Giáo án Tin học 7 - Tiết 36 bài 6 - Định dạng trang tính

TIẾT 36 – BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỷ năng, thái độ:

a) Kiến thức:

- Hiểu được mục đích yêu cầu của việc định dạng trang tính

- Biết các bước thực hiện căn lề ô tính, tách gộp các ô tính

- Biết các bước tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số

b) Kỷ năng:

- Thực hiện được các thao tác định dạng: căn lề ô tính, tách gộp ô tính, tăng giảm số chữ số thập phân của dữ liệu kiểu số.

c) Thái độ:

- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự hoc.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực thao tác với phần mềm Excel.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 36 bài 6 - Định dạng trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 36 – BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
Mục tiêu:
Kiến thức, kỷ năng, thái độ:
Kiến thức:
Hiểu được mục đích yêu cầu của việc định dạng trang tính
Biết các bước thực hiện căn lề ô tính, tách gộp các ô tính
Biết các bước tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số
Kỷ năng:
Thực hiện được các thao tác định dạng: căn lề ô tính, tách gộp ô tính, tăng giảm số chữ số thập phân của dữ liệu kiểu số.
Thái độ:
Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực tự hoc.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực thao tác với phần mềm Excel.
Chuẩn bị
 Giáo viên
Bài giảng, máy chiếu, phòng máy, máy chiếu vật thể (nếu có).
Yêu cầu học sinh chuẩn bị một trang tính trên máy theo mẫu của GV đưa
Phiếu học tập cho học sinh thực hiện yêu cầu bài học
Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi
Các loại văn bản sưu tầm được. 
Tổ chức hoạt động dạy học
Khởi động
Mục tiêu hoạt động: Học sinh tái hiện kiến thức, hình thành kĩ năng ban đầu về định dạng trang tính.
Phương tiện: Máy chiếu, camera vật thể.
Phương pháp, kỹ thuật dạy học: tìm hiểu cá nhân, thực hành.
Các bước tiến hành
Bước 1: Khai thác kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của HS
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
- Câu hỏi bài cũ 1: + Em hãy nêu các bước để thay đổi cỡ chữ của một đoạn văn bản trong trang tính? Thực hiện thao tác trên máy tính của mình? (tệp “Bảng điểm.xls”)
+ Gv chiếu bài làm học sinh lên màn hình qua phần mềm NetSupport School, nhận xét kết quả thực hiện
- Câu hỏi bài cũ 2: + Em hãy nêu các bước để chọn màu cho phông chữ? Mở tệp “Bảng điểm.xls” trên máy và thực hiện?
+ Gv chiếu bài làm học sinh lên màn hình qua phần mềm NetSupport School, nhận xét kết quả thực hiện
+ Dự kiến tình huống: Có thể HS không thực hiện được hết tất cả các định dạng có trên trang tính. 
+ Dự kiến thời gian: 5-6 phút
+ Hs trả lời và thực hiện trên máy của mình
+ Nhận xét bài làm của bạn.
Hs nhớ lại các kiến thức về định dạng văn bản trên trang tính 
Bước 2: Tạo mâu thuẫn nhận thức và nhu cầu tìm hiểu 
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Chiếu lên bảng 2 trang tính, 1 chưa được định dạng, 1 đã được định dạng mà GV đã chuẩn bị trước có đầy đủ các loại định dạng. (Mẫu VB GV tự thiết kế)
+ Ghi bảng hoặc chiếu (đọc) các câu hỏi: 
? Em thích trang tính nào? Vì sao
? Hãy chỉ ra sự khác nhau được thể hiện ở trên hai trang tính (hình thức).
? Bằng cách nào mà người ta có thể tạo được trang tính (đã định dạng) đó? Chúng ta (các em) có thể tạo được không?
+ Dự kiến tình huống: Có thể HS không phát hiện được định dạng căn lề và tăng giảm số chữ số thập phân của ô dữ liệu kiểu số
+ Dự kiến thời gian 5-7 phút
+ Quan sát văn bản trên hai trang tính của GV.
+ Thích trang tính số 2 hơn vì nó được trình bày đẹp
+ Thảo luận và phát hiện được những điểm khác nhau trên hai trang tính.
+ HS có kiến thức về thẩm mỹ.
+ Một số định dạng văn bản.
+ Hứng thú và có nhu cầu tìm hiểu kiến thức. 
2. Hình thành kiến thức
Căn lề ô tính
Mục tiêu: HS biết thao tác định dạng căn lề ô tính
Phương tiện: Phòng máy tính, máy chiếu (chưa sử dụng SGK), phiếu học tập, bảng nhóm.
Kỷ thuật dạy học: thực hành trải nghiệm, thảo luận nhóm (4 em).
Sản phẩm của học sinh: Là các thao tác định dạng căn lề ô tính được ghi vào vở (Hoặc phiếu học tập).
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Giao nhiệm vụ (Trình chiếu hoặc phát phiếu học tập chứa các nhiệm vụ):
? Mở tệp “bảng điểm.xls” trên máy lên, bôi đen cột họ tên
? Bấm chuột vào các biểu tượng và quan sát hiệu ứng thay đổi trên cột Họ tên. (Hình vẽ của biểu tượng, GV không giới thiệu trên phần mềm)
? Chọn ô (bôi đen) C2 và C3 và bấm vào nút lệnh trên thanh thanh công cụ và quan sát kết quả. Lặp lại với các ô A2 với A3; B2 với B3; D2 đến H2; I2 với I3. Cho biết chức năng nút lệnh đó làm gì?
- Ghi kết quả vào phiếu học tập số 1, thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm
+ Dự kiến tình huống: Có thể HS chưa chọn được hai hay nhiều ô tính; HS có thể gặp khó khăn đối với phần mềm bảng tính phiên bản mới; một số thanh công cụ bị ẩn.
+ Trong quá trình HS trải nghiệm, GV theo dõi quá trình và hỗ trợ kịp thời
+ Dự kiến thời gian hoàn thành: 7-10 phút
+ Hs luân phiên thực hành trên máy theo các nhiệm vụ trên.
+ Thảo luận với bạn;
+ Ghi lại các bước để thực hiện các thao tác có trong nhiệm vụ được giao 
+ HS phải tự khám phá để tìm ra các bước thực hiện các thao tác định dạng
+ Phiếu học tập có ghi đầy đủ các bước để thực hiện định dạng căn lề ô tính, tách gộp ô tính
+ Bảng kết quả nhóm
Bước 2: Báo cáo và đánh giá kết quả
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Chọn 2-3 nhóm học sinh trình bày sản phẩm (chọn nhóm HS trình bày theo thứ theo thứ tự thấp đến cao của việc hoàn thành sp để hs từng bước phát hiện những sai lầm của bạn và bổ sung thêm kiến thức của các nhóm).
+ Yêu cầu tất cả học sinh: Các em hãy theo dõi bạn trình bày và cho thầy biết bạn trình bày đúng hay sai, thiếu chỗ nào?
+ Dự kiến tình huống: 
Bài tốt nhất vẫn chưa hoàn thiện, GV có thể bổ sung thêm các thao tác học sinh chưa làm được.
+ Dự kiến thời gian: 10 phút
+ Yêu cầu HS mở SGK và đối chiếu cách định dạng ký tự có trong sách với cách định dạng mà HS đã trải nghiệm
+ Dự kiến tính huống: các bước được trình bày trong sách khác với trên phần mềm. GV giải thích lý do là phiên bản (hoặc phần mềm Excel) đang sử dụng và mới hơn (hoặc khác) với PM Excel được trình bày trong sách. Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm.
+ Yêu cầu HS đánh giá mức độ hoàn thành của từng sản phẩm.
+ Dự kiến tình huống: 1 nhóm chưa hoàn thành, 2 nhóm hoàn thành tốt. GV nói: Các em ạ, buổi học hôm nay, nhóm A thực hành chưa thật tốt, thầy đề nghị nhóm A về nhà cố gằng tìm hiểu thêm để hoàn thiện sản phẩm. Qua theo dõi, thầy thấy nhóm B và nhóm C rất tích cực và có sản phẩm khá tốt. Thầy thống nhất với cả lớp cho nhóm B 8 điểm, nhóm C 9 điểm.
Báo cáo và nhận xét : Quan sát trên màn hình máy chiếu và đối chiếu với sản phẩm của nhóm mình để phát hiện sai sót và bổ sung
+ Đối chiếu để phát hiện sai (hoặc khác)
+ Phát biểu chính kiến của bản thân đối với mức độ hoàn thành
+ Phát hiện được sai sót của nhóm bạn (nếu có)
+ Đề xuất được một số điều chỉnh
+ Nhằm chính xác hóa và khắc sâu kiến thức.
+ HS đánh giá được sản phẩm của nhóm khác
A: 5/10
B: 8/10
C: 9/10
+ Khuyến khích HS tự giác, tích cực học tập những nội dung tiếp theo
2.2 Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số
a. Mục tiêu: HS biết cách thao tác tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu kiểu số.
b. Phương tiện: Phòng máy tính, máy chiếu, phiếu học tập số 2
c. Phương pháp: Thực hành trải nghiệm, thảo luận cặp đôi.
d. Sản phẩm học sinh: Phiếu học tập ghi bác bước tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số
e. Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Chiếu một bảng tính mẫu lên bảng (hướng đích cho HS)
+ Yêu cầu HS: 
? Em hãy quan sát các cột điểm của bảng tính, và cho biết có sự khác nhau gì về hình thức biểu diễn giá trị?
? Hỏi: Em có thể thực hiện thao tác để cột điểm môn Tin có hình thức biểu diễn như cột Toán hay không?
+ Mở trang tính “BẢNG ĐIỂM.XLS” ra và thực hiện:
? Bôi đen cột điểm môn Sinh, chọn nút lệnh và quan sát kết quả?
? Bôi đen cột điểm TBC và chọn nút lệnh và quan sát kết quả.
? Ghi vào phiếu học tập chức năng hai nút lệnh trên
+ Dự kiến tình huống: Có thể HS không tìm thấy nút lệnh hoặc không biết chức năng của hai nút lệnh.
+ Dự kiến thời gian: 4 phút
+ Quan sát bảng tính.
+ Thảo luận để tìm ra những khác biệt 
+ Thực hiện nhiệm vụ
+ Biết các nhiệm vụ chính cần phải tiến hành
+ Phát hiện vấn đề mới mà kiến thức cũ không giải quyết được
+ Hứng thú tìm hiểu kiến thức mới
+ Phiếu học tập ghi các nội dung tìm hiểu được
Bước 2: Báo cáo và đánh giá kết quả (Tương tự như trên)
HĐ của GV
HĐ của HS
Mục tiêu và sản phẩm hướng tới
+ Chọn 2-3 nhóm học sinh lên trình bày sản phẩm thực hành của nhóm 
+ Yêu cầu tất cả học sinh: Các em hãy theo dõi bạn trình bày và nhận xét?
+ Dự kiến tình huống: 2 nhóm chưa hoàn thành, 1 nhóm hoàn thành tốt. GV chốt kiến thức và nói: Các em ạ, buổi học hôm nay, nhóm A và B chưa hoàn thành sản phẩm, thầy đề nghị nhóm A và B về nhà làm lại để hoàn thiện sản phẩm. Qua theo dõi, thầy thấy nhóm C rất tích cực và có sản phẩm khá tốt. Thầy thống nhất với cả lớp cho nhóm C 8 điểm.
+ Dự kiến thời gian: 5-8 phút
+ Báo cáo và nhận xét, đánh giá các nhóm
+ Hs nghe và ghi vở nội dung bài học
+ Phát hiện được thiếu sót của nhóm bạn (nếu có)
+ Đề xuất được một số bổ sung
+ HS đánh giá được sản phẩm của nhóm khác
A: 5/10
B: 5/10
C: 8/10
+ Khuyến khích HS tự giác, tích cực học tập những nội dung tiếp theo
3. Củng cố kiến thức: Dự kiến 5-7 phút
- Tổ chức hoạt động vấn đáp trắc nghiệm khách quan
- HS hoạt động toàn lớp
+ Câu hỏi 1: Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây khi nói về căn lề trong ô tính?
A. Để căn thẳng mép trái ô, ta chọn ô cần định dạng, rồi nháy vào nút 
B. Để căn thẳng mép phải ô, ta chọn ô cần định dạng, rồi nháy vào nút 
C. Để căn thẳng giữa ô, ta chọn ô cần định dạng, rồi nháy vào nút 
D. Để căn thẳng mép trái ô, ta chọn ô cần định dạng, rồi nháy vào nút 
à Đáp án D
+ Câu hỏi 2: Nút lệnh nào sau đây cho phép tách hoặc gộp ô tính?
A. Nút lệnh 
B. Nút lệnh 
C. Nút lệnh 
à Đáp án B
4. Dặn dò về nhà: dự kiến 3-5 phút
- Tìm hiểu thêm các nút lệnh trong dải lệnh Home như: 
- Thực hành lại các thao tác đã học nếu có máy tính ở nhà
- Làm bài tập ở SGK; chuẩn bị nội dung bài thực hành 6/SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 7 Tiet 36 Bai 6 Dinh dang trang tinh_12224775.doc