hệ điều hành máy tính nào?”
HS: Chú ý lắng nghe, dùng kinh nghiệm thực tế trả lời câu hỏi: “Hệ điều hành Windows XP”
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và giới thiệu cho học sinh một số hệ điều hành đã và đang được sử dụng:
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài đầy đủ.
- Hệ điều hành MS DOS.
- Hệ điều hành NC.
- Hệ điều hành Windows: 95, 98, 2000, ME, NT, XP, ...
- Hệ điều hành LINUX.
4. Củng cố
	- Khái niệm hệ điều hành
	- Nhiệm vụ của hệ điều hành
5. Hướng dẫn về nhà
	- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài
Thông qua tổ, ngày ... tháng ... năm 2010
TUẦN 11 – TIẾT2 1
Ngày soạn 12/8/2015
Tên bài: Hệ điều hành làm những việc gì?
I. Mục tiêu.
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau:
 	- Hiểu được khái niệm hệ điều hành.
 	- Vị trí của hệ điều hành trong máy tính.
	- Biết được một số hệ điều hành hiện nay.
II. Phương pháp giảng dạy
	Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, thực hành.
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
	- CH1: Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại?
 	- CH2: Hãy nêu vai trò quan trọng của hệ điều hành trong máy tính?
3. Bài mới: 1. Hệ điều hành là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV: Đặt vấn đề: “ở bài trước chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của hệ điều hành. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị lắp đặt trong máy tính không? Hình thù của nó ra sao?”
HS: Chú ý lắng nghe, tư duy nhớ lại kiến thức và trả lời các câu hỏi theo ý hiểu của mình.
 + Hệ điều hành là hệ thống điều khiển hoạt động của máy tính
 + Hệ điều hành không phải là một thiết bị phần cứng nên không có hình thù nào.
Hoạt động 2: Khái niệm về hệ điều hành
GV: Đưa ra khái niệm về hệ điều hành:
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài
GV: Giải thích vị trí của hệ điều hành trong máy tính so với các phần mềm khác.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài
GV: Giới thiệu về một số hệ điều hành hiện nay
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài
Hệ điều hành là một chương trình máy tính.
- Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính.
- Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể cài đặt được sau khi có hệ điều hành hay nói cách khác các phần mềm sẽ được cài đặt trên hệ điều hành.
- Máy tính chỉ có thể sử dụng được khi có hệ điều hành. Hệ điều hành là sự sống của máy tính.
Hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện này là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
4. Củng cố
	- Khái niệm hệ điều hành?
	- Phân biệt hệ điểu hành với các chương trình khác trên máy tính
5. Hướng dẫn về nhà
	- Xem phần tiếp theo của bài
TUẦN 11 – TIẾT 22
Ngày soạn 12/8/2015
Tên bài: Hệ điều hành làm những việc gì? (tiếp)
I. Mục tiêu.
 	Học xong bài này, học sinh có khả năng sau:
 	- Hiểu được khái niệm hệ điều hành.
 	- Vị trí của hệ điều hành trong máy tính.
	- Biết được một số hệ điều hành hiện nay.
II. Phương pháp giảng dạy
	Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, thực hành.
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 2. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TIN_6_20152016.doc