Giáo án Tin học 7 - Tiết 24 Bài 6 - Định dạng trang tính (tt)

BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tăng, giảm chữ số thập phân của dữ liệu số;

- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số;

- Thực hiện kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:

7A2:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Câu 1: Em hãy trình bày cách định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ?

 Câu 2: Em hãy trình bày cách định dạng màu chữ và căn lề trong ô tính?

3. Bài mới:

 * Hoạt động khởi động: Tiếp tục tìm hiểu các nội dung của định dạng trang tính.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 24 Bài 6 - Định dạng trang tính (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2017
Ngày dạy: 10/11/2017
Tuần 12
Tiết: 24 
BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tăng, giảm chữ số thập phân của dữ liệu số;
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số; 
- Thực hiện kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
7A1:
7A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Câu 1: Em hãy trình bày cách định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ?
	Câu 2: Em hãy trình bày cách định dạng màu chữ và căn lề trong ô tính? 
3. Bài mới:
	* Hoạt động khởi động: Tiếp tục tìm hiểu các nội dung của định dạng trang tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (19’) Tìm hiểu cách tô màu nên và kẻ đường biên của các ô tính.
+ GV: Đưa ra 2 bảng dữ liệu có các ô có màu nền khác nhau để so sánh và yêu cầu HS nhận xét.
+ GV: Tại sao cần phải tô màu nên cho các ô tính.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác.
+ GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trình bày cách tô màu nền.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét các thao tác sai.
+ GV: Yêu cầu HS nhìn vào nút lệnh Fill Color và cho nhận xét.
+ GV: Ngoài màu nền em có thể tạo màu cho đường biên không và được thì thực hiện như thế nào.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét các thao tác sai.
+ GV: Thao tác mẫu cho các em quan sát thực hiện.
+ GV: Cho HS thực hiện trực tiếp trên máy.
+ GV: Quan sát học sinh thực hiện thao tác và hướng dẫn thêm.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung các thao tác HS cần nắm bắt.
+ HS: Ô tính có màu nền giúp em phân biệt và so sánh dễ dàng hơn so với các ô tính khác.
+ HS: Màu nền của các ô tính giúp ta dể dàng phân biệt và so sánh các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính.
+ HS: Ta thực hiện như sau:
1. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền.
2. Nháy vào nút mũi tên bên phải nút Fill Color để chọn màu nền. 
3. Nháy chọn màu nền.
+ HS: Nút lệnh Fill Color cho em biết màu mới được sử dụng.
+ HS: Đường biên của các ô tính cũng có tác dụng trình bày bảng dễ phân biệt. Cách thực hiện:
1. Chọn các ô cần kẻ đường biên.
2. Nháy mũi tên bên phải nút Borders để chọn kiểu kẻ đường biên.
3. Nháy chọn kiểu kẻ đường biên.
+ HS: Quan sát thao tác mẫu của GV thực hiện.
+ HS: Một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: Ghi nhớ các bước thực hiện các thao tác.
3. Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính.
* Tô màu nền:
Ta thực hiện như sau:
1. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền.
2. Nháy vào nút mũi tên bên phải nút Fill Color để chọn màu nền. 
3. Nháy chọn màu nền.
* Kẻ đường biên của các ô tính:
Cách thực hiện:
1. Chọn các ô cần kẻ đường biên.
2. Nháy mũi tên bên phải nút Borders để chọn kiểu kẻ đường biên.
3. Nháy chọn kiểu kẻ đường biên.
Hoạt động 2: (19’) Tìm hiểu cách tăng hoặc giảm chữ số thập phân của dữ liệu số.
+ GV: Đưa ra bảng điểm kết quả học tập Học kì I môn Tin học. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
+ GV: Vậy trong Excel có gì để thay đổi chữ số sau dấu chấm thập phân của số trong ô tính.
+ GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trình bày cách thực hiện.
+ GV: Các bạn khác nhận xét.
+ GV: Khi giảm hoặc tăng chữ số thập phân chương trình sẽ thực hiện quy tắc nào.
+ GV: Lưu ý: Việc làm tròn chỉ để hiển thị còn khi thực hiện phép tính giá trị trong ô tính đó được giữ nguyên.
+ GV: Thao tác mẫu cho các em quan sát thực hiện.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét các thao tác sai.
+ GV: Hướng dẫn giúp đỡ các em các thao tác thực hiện còn yếu.
+ HS: Trong khi thực hiện tính toán với các số, đôi khi ta cần làm việc với chữ số thập phân (điểm trung bình).
+ HS: Trong Excel có các nút lệnh để thay đổi số chữ số sau dấu chấm thập phân của số trong ô tính.
+ HS: Cách thực hiện như sau:
1. Chọn ô (hoặc các ô) cần tăng hoặc giảm chữ số thập phân.
2. Nháy chọn nút để tăng hoặc chọn nút để giảm chữ số thập phân.
+ HS: Nhận xét các bước.
+ HS: Khi giảm hoặc tăng chữ số thập phân chương trình sẽ thực hiện quy tắc làm tròn.
+ HS: Chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Quan sát thao tác mẫu của GV thực hiện.
+ HS: Một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+ HS: Quan sát và nhận xét các thao tác thực hiện của bạn.
+ HS: Thực hiện lại các thao tác thực hiện của yếu.
4. Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số.
Cách thực hiện như sau:
1. Chọn ô (hoặc các ô) cần tăng hoặc giảm chữ số thập phân.
2. Nháy chọn nút để tăng hoặc chọn nút để giảm chữ số thập phân.
 4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 24_12173844.doc