Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Giúp học sinh biết được khái niệm thông tin và các loại thông tin trong cuộc sống.

- Giúp học sinh biết và hiểu thế nào là hoạt động thông tin của con người và hoạt động thông tin trong

 tin học.

 2. Thái độ

- Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn nghiêm túc trong giờ học .

II . Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Giáo án, tranh minh hoạ.

 2. Học sinh: - Vở, bút , sgk và đọc trước bài mới.

III . Tiến trình bài giảng

 1 - Ổn định lớp(1’)

 2 - Kiểm tra kiến thức cũ học sinh(4’)

? Hàng ngày em được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kể tên một số loại thông tin mà

 em biết.

 3 - Bài mới(35’)

 

doc 119 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững được các kiến thức cơ bản nhất về Hệ điều hành trong Windows XP.
 2. Kỹ năng
- Biết và thực hành tốt các thao tác với máy tính.
- Thành thục với các thao tác xem nội dung, đổi tên, sao chép, di chuyển hay xoá đối với thư mục và tệp tin.
 3. Thái độ
- Nghiêm túc trong việc học tập, có ý thức khi thực hành phòng máy.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
 2. Học sinh: Nghiên cứu lý thuyết trước khi vào thực hành.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp(3’)
 2. kiểm tra bài cũ(không có)
 3. Bài mới(40’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
(36’)
4’
Hoạt động:1
GV: Ra yêu cầu, gợi ý và để học sinh thực hiện.
GV: Hướng dẫn học sinh với những tình huống khó.
GV: Đi vòng quanh kiểm tra các bước thực hiện.
Hoạt động: 2
GV: Kiểm tra, chữa bài và cho điểm.
GV: thu bài, chấm bài và thông báo điểm.
Yêu cầu 1:
HS: Chép lại các yêu cầu bài vào vở ghi và thực hiện.
Mở và xem nội dung của My Computer.
Yêu cầu 2:
Mở và xem nội dung của My Documents.
Yêu cầu 3:
Bước 1: Tạo hai thư mục mới với tên là Album cua em và Ngoc Mai trong thư mục My Documents.
Bước 2: Mở một thư mục khác có chứa ít nhất một tệp tin. Sao chép tệp tin đó vào thư mục Album cua em.
Bước 3: Di chuyển tệp tin từ thư mục Album cua em sang thư mục Ngoc Mai.
Bước 4: Đổi tên tệp tin vừa được di chuyển vào thư mục Ngoc Mai sau đó xoá tệp tin đó. 
Bước 5: Xoá cả hai thư mục Album cua em và Ngoc Mai.
 HS: Làm bài thực hành theo nhóm - Các nhóm có thể so sánh, trao đổi kiến thức.
 4. Củng cố(1’)
 - Nhận xét đánh giá và cho điểm.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)Xem lại các bài 9,10,11,12 chuẩn bị trước cho tiết ôn tập.
 - Ôn lại các kiến thức chuẩn bị cho bài ôn tập cuối kỳ.
*************************************************
Ngày soạn: 6/12/2015
Tuần: 16
Tiết: 32 ÔN TẬP
I . Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết.Windows XP.
 2. Kỹ năng
- Biết vận dụng thực hành tốt các thao tác với máy tính.
- Thành thục với các thao tác xem nội dung, đổi tên, sao chép, di chuyển hay xoá đối với thư mục và tệp tin.
 3. Thái độ
- Nghiêm túc, chú ý cao độ trong ôn tập, có ý thức khi thực hành phòng máy.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phòng máy.
 2. Học sinh: Ôn lại tất cả các kiến thức đã học trong học kỳ I.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp(1’)
 2. kiểm tra bài cũ(5’)
 3. Bài mới(36’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
(18’)
(18’)
Hoạt động :1
GV: Nhắc lại một số kiến thức lý thuyết cơ bản đã học.
Hoạt động :2
GV: Giải đáp và chữa một số bài tập khó trong sách giáo khoa.
GV: Hướng dẫn thực hành với các kĩ năng căn bản về gõ mười ngón và các thao tác với chuột. 
GV: Hướng dẫn một số bài thực hành về các thao tác với thư mục và tệp tin.
I - Lý thuyết
- HS: Chú ý lắng nghe, ôn lại - Ghi chép nếu cần.
1. Khái niệm thông tin.
2. Sự phong phú của thông tin.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
4. Phần cứng, phần mềm máy tính.
5. Các thiết bị trong máy tính.
6. Chuột và bàn phím.
7. Hệ điều hành.
8. Tổ chức thông tin trong máy tính.
9. Thư mục và tệp tin.
II - Bài tập
- HS: Được cho thời gian tự giác làm.
- Ghi chép và sửa những bài làm sai hay chưa làm được.
HS: Thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên.
1. Bài tập 5 trang 5
HS: Thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên.
Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, máy trợ thính
2. Bìa tập 3 trang 9
Thông tin được thống nhất theo dạng số, dung lượng lưu trữ nhỏ, dễ xử lí thông tin.
3. Bài tập 3 trang 13
Máy tính hiện nay chưa có năng lực tư duy, không phân biệt được mùi vị, không có cảm giác
4. Bài 5 trang 41
Phần mềm học gõ bàn phím bằng 10 ngón không phải là Hệ điều hành. Vì phần mềm đó không điều khiển được phần cứng, không tổ chức thực hiện được các chương trình phần mềm.
5. Bài 5 trang 47
Trong một đĩa cứng có thể tồn tại hai tệp hoặc hai thư mục có tên giống nhau miễn là chúng không trong cùng một thư mục mẹ.
- Cách cầm chuột, các phím chuột, các thao tác với chuột.
- Cách đặt tay trên các hàng phím, kĩ năng gõ 10 ngón.
- Các thao tác chính với thư mục.
- Các thao tác chính với tệp tin.
 4. Củng cố(2’)
- Hệ thống lại tất cả các kiến thức lí thuyết, các thao tác đã thực hành.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì I.
*************************************************
Ngày soạn: 13/12/2015 
Tuần: 17
Tiết: 33 KIỂM TRA HỌC KỲ I – LÝ THUYẾT
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:- Học sinh nắm vững kiến thức của cả học kỳ I.
 2. Kỹ năng:- Xử lí được mọi tình huống câu hỏi và bài tập trong nội dung Tin học 6 – Kỳ I.
 3. Thái độ
- Nghiêm túc làm bài kiểm tra, ý thức tập trung cao độ; phát huy hết khả năng, vốn kiến thức.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Bài kiểm tra.
 2. Học sinh: Kiến thức.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp(1’)
 2. kiểm tra bài cũ
 3. Nội dung bài kiểm tra(40’)
Câu 1: (2 điểm): Nêu các nhiệm vụ chính của hệ điều hành.
Câu 2: (2 điểm): Máy tính không có Hệ điều hành thì điều gì có thể xảy ra? Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên.
Câu 3 :(2 điểm) Cấu trúc chung của một máy tính điện tử gồm có các khối chức năng nào? 
Câu 4: (4 điểm): Hãy cho biết các thao tác cơ bản đối với thư mục và tệp tin và nêu rõ các bước thực hiện tạo mới, đổi tên, xóa thư mục hoặc tệp tin./.
Đáp án
Câu 1: (2 đ). - Các nhiệm vụ chính của hệ điều hành là Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tínhvà cung cấp giao diện tạo môi trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính.
Câu 2: (2 đ). - Máy tính không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được. Hệ điều hành được cài đặt đầu tiên vào máy tính.
Câu 2: (2 đ). Cấu trúc chung của một máy tính điện tử gồm có các khối chức năng: Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào, thiết bị ra ,và bộ nhớ. 
Câu 4: (4 đ). * Các thao tác chính với thư mục và tệp tin: 1điểm
+ Xem nội dung, Tạo mới, Đổi tên, sao chép, Di chuyển và Xóa.	
* Các bước thực hiện tạo mới, đổi tên, sao chép và xóa thư mục hoặc tệp tin.(3 điểm)	
- Các bước thực hiện tạo mới thư mục hoặc tệp tin:
+ Nháy chuột phải vào vị trí cần tạo thư mục hoặc tệp tin.
+ Nháy chọn vào New→ folder rồi gõ tên cần tạo vào ô Newfolder và nhấn enter.
- Các bước thực hiện đổi tên thư mục hoặc tệp tin:
+ Nháy chuột phải vào vị trí cần đổi tên thư mục hoặc tệp tin.
+ Chọn Rename rồi gõ tên cần đổi vào và nhấn enter.
- Các bước thực hiện sao chép thư mục hoặc tệp tin: 
+ Nháy chọn thư mục hoặc tệp tin cần sao chép.
+ Nháy Edit →Copy
+ Chuyển đến thư mục chứa tệp tin cần sao chép
+ Chọn Edit	→Paste	
- Các bước xóa thư mục hoặc tệp tin 
+ Nháy chọn vào thư mục hoặc tệp tin cần xóa.
+ Nháy chuột phải chọn Delete.	
 4. Củng cố(2’)
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Chuẩn bị tốt cho Chương 4: Soạn Thảo Văn Bản.
*************************************************
Ngày soạn: 13/12/2015 
Tuần: 17 
TPPCT:34 KIỂM TRA HỌC KỲ I – THỰC HÀNH
I . Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững kiến thức, các kĩ năng cơ bản của cả học kỳ I.
 2. Kỹ năng
- Có kĩ năng thao tác tốt với chuột và bàn phím.
 3. Thái độ
- Nghiêm túc làm bài kiểm tra, ý thức tập trung cao độ; phát huy hết khả năng, vốn kiến thức.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Phòng máy tính, đề bài kiểm tra.
 2. Học sinh: Các kiến thức, kĩ năng đã học.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp(1’)
 2. kiểm tra bài cũ
 3. Nội dung bài kiểm tra(40’)
Đề Bài: Em hãy khởi động chương trình soạn thảo Microsoft Word và vận dụng các kiến thức đã học về học gõ 10 ngón để gõ chính xác theo mẫu trình bày nội dung bài ca dao sau:
 Trong dam gi dep bang sen.
La xanh bong trang lai chen nhi vang.
Nhi vang bong trang la xanh.
Gan bun ma chang hoi tanh mui bun.
đáp án và biểu điểm
 Gíao viên khởi động được chương trình soạn thảo văn bản Word 
- Học sinh ngồi đúng tư thế khi gõ nội dung văn bản (3 điểm) 
- Học sinh đặt tay đúng vị trí các phím và gõ đúng nội dung (3 điểm)
- Học sinh gõ đủ, đúng nội dung theo yêu cầu (4 điểm)
 4. Củng cố(3’)
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Chuẩn bị tốt cho Chương 4: Soạn Thảo Văn Bản.
*************************************************
HỌC KÌ II
Chương 4
Soạn thảo văn bản
Mục tiêu chương
* Kiến thức
- Các chức nămg chung của mọi hệ soạn thảo văn bản như tạo và lưu trữ văn bản, biên tập, định dạng văn bản, in văn bản.
- Những chức năng cơ bản nhất của Microsoft Word.
- Soạn thảo văn bản tiếng Việt.
* Kĩ năng
- Sử dụng các nút lệnh và bảng chọn của phần mềm ứng dụng.
- Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lí.
- Sử dụng một số chức năng trợ giúp của hệ soạn thảo văn bản.
- Soạn thảo một vài văn bản đơn giản phục vụ học tập.
* Thái độ
- Học sinh cần nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính, rèn luyện tư duy và cách làm việc khoa học.
NS: 15/12/12	 
Tuần: 18
TPPCT: 35 Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN.
I . Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh biết được vai trò của phần mềm soạn thạo văn bản, biết được Word là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng và biết cách khởi động Word.
- Học sinh nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word.
 2. Kỹ năng
- Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã lưu trên máy tính, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word.
 3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II . Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, hình ảnh, phòng máy.
 2. Học sinh: Chuẩn bị nghiên cứu trước bài học.
III.Tiến trình bài giảng
 1. ổn định lớp(1’)
 2. kiểm tra bài cũ(5’)
 3. Bài mới(36’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
6’
15’
15’
Hoạt động: 1
GV: Trong thực tế chúng ta đã gặp rất nhiều loại văn bản. Em hãy lấy ví dụ về các loại văn bản mà em biết?
GV: Chúng ta học thêm một cách tạo văn bản mới.
Hoạt động: 2
GV: Muốn tạo văn bản trên máy tính ta phải sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát các bước thực hiện.
Hoạt động: 3
GV: Các em thấy xuất hiện những gì trên cửa sổ của phần mềm soạn thảo văn bản Word?
GV: Giới thiệu các thành phần trên cửa sổ của phần mềm soạn thảo văn bản Word.
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
HS: Nghe va nghi chép.
- Các loại văn bản: Trang sách, vở, báo, tạp chí
- Ta có thể tự tạo văn bản bằng bút và viết trên giấy.
- Ta có thể tạo văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản.
2. Khởi động Word
HS : Chú ý và ghi chép các bước khởi động phần mềm Word.
Cách 1: Nháy đúp biểu tượng của Word trên màn hình nền.
Cách 2: Nháy nút Start, trỏ vào All Programs, chọn Microsoft Word.
3. Có gì trên cửa sổ của Word?
HS : Quan sát trên máy và trả lời.
HS : Ghi chép.Các bảng chọn, thanh công cụ, con trỏ soạn thảo, vùng soạn thảo, thanh cuốn.
a) bảng chọn
- Các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm trong các bảng chọn đặt trên thanh bảng chọn.
- Để thực hiện một lệnh, nháy chuột vào tên bảng chọn chứa lệnh và chọn lệnh.
b) Nút lệnh
- Các nút lệnh được đặt trên các thanh công cụ, mỗi nút có tên để phân biệt.
- Nếu ta nháy chuột ở một nút lệnh, lệnh đó sẽ được thực hiện.
 4. Củng cố(2’)
- Nhắc lại về Word, cách khởi động Word và các thành phần trên cửa sổ của Word.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Ôn tập lại các thao tác khởi động Word, và quan sát cửa sổ Word.
- Đọc trước các mục 4, 5, 6 tiếp theo của bài. 
***********************************************
NS: 15/12/12	 
Tuần: 18
TPPCT: 36 Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN.(Tiếp theo)
I . Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh biết được vị trí lưu giữ của các văn bản trong máy tính.
 2. Kỹ năng
- Biết cách mở một văn bản, lưu văn bản và đóng văn bản khi thực hành xong.
 3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II .Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
 2. Học sinh: Chuẩn bị tốt kiến thức cũ.
III. Tiến trình bài giảng
 1. ổn định lớp(1’)
 2. kiểm tra bài cũ(5’)
? Cách hởi động Word và các thành phần cơ bản có trên cửa sổ Word.
 3.Bài mới(36’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
15’
15’
6’
Hoạt động: 1
GV: Hướng dẫn học sinh cách mở một văn bản đã có trong máy tính.
- Chú ý cho học sinh biết cách tìm một văn bản khi không được lưu theo mặc định.
Hoạt động: 2
GV: Khi soạn thảo văn bản xong muốn lần sau mở máy ra vẫn còn văn bản ấy trong máy các em phải lưu (cất) văn bản đó.
Hoạt động: 3
GV: Khi soạn thảo văn bản xong, văn bản đã được lưu và ta không còn làm việc với Word nữa thì ta phải đóng phần mềm lại.
4. Mở văn bản
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HS: Thực hành thao tác mở một số văn bản được lưu trong các ổ đĩa Nháy nút lệnh Open, chọn văn bản cần mở, chọn Open. 
* Chú ý : Theo mặc định, văn bản cần mở thường nằm ở My Document, tuy nhiên có thể ở ví trí khác trong các ổ đĩa cứng tuỳ theo người dùng chọn nơi lưu giữ văn bản.
5. Lưu văn bản 
HS: Lắng nghe và ghi chép cẩn thận các bước lưu một văn bản.
- Nháy nút lệnh Save.
- Chọn Save As.
- Gõ tên ở ô File Name.
- Gõ Enter.
6. Kết thúc
HS: Ghi chép cẩn thận các bước để kết thúc phần mềm soạn thảo văn bản Word.
Vào File, chọn Close.
 4. Củng cố(2’)
- Các thao tác để mở một văn bản, lưu văn bản và kết thúc văn bản.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện với máy tính.
- Hoàn thành các câu hỏi sau bài và đọc trước bài 14.
***************************************
NS: 21/12/12	 
Tuần: 19 
TPPCT: 37 Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I . Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Học sinh biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó, cách di chuyển nó.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
 2. Kỹ năng
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
 3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II .Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, tranh.
 2. Học sinh: Chuẩn bị tốt kiến thức cũ.
III. Tiến trình bài giảng
 1. ổn định lớp (1’)
 2. kiểm tra bài cũ(5’)
? Các bước để lưu một văn bản Word trong máy tính.
 3. Bài mới(34’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
10’
6’
8’
10’
Hoạt động: 1
GV: Thuyết trình về các thành phần của văn bản và cho ví dụ minh hoạ.
? Theo em như thế nào được gọi là kí tự?
? Em hiểu thế nào là dòng?
? Theo em như thế nào được gọi là đoạn văn bản?
? Theo em như thế nào được gọi là trang văn bản?
Hoạt động: 2
GV: Em hãy phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ của Windows.
?Như thế nào được gọi là con trỏ soạn thảo?
Hoạt động: 3
GV: Các em đã học các môn về Tiếng Việt vì vậy chúng ta sẽ không khó khăn lắm khi gặp các qui tắc gõ chữ Việt trong máy tính. (GV giới thiệu các qui tắc).
Hoạt động: 4
GV: Giải thích hướng dẫn cách gõ văn bản chữ việt. 
GV: Theo em muốn cho văn bản gõ được chữ Việt thì ta phải làm gì?
1. Các thành phần của văn bản
HS: Nghe và ghi chép. 
a) Kí tự: 
Kí tự là các con số, chữ, kí hiệu là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
b) Dòng
Dòng là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.
c) Đoạn
Đoạn là nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.
d) Trang
Trang là phần văn bản trên một trang in.
2. Con trỏ soạn thảo
 HS: Trả lời.
HS: Nghe và ghi chép.
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.
- Muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản ta phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word
- Các dấu ngắt câu phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy tương ứng phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống.
- Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn văn bản mới.
4. Gõ văn bản chữ Việt
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Nghe và ghi chép.
- Gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím.
- Xem được chữ Việt trên màn hình và in trên máy in.
* Phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt
Hai kiểu gõ tiếng Việt phổ biến nhất hiện nay là TELEX và VNI (SGK trang 73). (Yêu cầu học sinh học thuộc).
 4. Củng cố(4’)
- Các thành phần của một văn bản.
- Quy tắc gõ văn bản trong Word.
- Cách gõ văn bản chữ Việt.
 5. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Ôn tập lại bài theo hướng dẫn SGK.
- Học thuộc bảng gõ chữ Việt (TELEX).
********************************************
NS: 21/12/12	 
Tuần: 19 
TPPCT: 38 Bài thực hành số 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh.
2. Kỹ năng
- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong thực hành.
II . Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị tốt kiến thức lý thuyết.
III.Tiến trình bài giảng
 1. ổn định lớp (1’)
 2. kiểm tra bài cũ (1’)
 3. Bài mới (34’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
15’
19’
Hoạt động: 1 Hướng dẫn ban đầu. 
1. Nội dung: 
GV: Yêu cầu học sinh:
- Khởi động Word
- Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn.
- Phân biệt các thanh công cụ của Word, tìm hiểu các nút lệnh trên các thanh công cụ đó.
- Tìm hiểu một số chức năng trong bảng chọn File: Mở, đóng, lưu tệp văn bản, mở văn bản mới.
- Chọn các lệnh File -> Open và nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ.
- Gõ đoạn văn (chú ý gõ bằng 10 ngón)
 (Đoạn văn: Trang 77 sách giáo khoa).
- Lưu văn bản với tên Bien dep
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh các bước thực hành trên máy chiếu.
HS: Nghe và quan sát trong sách giáo khoa, liên hệ thực trên màn hình máy tính.
- Khởi động máy:
2. Hướng dẫn và làm mẫu 
- Hướng dẫn và làm mẫu các bước cho hs quan sát.
GV: Thực hiện làm mẫu các bước cho học sinh quan sát thực hiện.
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành.
GV: Đi vòng quanh kiểm tra các thao tác thực hành của học sinh.
Hoạt động:2 Thực hành.
GV: Chia nhóm máy thực hành.
 - Mỗi máy 2 em/ 1máy.
GV: Phát phiếu thực hành.
GV: Hướng dẫn và làm mẫu các bước theo yêu cầu trong phiếu thực hành cho hs quan sát.
GV: Quan sát các bước thực hiện của học sinh .
GV: Quan sát theo giỏi hướng dẫn và sữa lỗi.
GV: Nhận xét, đánh giá bài thực hành của học sinh
GV: Ra yêu cầu với bài Biển đẹp.
GV: Hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện.
Tiết 1
1. Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word
HS: Nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Các việc cần thực hiện
HS: Thực hành
- Khởi động Word
- Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn.
- Phân biệt các thanh công cụ của Word, tìm hiểu các nút lệnh trên các thanh công cụ đó.
- Tìm hiểu một số chức năng trong bảng chọn File: Mở, đóng, lưu tệp văn bản, mở văn bản mới.
- Chọn các lệnh File -> Open và nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ.
2. Soạn một văn bản đơn giản
HS: Nghe chỉ dẫn của giáo viên và thực hành.
- Gõ đoạn văn (chú ý gõ bằng 10 ngón)
 (Đoạn văn: Trang 77 sách giáo khoa).
- Lưu văn bản với tên Bien dep
Hs quan sát các bước làm mẫu.
2.Thực hành 
HS: Ngồi theo đúng vị trí nhóm máy đã được chia.
HS: Nhận phiếu thực hành.và thực hiện các yêu cầu trong phiếu thực hành.
HS: Chú ý quan sát lắng nghe các hướng dẫn. 
-Từng nhóm HS làm theo máy và nhập nội dung theo mẫu
 4. Củng cố (4’)
- Khởi động Word và Soạn một văn bản đơn giản.
- Cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản.
 5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện.
**************************************
NS: 28/12/12	 
Tuần: 20 
Tiết:39
Bài thực hành số 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM(Tiếp theo)
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh.
2. Kỹ năng
- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
3. Thái Độ
- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong thực hành.
II . Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị tốt kiến thức lý thuyết.
III.Tiến trình bài giảng
 1. ổn định lớp (1’)
 2. kiểm tra bài cũ (4’)
 3. Bài mới (35’)
TG
Hoạt Động của giáo viên
Hoạt Động của Học sinh 
10’
25’
Hoạt động: 1 Hướng dẫn ban đầu. 
1. Nội dung: 
GV: Yêu cầu học sinh:
- Khởi động Word
- Tập di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản bằng chuột và các phím mũi tên đã nêu trong bài.
- Sử dụng các thanh cuốn để xem các phần khác nhau của văn bản khi được phóng to.
- Chọn các lệnh View -> Normal, View -> Print Layout, View -> Outline để hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
- Thu nhỏ kích thước màn hình soạn thảo.
- Nháy chuột vào các nút ở góc trên bên phải cửa sổ và biểu tượng của văn bản trên thanh công việc để thu nhỏ, khôi phục kích thước trước đó và phóng cực đại cửa sổ.
- Đóng cửa sổ soạn thảo và thoát khỏi Word.
2. Hướng dẫn và làm mẫu 
- Hướng dẫn và làm mẫu các bước cho hs quan sát.
GV: Thực hiện làm mẫu các bước cho học sinh quan sát thực hiện.
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành. 
GV: Hướng dẫn học sinh một số thao tác với con trỏ soạn thảo và cách sử dụng các nút lệnh định dạng văn bản.
GV: Hướng dẫn học sinh các thao tác với các nút phóg to, thu nhỏ và đóng cửa sổ Word.
Hoạt động:2 Thực hành.
GV: Chia nhóm máy thực hành.
 - Mỗi máy 2 em/ 1máy.
GV: Phát phiếu thực hành.
GV: Hướng dẫn và làm mẫu các bước theo yêu cầu trong phiếu thực hành cho hs quan sát.
GV: Quan sát các bước thực hiện của học sinh .
GV: Quan sát theo giỏi hướng dẫn và sữa lỗi.
GV: Nhận xét, đánh giá bài thực hành của học sinh
GV: Hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện.
GV: Đi vòng quanh kiểm tra các thao tác thực hành của học sinh.
Tiết 2
3. Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản
- Khởi động Word
- Tập di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản bằng chuột và các phím mũi tên đã nêu trong bài.
- Sử dụng các thanh cuốn để xem các phần khác nhau của văn bản khi được phóng to.
- Chọn các lệnh View -> Normal, View -> Print Layout, View -> Outline để hiển thị văn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Thong_tin_va_tin_hoc.doc