Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản - Lê Thị Thúy - Trường THCS Nguyễn Du

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Biết được chức năng của hai phím Backspace và Delete.

 - Biết chèn nội dung vào văn bản.

 - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản và nắm được thao tác chọn phần văn bản.

 2. Kĩ năng:

- Sử dụng hai phím Backspace và Delete để xóa nội dung trong văn bản.

- Thực hiện được thao tác chèn thêm nội dung vào văn bản.

- Chọn được phần văn bản.

 3. Thái độ:

 - Thấy được lợi ích của việc soạn thảo văn bản trên máy tính.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, quan sát trực quan.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Một số bài tập, máy chiếu, máy tính, giáo án.

2. Học sinh: Kiến thức cũ, đồ dùng học tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Giáo viên ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài học.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản - Lê Thị Thúy - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết: 43
NS: 16/01/2015
ND: 19/01/2015
BÀI 15
CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	- Biết được chức năng của hai phím Backspace và Delete.
 - Biết chèn nội dung vào văn bản.
	- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản và nắm được thao tác chọn phần văn bản.
	2. Kĩ năng:
- Sử dụng hai phím Backspace và Delete để xóa nội dung trong văn bản.
- Thực hiện được thao tác chèn thêm nội dung vào văn bản.
- Chọn được phần văn bản.
	3. Thái độ:
	- Thấy được lợi ích của việc soạn thảo văn bản trên máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, quan sát trực quan..
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Một số bài tập, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Học sinh: Kiến thức cũ, đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Giáo viên ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: Lồng trong bài học.
 3. Vào bài - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
- Gv chiếu và phát nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại cho học sinh đọc.
“Vịt và Mèo
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Vịt đang cố sức tập chạy. Một con Mèo thấy thế liền mỉa mai:
 	- Chậm như Vịt mà cũng đòi tập chạy.
 Vịt đáp:
 - Anh đừng giễu tôi!
 Mèo ngạc nhiên:
	- Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó!
Vịt không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố sức chạy thật nhanh.
	Mèo nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà vội, Vịt gần tới đích, mình phóng cũng vừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
 	Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Vịt đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Vịt đã tới đích trước nó.”
- Gv gọi một Hs đứng lên đọc nội dung câu truyện ngụ ngôn do bạn An nhớ và viết lại.
Hỏi: Em có nhận xét gì về câu truyện ngụ ngôn của bạn An viết lại?
Hỏi: Vậy tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn đó là gì?
- Gv nhận xét. Như vậy bạn An đã nhớ sai tên nhân vật Rùa là Vịt và Thỏ là Mèo, em hãy giúp bạn An sửa lại tên hai nhân vật ở câu truyện cho đúng. 
Hỏi: Ngoài việc sai tên nhân vật trong truyện, bạn An còn có chỗ nào viết sai so với câu truyện gốc không?
- Gv chiếu nội dung câu truyện Rùa và Thỏ cho học sinh so sánh.
- Gv yêu cầu Hs sửa lại câu truyện của bạn An cho đúng với câu truyện gốc.
Hỏi: Em có nhận xét gì về văn bản được viết trên giấy sau khi chỉnh sửa?
- Gv dẫn dắt: Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của việc soạn thảo trên giấy. Với máy tính chúng ta không bao giờ phải lo lắng đến vấn đề trên, chúng ta có thể thoải mái chỉnh sửa văn bản mà không để lại một dấu vết gì? Vậy chỉnh sửa văn bản trên máy tính như thế nào các em sẽ được tìm hiểu ở bài học hôm nay “CHỈNH SỬA VĂN BẢN”
- Học sinh đọc.
- Bạn An đã nhớ sai tên hai nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
- Là Rùa và Thỏ.
- Hs thực hiện sửa trên phiếu học tập.
- Bạn An viết thiếu. “Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?” ở sau “Anh đừng giễu tôi!” và dư “Nó bực mình quay ra cãi nhau với Vịt” ở cuối câu truyện.
- Hs thực hiện chỉnh sửa trên phiếu học tập.
- Văn bản sau khi chỉnh sửa nhìn lem nhem và xấu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thao tác xóa và chèn thêm văn bản.
Hỏi: Để xóa các kí tự (chữ) trên giấy em sử dụng công cụ nào để xóa?
Hỏi: Để xóa kí tự (văn bản) trên phần mềm soạn thảo văn bản sử dụng công cụ gì để xóa? 
- Gv trình chiếu hình ảnh bàn phím máy tính.
Hỏi: Phím nào trên bàn phím dùng để xóa kí tự?
- Gv nhận xét (nếu Hs không chỉ ra được Gv có thể chỉ cho Hs biết)
- Gv chiếu hình ảnh bàn phím của máy tính xách tay và chỉ ra vị trí của 2 phím Backspace và Delete trên bàn phím.
- Gv thực hiện xóa kí tự bằng hai phím Backspace và Delete trên máy tính.
- Gv gọi Hs lên bảng chỉnh sửa văn bản Vịt và Mèo.
- Gv chiếu bài tập (câu đố) 
CÂU ĐỐ
 Tôi là con vật đồng xanh
Giúp người làm ruộng quẩn quanh cấy cày
 Nửa mình trên chặt thẳng tay
 Một châu xuất hiện ở ngay bản đồ.
(đó là chữ gì)
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại chức năng của hai phím Backspace và Delete thông qua câu trả lời của câu đố.
Dùng phím Backspace
âu
Trâu
Trâu
Dùng phím Delete
Hỏi: Để xóa kí tự trong văn bản sử dụng phím nào?
- Gv chốt kiến thức.
- Gv dẫn dắt: Đối với những kí tự viết sai chúng ta sử dụng một trong hai phím Backspace hoặc Delete để xóa, vậy với những kí tự (đoạn văn bản) viết còn thiếu ta thêm vào văn bản như thế nào? => b
Hỏi: Ở phần đầu các em đã thêm nội dung còn thiếu vào câu truyên của bạn An như thế nào?
- Gv: Để chèn thêm văn bản trên máy tính cũng vậy, em đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí viết còn thiếu và gõ nội dung còn thiếu vào từ bàn phím.
- Gv hướng dẫn trên máy tính.
- Gv cho Hs làm bài tập:
Bài tập 1: Em hãy tìm các chỗ viết còn thiếu và sửa lại cho đúng?
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ 
Thân lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi.
Bài tập 2: Em hãy tìm các lỗi trong văn bản sau và sửa lại cho đúng?
 Buổi sớn nắng sáng. Nhửng cánh buồm lâu trên biển được nắng triếu vào hồng dực lên như đàn bướm múa lượn trời xanh.
 lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
 lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Hỏi: Mỗi lần nhấn phím Delete hoặc Backspace em thấy xóa được mấy kí tự?
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs.
- Gv dẫn dắt: Như vậy, nếu chỉ sử dụng Backspace và Delete thì việc xóa những phần văn bản lớn sẽ rất mất thời gian. Để xóa phần văn bản lớn, ta có thể đánh dấu phần văn bản cần xóa (gồm nhiều từ, nhiều dòng, nhiều đoạn lớn) rồi nhấn một lần Backspace hay Delete để xóa. Vậy đánh dấu (chọn) phần văn bản như thế nào =>2
- Sử dụng viết xóa, giấy dán và bút.
- Sử dụng bàn phím.
- Hs lên bảng chỉ ra 2 phím dùng để xóa 
- Hs quan sát, ghi nhớ.
- Hs quan sát => chức năng của 2 phím Backspace và Delete
- Hs thực hiện.
- Trâu – âu.
- Để xóa kí tự trong văn bản ta dùng một trong hai phím Backspace hoặc Delete.
- Đặt viết tại chỗ nội dung còn thiếu và viết thêm nội dung vào.
- Hs quan sát.
- Hs tìm ra chỗ viết còn thiếu, học sinh khác lên bảng thực hiện chèn thêm nội dung còn thiếu vào văn bản.
- Các lỗi sai: sớn, Nhửng, lâu, triếu, dực, lại và thừa đoạn “lại đến  rắc lên”
- Hs lên bảng thực hiện.
- Mỗi lần nhấn một trong hai phím trên ta xóa được một kí tự
1. Xóa và chèn thêm văn bản.
a) Xóa văn bản.
- Để xóa kí tự trong văn bản ta dùng một trong hai phím Backspace hoặc Delete.
b) Chèn thêm văn bản.
Hoạt động 2: Chọn phần văn bản
Hỏi: Khi nào cần chọn phần văn bản?
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs và chiếu nguyên tắc chọn phần văn bản.
- Gv hướng dẫn Hs thao tác chọn phần văn bản bằng hai cách (trên máy tính)
- Muốn hủy phần văn bản vừa chọn ta chỉ cần nháy chuột trái ra ngoài vùng đã chọn. 
- Gv yêu cầu Hs lên thực hiện chọn phần văn bản bị dư ở câu truyện Rùa và Thỏ.rồi xóa phần văn bản đó..
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại thao tácchọn phần văn bản.
- Gv: Chẳng may trong quá trình xóa các em lại xóa nhầm một đoạn văn bản khác các em làm như thế nào? => Gv giới thiệu hai nút lệnh Undo và Redo
- Nút lệnh Undo và Redo chỉ sử dụng được khi các thao tác thực hiện trước đó chưa được lưu lại. => Chú ý
- Khi muốn thực hiện một thao tác như xóa, chuyển vị trí hay thay đổi cách trình bày.
- Hs quan sát.
- Hs quan sát, ghi nhớ.
- Hs lên thực hiện.
- Hs nhắc lại, ghi bài.
- Hs quan sát
2. Chọn phần văn bản.
4. Củng cố:
Bài tập 1: Nêu sự giống và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace?
Bài tập 2: Muốn chọn một phần văn bản em phải:
A. Kéo thả chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn;
B. Kéo thả chuột từ vị trí cuối đến vị trí bắt đầu phần văn bản cần chọn;
C. Đặt con trỏ soạn vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift, đưa con trỏ đến vị trí cuối và nháy chuột; 
D. Tất cả đều đúng
Bài tập 3: Vô tình em đã xóa một phần nội dung văn bản, em có thể khôi phục lại nội dung đã bị xóa bằng cách nháy nút lệnh Undo 
A. Đúng
B. Sai
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, xem tiếp phần còn lại.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Chỉnh sửa văn bản - Lê Thị Thúy - Trường THCS Nguyễn Du.doc